Các nhà lý luận của đảng CSVN, các dư luận viên, hay những người ủng hộ hoặc làm tay sai cho đảng CSVN thường lớn tiếng nói rằng đa đảng là chưa phù hợp với VN. Họ đưa ra lí do nếu Việt Nam có đa đảng thì sẽ có một đảng nào đó bị Trung Quốc mua chuộc thì sẽ gây rối loạn đất nước.
Và họ kết luận rằng vì Việt Nam nằm cạnh nước lớn Trung Quốc nên chế độ đa đảng là không phù hợp.
Vậy lý luận của những người bênh vực cho chế độ độc đảng cộng sản có đúng không?
Tôi sẽ phân tích về ưu điểm của chế độ đa đảng và bản chất phản động của chế độ độc đảng CS để quí vị thấy rõ.
Trước hết, chúng ta cùng xem các ưu điểm của đa đảng:
Khi có đa đảng thì hiển nhiên có hệ thống tam quyền phân lập, báo chí tư nhân tự do hay truyền thông độc lập. Và đó là cơ chế giám sát trong một thể chế chính trị dân chủ.
Hệ thống tam quyền phân lập tạo ra sư cân bằng quyền lực, giám sát quyền lực lẫn nhau giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Báo chí tự do hay truyền thông độc lập là lực lượng quyền lực thứ tư của Nhân dân để giám sát hệ thống tam quyền phân lập và giám sát luôn các đảng phái chính trị.
Các đảng phái chính giám sát lẫn nhau. Các đảng đối lập giám sát đảng cầm quyền.
Nhân dân là những trọng tài công bằng và khách quan nhất trong mỗi kỳ bầu cử để chọn ra người lãnh đạo đất nước, đảng cầm quyền.
Việc tranh cử của các đảng chính trị, các ứng cử viên độc lập được diễn ra công khai và minh bạch trước sự giám sát của truyền thông, các cơ quan pháp luật và Nhân dân.
Không một cá nhân hay đảng chính trị nào có thể thao túng được chính trị của đất nước.
Đó là một vài lợi điểm của chế độ chính trị dân chủ đa đảng.
Trong chế độ chính trị độc đảng cộng sản tại Việt Nam. Tuy là chế độ một đảng, nhưng bên trong của đảng CSVN lại có hàng nghìn băng đảng Mafia chính trị, phe nhóm lợi ích được hình thành và tồn tại từ cấp Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương, các bộ ngành, các địa phương từ cấp tỉnh tới thôn bản.
Tại sao lại gọi là Mafia chính trị?
Bởi vì các nhóm quan chức cộng sản từ Bộ chính trị tới các địa phương tranh giành quyền lực chính trị và lợi ích kinh tế với nhau trong bóng tối, quyết liệt với mọi thủ đoạn đê tiện và hèn hạ nhất. Thậm trí có thể hạ sát lẫn nhau.
Các băng đảng Mafia chính trị, phe nhóm lợi ích chúng cấu kết với nhau theo ngành dọc, theo ngành ngang, từ trung ương tới địa phương để đấu đá với nhau trong bóng tối để tranh giành quyền lực chính trị và các lợi ích kinh tế.
Trong Bộ chính trị có gần 20 thành viên, nhưng đều là thủ lĩnh của những băng đảng Mafia chính trị khác nhau trong đảng CSVN.
Mỗi ủy viên BCT thì lại có đàn em nằm trong Ban chấp hành trung ương, rồi chúng lần lượt nằm ở các bộ, các tỉnh, thành phố.
Ở cấp tỉnh, cấp bộ cũng vậy, mỗi tỉnh ủy viên, ủy viên đảng bộ Bộ A, B, C,.. đều có đàn em ở các vụ, các sở ban, ngành,…..
Tương tự như vậy cho tới cấp huyện, xã, thôn,….
Đặc trưng nổ bật của chế độ độc đảng CSVN là các cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực chính trị và các lợi ích kinh tế đều diễn ra trong bóng tối. Báo chí của chế độ không được biết, nếu biết không được đưa tin.
