You are here

Tô Lâm và Bộ công an đang tập trung quyền lực để làm gì?

Ảnh của nguyenvandai

Trước khi nói về Tô Lâm, tôi sẽ so sánh một số lĩnh vực dịch vụ hành chính ở các nước dân chủ văn minh với chế độ CS tại VN để mọi người dễ hiểu.

Trong các nền chính trị dân chủ văn minh thì các lĩnh vực dịch vụ hành chính phục vụ đời sống của Nhân dân đều được giao cho các cơ quan dân sự hoặc xã hội hóa để người dan và doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ.


Các loại dịch vụ hành chính như: Cấp hộ chiếu, chứng minh thư, thẻ căn cước công dân, lí lịch tư pháp, giấy phép lái xe, giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy nổ, quản lý trại tạm giam, trại giam

Cơ quan cảnh sát, an ninh bị nghiêm cấm làm các loại dịch vụ hành chính nêu trên. Nhiệm vụ của các cơ quan trên chỉ là bảo vệ trật tự pháp luật, an toàn, an ninh xã hội, bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của Nhân dân.

Các loại dịch vụ hành chính đó như hộ chiếu thì do Bộ ngoại giao hoặc cơ quan hành chính cấp thành phố; Chứng minh thư hay thẻ căn cước công dân thì do cơ quan hành chính cấp quận cấp và do Bộ tư pháp quản lý; giấy phép lái xe được xã hội hóa cho các công ty tư nhân thực hiện và do Bộ giao thông vận tài hay cơ quan hành chính quản lý; giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy nổ cũng tương tự như vậy. Bộ tư pháp quản lý các trại tạm giam, trại giam,..

Tại sao Hiến pháp và luật pháp của các nước dân chủ văn minh lại không cho phép Cơ quan cảnh sát, an ninh làm các loại dịch vụ hành chính công?

Thứ nhất, lực lượng cảnh sát, an ninh là lực lượng vũ trang chuyên biệt với nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, an toàn, an ninh xã hội, sức khỏe, tính mạng, tài sản của Nhân dân. Lực lượng này cần có hình ảnh nghiêm trang, nghiêm túc trước Nhân dân;

Thứ hai, tránh cho các lực lượng an ninh, cảnh sát tiếp xúc với người dân trong lĩnh vực dịch vụ sẽ gây nên những bức xúc, thậm trí là tiêu cực phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ cho người dân.

Trong chế độ CSVN thì gần như ngược lại hoàn toàn.

Bộ CA thâu tóm hầu hết các loại dịch vụ hành chính công như: Cấp hộ chiếu, chứng minh thư, thẻ căn cước công dân, hộ khẩu, lí lịch tư pháp, giấy phép lái xe, giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy nổ, quản lý các trại tạm giam, trại giam,…

Từ năm 2001, thì Bộ công an đã chuyển giao chức năng sát hạch và cấp giấy phép lái xe sang Bộ Giao thông vân tải. Bộ này cũng đã tiến hành xã hội hóa với sự tham gia của hàng nghìn doanh nghiệp trên khắp cả nước.

Các thủ tục học, đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe đã diễn ra thuận lợi cho người dân trong gần 20 năm qua.

Nhưng trong dự thảo mới nhất của luật quản lý giao thông đường bộ, Tô Lâm và Bộ công an đã gây áp lực để Bộ GTVT và Bộ Tư pháp đồng ý để chuyển dịch vụ sát hạch và cấp giấy phép lái xe trở lại Bộ công an.

Tương tự với các lĩnh vực quản lý trại tạm giam, trại giam, quản lý dữ liệu công dân, cấp , đổi chứng minh thư, thẻ căn cước công dân. Trước đây trong chương trình cải cách tư pháp với sự tham vấn của quốc tế thì các lĩnh vực trên sẽ được chuyển về Bộ Tư pháp.

Nhưng Bộ công an với sức mạnh của mình, đã phản đối và cương quyết giữ lại.

Tại sao Tô Lâm và Bộ công an muốn đòi lại quyền sát hạch và cấp giấy phép lái xe cũng như giữ lại các lĩnh vực dịch vụ hành chính khác?

Cũng giống như các lĩnh vực quản lý trại tạm giam, trại giam, quản lý dữ liệu công dân, cấp , đổi chứng minh thư, thẻ căn cước công dân,… Tất cả vì những lý do sau:

Thứ nhất, đó là nguồn ngân sách cấp cho việc xây sửa trụ sở, nhân sự, kinh phí làm việc,… đây là cơ hội để các quan chức trong ngành công an tham ô, biển thủ,… để làm giàu và mua quan, bán chức.

Thứ hai, đó là việc tuyển nhân sự, sắp xếp các quan chức trong lĩnh vực đó. Đây là cơ hội để bán chức tước, ăn hối lộ trong việc tuyển chọn nhân sự.

Thứ ba, các lĩnh vực dịch vụ này liên quan trực tiếp đến người dân, nên dễ dàng cho các quan chức phụ trách trực tiếp gây khó dễ cho người dân để ăn hối lộ.

Ví dụ trong lĩnh vực cấp, đổi hộ chiếu. Các quan chức an ninh xuất nhập cảnh dễ dàng ăn hối lộ để cấp, đổi hộ chiếu nhanh,… tương tự với chứng minh thư và thẻ căn cước công dân, hộ khẩu,….

Thứ tư, trong việc cấp phép và quản lý các doanh nghiệp đang làm dịch vụ đào tạo lái xe tạo điều kiện cho các quan chức công an nhũng nhiễu, làm tiền các doanh nghiệp,..

Thứ năm, tạo sức mạnh cho ngành công an trong hệ thống chính trị của chế độ cộng sản. Các chuyên gia chính trị gọi đó là nhà nước công an trị hay chế độ công an trị.

Thứ sáu, tạo ra quyền lực, quyền uy của ngành công an với Nhân dân trong các lĩnh vực dịch vụ hành chính. Ngành công an sẽ tạo ra khó khăn với các công dân có quan điểm bất đồng với chế độ cộng sản khi họ có nhu cầu đến dịch vụ hành chính này.

Thứ bảy, tạo ra một lực lượng công an đông đảo trung thành với chế độ cộng sản.

Vậy việc làm trên của Tô Lâm và Bộ công an có gây hậu quả gì cho chính chế độ và người dân?

Thứ nhất, các lực lượng công an, anh ninh phụ trách các lĩnh vực trên thường lạm dụng quyền lực nhũng nhiễu người và doanh nghiệp với mục đích ăn hối lộ. Từ đó gây ra sự bất bình và phẫn nộ của cả người và doanh nghiệp với ngành công an nói riêng và cả chế độ cộng sản nói chung.

Thứ hai, việc bất bình, phẫn nộ của người dân với ngành công an và chế độ CSVN sẽ từng ngày được tích tụ. Đến một lúc nào đó sẽ biến thành những cơn cuồng phong, bão lửa để hủy diệt đảng và chế độ cộng sản Việt Nam.

Theo quan điểm của tôi thì Tô Lâm và Bộ công an đang tập trung quyền lực để thực thi và củng cố chế độ công an trị tại Việt Nam. Mục đích của họ là để bảo vệ và duy trì chế độ độc tài cộng sản.

Nhưng giải pháp này chưa chắc đã bảo vệ và duy trì được chế độ CS mà thậm trí sẽ làm cho cuộc Cách mạng xã hội hay Cách mạng dân chủ sớm diễn ra ở Việt Nam.