Trước tiên phải xem việc gắn chip lên thẻ CCCD có đúng luật, có được quy định trong luật hay Hiến pháp… Hơn nữa, văn hóa nhận thức của người dân khi gắn chip sẽ phản ứng như thế nào, họ có đồng ý hay không, phải hỏi ý kiến người dân trước khi làm việc này. Trong Hiến pháp có nêu về quyền cá nhân, quyền riêng tư được bảo vệ.Không ai được xâm phạm những bí mật cá nhân, trừ khi người đó là nghi can hoặc kẻ phạm tội.
PGS-TS Nguyễn Ái Việt (nguyên Viện Trưởng Viện Công Nghệ Thông Tin Đại Học Quốc Gia Hà Nội)
G.S Hidematsu Hiyoshi liệt kê những “thủ đoạn” mà Mao Trạch Đông dùng để khống chế Trung Hoa Lục Địa: hộ khẩu, tem phiếu, lí lịch … Theo ông:
“Chế độ hộ khẩu kiểu Trung Quốc phân tách thành thị và nông thôn. Nông dân suốt đời bị cầm cố ở nông thôn, các hộ dân quê không có cách nào để dời lên thành phố. Không có hộ khẩu thành phố thì không có chỗ làm, không có hộ khẩu thành phố thì không có phân phối lương thực, không có hộ khẩu thành phố không những không làm được bất cứ việc gì mà chính ra là không thể sinh tồn.
Dân thành phố cũng bị cầm cố tại chính nơi cư trú của mình. Việc chuyển chỗ ở giữa các thành phố cũng vì chế độ hộ khẩu mà chịu sự khống chế hoàn toàn…” [“Cách Mạng Văn Hóa” Rốt Cuộc Là Tội Của Ai : Thảo Luận Với Mao Vu Thức Tiên Sinh. (“文革”究竟誰之罪:與茅于軾先生商榷”) bản dịch của Lê Thời Tân tạp chí thế Giới Mới, số 14-2013 (1031) ngày 22-4-2013].
Hoá ra cái sổ hộ khẩu có nguồn gốc ở tuốt bên Tầu lận. Chính bác Hồ là người đã mang nó về nước ta và “cấp phát” đồng đều cho tất cả mọi nhà. Công ơn của Người, tiếc thay, đã không được toàn dân thừa nhận mà còn bị lắm kẻ lên tiếng bỉ bôi hay chê trách:
Ơ hay, mấy người ăn nói thế hồ đồ đến thế mà nghe được à? Thế không có sổ hộ khẩu thì quản lý dân chúng cách nào? Khai tạm vắng, tạm trú làm sao? Đi đứng linh tinh, ăn ở lung tung (cứ y như ở những xã hội tư bản thốit nát) có mà loạn à?
May mà bà CTQH vừa mới lỡ lời thì ông Phó Chủ Tịch Quốc Hội Uông Chu Lưu đã vội vàng lên tiếng, và cải chính kịp thời: “Việc bỏ hộ khẩu giấy không phải là bỏ quản lý dân cư, mà chỉ thay thế bằng phương thức quản lý mã số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cư trú.”
Oh! Thì ra thế. Nhờ vào kỹ thuật tân tiến của Thời Đại Công Nghiệp 4.0 nên chính phủ thay đổi cách quản lý cho hiệu quả hơn mà không cần đến sổ sách giấy tờ lôi thôi như trước nữa, chứ nhà nước công an (trị) ở ta thì có bao giờ mà “lơ là” trong việc kiểm soát nhân dân.
Vậy mà không ít qúi anh qúi chị đã hí hửng mừng thầm! Hồi giữa thế kỷ trước cũng thế. Cũng nhiều ông, nhiều bà đã từng mừng hụt vì tưởng … cách mạng thành công thì mọi người sẽ được Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Tưởng thế là tưởng bở và tưởng năng thối – theo như nhận xét của một vị cựu chiến binh:
“Không có tự do dân chủ thì thân phận dân tộc ta chẳng khác lũ chim cảnh được chuyển từ cái lồng sắt đen sì của chế độ thuộc địa sang cái lồng sơn son thiếp vàng lòe loẹt của chủ nghĩa xã hội. Ngạn ngữ có câu ‘cái lồng đẹp không nuôi sống được con chim!’ Chẳng lẽ cả dân tộc đi xuyên suốt một chặng đường máu lửa để chỉ đổi được từ cái lồng này sang một cái lồng khác hay sao?” (Vũ Cao Quận. “Một Nền Dân Chủ Nhọc Nhằn.” Gửi Lại Trước Khi Về Cõi. Tiếng Quê Hương: Hoa Kỳ 2006, 125).
Được thế thì đã phúc!
Đẹp chưa chắc đã tốt. So với “cái lồng sơn son thiếp vàng lòe loẹt của chủ nghĩa xã hội” thì “cái lồng sắt đen xì của chế độ thuộc địa” rộng rãi và thoải mái hơn nhiều. “Phương thức quản lý mã số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cư trú” cũng thế. Xem thì có vẻ giản tiện và văn minh hơn thật nhưng e người dân không chắc sẽ được “dễ thở” hơn tí nào đâu.
Cũng liên quan đến vấn đề “quản lý”, báo Nhân Dân (số ra ngày 22 tháng 8 năm 2020) vừa hân hoan thông báo: “Bộ Công An sẵn sàng cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử.” Chỉ mới “sẵn sàng” thôi, chứ chưa cấp thật mà khối người đã rẫy nẩy đỉa phải vôi:
Cùng lúc, cũng có đôi ba ý kiến rất lạc quan:
Nghe thì cũng “đơn giản” thật nhưng một xứ sở theo chính sách công an trị, nơi mà kẻ nắm quyền chúi mũi vào khắp mọi nơi (tu viện, chùa chiền, thánh thất, giáo đường, giường chiếu, thùng rác, bao cao su đã qua xử dụng) thì người dân luôn cảm thấy nghi ngại và bất an là chuyện tất nhiên. Hơn hai phần ba thế kỷ qua, chế độ toàn trị và bạo ngược hiện hành ở Việt Nam chưa hề mang lại an bình hay phúc lợi cho bất cứ ai (ngoài đám lãnh đạo) nên cứ “yên tâm đi” và “đừng lo lắng quá” e không phải là thái độ tương thích để có thể sống còn ở cái đất nước khốn nạn này.
Bài bình luận gần đây