You are here

Nước Nga đã sai lầm khi chọn Putin?

Ảnh của nguyenvandai

Ngày 1 tháng 7 năm 2020, người dân Nga đã đi bỏ phiếu để thông qua sửa đổi Hiến pháp. 77,9% dân Nga đã đồng ý và điều này mang lại cơ hội cho Putin được tranh cử Tổng thống Nga trong 2 nhiệm kỳ tiếp theo và có cơ hội được giữ ghế Tổng thống Nga tới năm 2036, lúc đó Putin đã 84 tuổi.


Lựa chọn này của người dân Nga là đúng đắn hay sai lầm?

Trước hết xin giới thiệu đôi nét về Putin:

Vla-đi-mia Vla-đi-mia-rô-vích Pu-Tin; sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952, là một chính trị gia người Nga và là cựu Thủ tướng của Liên bang Nga, là Tổng thống thứ hai của Nga từ 7 tháng 5 năm 2000 cho đến 7 tháng 5 năm 2008, là Tổng thống thứ tư của Nga từ 7 tháng 5 năm 2012 cho tới nay . Ông đảm nhiệm chức vụ này thể theo hiến pháp từ ngày 31 tháng 12 năm 1999 sau khi cố tổng thống Boris Yeltsin từ chức.

Yeltsin đã chọn Putin làm thủ tướng thay thế cho Sergei Stepashin vào tháng 8 năm 1999. Putin nhanh chóng được biết đến ở Nga nhờ cuộc xung đột Nga-Chechnya tháng 9 năm 1999 để trả đũa lại Chiến tranh tại Dagestan và Vụ ném bom nhà ở của người Nga. Sau khi các đảng phái thân Putin giành được sự ủng hộ vững chắc trong bầu cử nghị viện 1999, Yeltsin từ chức, Putin trở thành tổng thống lâm thời. Trong cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 2000, ông đứng đầu trong mười ứng cử viên và trở thành tổng thống thứ hai của Liên bang Nga thời kỳ hậu Xô viết.

Do giới hạn hiến pháp (không làm quá 2 nhiệm kỳ Tổng thống Nga liên tục), Putin không thể kéo dài thời gian lãnh đạo sang nhiệm kỳ thứ 3. Sau sự thành công của người kế nhiệm của ông, Dmitry Medvedev, trong cuộc Bầu cử tổng thống Nga, 2008, ông được Medvedev đề cử vào chiếc ghế Thủ tướng Nga và chính thức nhậm chức vào ngày 8 tháng 5 năm 2008. Năm 2012, ông tiếp tục tranh cử Tổng thống, và đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 với 63% số phiếu cử tri. Năm 2018, Putin giành được 77% phiếu bầu tổng thống vào kỳ bầu cử tháng 3 năm 2018, và tiếp tục làm Tổng thống Nga trong nhiệm kỳ sáu năm sẽ kết thúc vào năm 2024.

Thứ hai, tại sao Putin thành công trong 2 nhiệm kỳ đầu làm Tổng thống từ năm 2000 tới 2008? Do tài năng hay do may mắn?

Nước Nga đã phát triển bùng nổ trong hai nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của Putin từ năm 2000 đến năm 2008 nhờ giá dầu và giá các mặt hàng xuất khẩu của nước này tăng cao trong giai đoạn này. Tăng trưởng trung bình hàng năm của Nga trong giai đoạn này lên tới mức 7%.

Nhưng nền kinh tế  Nga bị suy giảm tới 7,9% trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009.

Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cảnh báo rằng nước Nga có nguy cơ đối mặt với tăng trưởng thấp do Điện Kremlin không thực hiện các cải cách trong khi giá dầu vẫn ở mức cao. Ulyukayev đã dự báo mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Nga chỉ khoảng từ 2,5% - 3,0% từ nay cho đến tận năm 2025. Khu vực dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga chiếm tới gần 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 30% tổng thu nhập ngân sách quốc gia. Ngoài ra, bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu ngày càng phình to và chi tiêu quốc gia thiếu hiệu quả cũng là những nhân tố cản trở tới mức tăng trưởng.

Có thể tạm thời kết luận Putin thành công trong hai nhiệm kỳ đầu do may mắn nhờ giá dầu và giá xuất khẩu khoáng sản tăng cao. Bởi vì trong giai đoạn này nước Nga không có thành tựu gì nổi bật về công nghiệp, dịch vụ, du lịch,..

Thư ba, những sai lầm của Putin khi bước sang nhiệm kỳ 3.

Putin đã sai lầm khi chống lại ảnh hưởng của EU và Mỹ thay vì từ bỏ cạnh tranh ảnh hưởng quân sự, ý thức hệ mà chuyển sang hội nhập để trở thành đối tác, bạn bè, tiến tới đồng minh của Mỹ và phương Tây.

