“Cái địt cụ nhà mày, nó có chiếm thì nó chiếm 2 cái đảo đéo có người. Chứ nó có chiếm nước này để nó phải nuôi 90 triệu dân của mày hả? Tao hỏi mày ví dụ …Campuchia nó xin sát nhập vào vn, vn có dám cho Campuchia sát nhập không hả? Bố lại khóa con mẹ mày mõm bây giờ địt bố cái thằng khố rách áo ôm kia một tháng đi làm đã chắc kiếm đươc 1 trăm củ chưa mà đòi bàn chuyện chính trị hả?”
Trên đây là nguyên văn một status của nhạc sĩ Duy Mạnh, người sở hữu trang Facebook có hàng chục ngàn người follow. Với những lời lẽ cực kỳ dơ bẩn và phản quốc như vậy trách sao mấy ngày vừa qua Facebook Việt Nam lem luốc tới mức người ta không dám xem những phản hồi của người khác về tay ca sĩ này.
Tự điển Việt Nam có từ nào miệt thị nhất đều được dùng để tỏ sự căm ghét của người dùng Facebook đối với Duy Mạnh về cái mà họ gọi là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng Facebook đó. Ông Simon Harari - Giám đốc phụ trách chính sách nội dung Facebook châu Á - Thái Bình Dương, đã công bố bộ tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook và khẳng định các bài viết vi phạm sẽ bị gỡ bỏ.
Theo ông Simon Harari thì hiện nay tổng cộng có 9 chính sách trong Tiêu chuẩn cộng đồng, đó là: ảnh khỏa thân người lớn và hoạt động tình dục, bắt nạt và quấy rối, ảnh khỏa thân trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em, tài khoản giả, ngôn từ gây thù ghét, hàng hóa bị kiểm soát, spam, hoạt động tuyên truyền khủng bố toàn cầu, nội dung bạo lực và phản cảm. Tất cả các bài viết có liên quan đến các chủ đề này, sẽ bị gỡ bỏ khỏi nền tảng Facebook.
Rõ ràng ngôn từ của Duy Mạnh sử dụng trong status của anh ta là “gây thù ghét và phản cảm” thế nhưng đã gần một tuần lễ trôi qua những dòng chữ này vẫn ngang nhiên tồn tại như một thách thức của Facebook đối với cộng đồng người dùng nó.
Tại Việt Nam không ít trường hợp chỉ một phát biểu ngắn tuy vô hại và không dính tới Tiêu chuẩn cộng đồng mà Facebook đưa ra nhưng không có lợi cho chính quyền đều bị Facebook cấm cửa.
Về phần chính quyền đã tỏ ra khá nhanh nhạy trong việc kiểm soát trên Facebook. Bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động cho quỹ 50 ngàn giúp tù nhân lương tâm cho BBC biết đã ít nhất sáu lần bị "mời lên phường", trong đó bốn lần do nội dung bà viết trên Facebook. Facebooker Võ Phương Thuận bị mời lên Trụ sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Long An làm việc do "đăng bài viết trên mạng xã hội có dấu hiệu vi phạm pháp luật". Nguyễn Hữu Quốc Duy, bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt vì lý do mà gia đình được nói là 'tuyên truyền chống phá Nhà nước' trên mạng xã hội.
Ông Phạm Văn Điệp, cư ngụ ở Thanh Hoá bị Cơ Quan An Ninh Điều Tra Công An tỉnh Thanh Hóa bắt tạm giam 4 tháng vì bị cáo buộc “dùng Facebook chống phá đảng, nhà nước.” Facebook Chương May Mắn ở Cần Thơ cũng bị cơ quan công an tạm giữ hình sự vì đăng tải thông tin xuyên tạc vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội.
Người ta kỳ vọng vào phàn ứng mạnh mẽ của chính quyền khi Duy Mạnh công khai nguyền rủa và miệt thị những ai lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo, tuy nhiên ít người chú ý đến một sự thật là từ năm 2015 đến nay vấn đề bênh vực Trung Quốc không còn là cấm kỵ nữa, nó được rỉ tai, tảng lờ và thậm chí khuyến khích âm thầm trong bộ máy cầm quyền.
Năm 2015 Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh cho biết: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc.”
Đại tá-PGS-TS-NGND Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông cho các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội. cho biết “Đối với Trung Quốc hai điều không được quên: họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa.
Phó chủ nhiệm ủy ban biên giới Nguyễn Duy Chiến còn đi xa hơn: "Việc nước bạn Trung Quốc xâm phạm lãnh hải ta, rồi đâm tàu, cắt cáp…Thực chất vấn đề là cách hành xử Bố mẹ dạy con mình. Yêu cho roi, cho vọt. Vậy sao lại bất bình?"
Một sư thầy quốc doanh là ông Thích Chân Quang sau khi tuyên bố “Lý Thường Kiệt hỗn khi đánh Trung Quốc” hiện nay vẫn nhơn nhơn giảng những bài thuyết pháp cho người dân với tôn chỉ thờ phượng Trung Quốc trước khi thờ phượng Đức Phật.
So với các “diễn giả” này thì Duy Mạnh cũng chỉ là con tép tuy ngôn ngữ có chợ búa, mất dạy hơn nhưng nội dung bênh vực Trung Quốc chỉ là “muỗi” so với những cán bộ đảng viên khác từ Phúng Quang Thanh trở xuống.
Cùng lắm Duy Mạnh cũng chỉ là một trong hơn 80 ngàn dư luận viên trên toàn quốc chứ chưa xứng đáng là một thành viên trong lực lượng 47 vốn được Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Đội CSVN, khoe quân đội CSVN gần đây vừa thành lập để chống phá bọn phản động, trong đó có cả bọn chống Trung Quốc. Với hơn 10,000 người được gọi là “Lực Lượng 47,” tức theo “Chỉ Thị 47” làm “hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ”.
Theo bạn, Duy Mạnh thuộc diện nào? Có phải anh ta là khuôn mặt của chính quyền hiện nay hay không?
Bài bình luận gần đây