Nhân dân càng không thể giám sát và đương nhiên không có quyền lựa chọn và quyết định người có tài năng, đạo đức đẻ phục vụ Nhân dân.
Trước đây những kẻ thua cuộc trong cuộc đua tranh quyền lực chính trị trong đảng CSVN thường được nghỉ hưu khi sắp đến tuổi hoặc cho ngồi chơi xơi nước chờ nghỉ hưu.
Nhưng trong những nhiệm kỳ gần đây thì những kẻ thua cuộc sẽ phải vào ngồi tù với những bản án tới cả hàng chục năm hay chung thân như Đinh La Thăng và Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn.
Vậy sự nguy hiểm của chế độ độc đảng CSVN với nhiều đa băng đảng Mafia như thế nào?
Thứ nhất, không có sự giám sát của Nhân dân, đảng đối lập và truyền thông độc lập nên đảng cộng sản VN dễ dàng bán lãnh thổ, chủ quyền quốc gia cho Trung cộng như Hiệp định phân định biên giới Việt- Trung năm 1999, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, Hiệp định qua lại biên giới, Thỏa thuận dẫn độ,…
Thứ hai, các cuộc đấu đá, tàn sát lẫn nhau trong nội bộ đảng CSVN sẽ đưa những kẻ cơ hội, bất tài, thủ đoạn độc ác,… lên nắm quyền lực từ trung ương tới địa phương. Như vậy chúng tước đoạt đi quyền và cơ hội của những người có tài năng và đạo đức.
Thứ ba, những kẻ nắm giữ quyền lực dành quá nhiều thời gian để tính toán việc tham nhũng, ăn chơi, đối phó với các đối thủ khác trong đảng. Nên chúng không còn thời gian để suy nghĩ tìm ra những giải pháp tốt nhất xây dựng và phát triển đất nước;
Thứ tư, chúng đặt lợi ích của phe nhóm, của đảng, của chế độ CS lên trên lợi ích của đất nước, của Nhân dân. Chúng sẵn sàng hy sinh lợi ích của đất nước, của Nhân dân vì lợi ích của đảng và chế độ. Ví dụ chính sách đu dây ngoại giao, hay chính sách 4 Không,…
Thứ năm, để bảo vệ quyền lực cai trị tuyệt đối của đảng và chế độ CS đối với đất nước và Nhân dân thì chúng tước đoạt, chà đạp lên các quyền tự do, dân chủ của Nhân dân. Đàn áp, sách nhiễu, bắt cầm tù những người dám đứng lên đấu tranh cho nhân quyền và tự do dân chủ.
Thứ sáu, tham nhũng là lý tưởng, mục đích, lẽ sống, bản chất của quan chức, chế độ CSVN. Nên chúng tìm mọi cách để vơ vét nhiều nhất có thể để làm giàu và nuôi dưỡng bang đảng, phe nhóm của chúng trong đảng. Tham nhũng của chế độ CSVN làm mất đi ít 30% nguồn lực của quốc gia mỗi năm.
Qua sự so sánh và phân tích trên cho chúng ta thấy xu thế tất yếu trong việc đấu tranh để chuyển đổi từ chế độ độc đảng CS lạc hậu, phản động sang xây dựng chế độ dân chủ đa đảng mang tính ưu việt ở Việt Nam.
Mọi vấn đề đều nằm trong tay, quyền quyết định của đa số Nhân dân, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam. Chúng ta không thể thụ động ngồi chờ vào sự đấu tranh, hy sinh của một vài người, vài tổ chức. Khi mà toàn thể thế hệ trẻ Việt Nam hiểu được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với đất nước, với tương lai của chính mình và mong muốn, khát khao được thể hiện tài năng của bản thân. Chúng ta sẽ cùng nhau đoàn kết, hợp tác đứng lên cùng đấu tranh thay đổi đất nước.
Chắc chắn chúng ta sẽ thành công.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Bài bình luận gần đây