Sai lầm thứ nhất: Vào năm 2014, quân đội Nga đã thực hiện một số cuộc xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Ukraine. Sau đó đã sáp nhập Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý, khi mà người dân Crimea bỏ phiếu sáp nhập vùng lãnh thổ này vào Liên bang Nga.

Sau đó, các cuộc biểu tình của các nhóm thân Nga ở vùng Donbass của Ukraine đã leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang giữa chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn tại Donetsk và Lugansk. Các quốc gia phương Tây và các tổ chức như Tổ chức Ân xá quốc tế đã lên án Nga vì những hành động của họ ở Ukraine sau cuộc cách mạng, cáo buộc Nga vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền của Ukraine.

Sai lầm tiếp theo: Vào ngày 30 tháng 9 năm 2015, Tổng thống Putin đã cho phép quân đội Nga can thiệp quân sự vào cuộc Nội chiến Syria.

Nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết tuyên bố rằng cuộc trưng cầu dân ý không hợp lệ, và sự sáp nhập Crimea vào Nga là bất hợp pháp.

Hậu quả của sai lầm:

Cuối 2014, do bị cấm vận, Nga lâm vào cuộc cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc dẫn tới sự suy giảm nhanh chóng giá trị của đồng rúp Nga đối với các đồng tiền khác trong năm 2014 và suy thoái trong nền kinh tế Nga. Hai trong số những yếu tố chính góp phần vào sự suy giảm kinh tế Nga là do việc các nước phương Tây áp đặt trừng phạt kinh tế do sự can thiệp quân sự của Nga ở Ukraina và việc giảm giá của dầu thô, là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nga, giảm giá gần 50% so với mức cao của năm trong tháng 6 năm 2014 đến ngày 16 tháng 12 năm 2014.

Ngay trong năm 2015, mức tăng trưởng GDP của Nga giảm 3,7%. Đây là mức giảm kỷ lục kể từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, theo thời báo tài chính Financial Time . Vào năm 2016, mức lương trung bình của người Nga bị sụt giảm xuống chỉ còn 450 USD một tháng (so với mức 967 USD một tháng vào năm 2013), thấp hơn cả Trung Quốc và Ba Lan. Tỉ lệ người nghèo ở Nga đang có chiều hướng gia tăng, từ 16.1 triệu người sống dưới mức nghèo trong năm 2015 đã nhảy vọt lên con số 19.2 triệu người vào năm 2016. Đồng rúp của Nga cũng liên tục mất giá. Tính đến tháng 3 năm 2016, giá trị của đồng rúp chỉ còn bằng 50% so với thời điểm tháng 7 năm 2014.

Thứ tư, Putin không có thành tựu gì để mang lại nội lực cho nước Nga và cuộc sống hạnh phúc của người dân Nga:

 Một là, lãng phí nguồn lực của nước Nga vào chạy đua vũ trang;

Hai là, lãng phí nguồn lực tài chính và con người để nuôi dưỡng và ủng hộ các chế độ độc tài: Syria, Vênezuela, Iran, Bắc Hàn, Cuba,..

Ba là, Putin đã không xây dựng được 1 tập đoàn công nghiệp hay công nghệ dân sự nào đủ tầm cạnh tranh trên thế giới, ngoại trừ lĩnh vực quốc phòng. Mặc dù Nga có nền giáo dục tiên tiến.

Bốn là, Putin xây các quan hệ đồng minh của Nga đều là các quốc gia độc tài, phi dân chủ và nghèo khó loại trừ Trung Quốc vừa là đồng minh, nhưng cũng vừa là đối thủ.

Thứ năm, bài học cho nước Nga:

Các nước cựu thù của Mỹ như Anh từ xa xưa, Nhật, Đức, Ý sau thế chiến thứ 2, họ đều trở thành bạn bè, đối tác, đồng minh của Mỹ và tất cả các nước bạn bè, đồng minh của Mỹ đều phát triển hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Họ vẫn cạnh tranh bình đẳng với Hoa Kỳ trên mọi phương diện.

Thứ sáu, một nhà lãnh đạo nước Nga thông minh và khôn ngoan nên là:

Một, từ bỏ chính sách đối ngoại, quân sự cạnh tranh ảnh nước với Mỹ và phương Tây

Hai, xây dựng quan hệ đối tác, bạn bè và hướng tới đồng minh với Mỹ và phương Tây

Ba, tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ cho các tập đoàn tư nhân của Nga trong các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ phát triển đủ sức cạnh tranh quốc tế.

Cuối cùng, kết luận: Nước Nga đã sai lầm khi chọn Putin.