You are here

Nhảy lầu: lối thoát công lý của người dân Việt

Ảnh của Gió Bấc

 

 

Năm 2020, lãnh đạo Tòa án Việt Nam đã có chương trình hoành tráng đề cao công lý như đúc tượng đồng cao hàng chục mét, dựng phim tô hồng nghề thẩm phán thì nhiều bị án cả dân sự, hình sự Việt Nam đã tự sát để kêu oan. Mổ bụng, tự thiêu…và phổ biến nhất là nhảy lầu ngay tại pháp đình. Đây là sự oan ức, sự bế tắc đến tận cùng của số phận con người và đồng thời cũng là sự tha hóa, suy đồi đến tận cùng của nền tư pháp.

 

 

Ngày 26-6, trả lời cử tri huyện Đức Hòa, Long An về vụ án Hồ Duy Hải, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thông tin diễn biến vụ việc sau giám đốc Thẩm, vụ án hiện đang được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội xem xét và nhấn mạnh rằng "Chúng ta chưa có cơ sở nói oan hay không oan nhưng nguyên tắc là phải tôn trọng phán quyết của tòa án, xã hội văn minh bao giờ cũng phải tôn trọng phán quyết của tòa án"(1)

Phát biểu của ông Bình không sai, trong xã hội bình thường, chưa cần phải văn minh thì người dân vẫn cần đến phán quyết của Tòa án để phân đinh đúng sai, oan ưng.

Thế nhưng rất tiếc ở Việt Nam, trong thời gian gân đây, có rất nhiều trường hợp, người dân phải tự sát sau sau phán quyết của tòa để chứng minh cho sự vô tội hay oan ức của mình.

Gần một tháng trước khi ông Bình phát biểu, bị án Lương Hữu Phước đã nhày lầu tòa án Bình Phước tự sát ngay trong ngày bị tòa tuyên bản án 3 năm tù về vi phạm quy định giao thông gây chết người. Trong khi thực tế, ông Phước là nạn nhân của một vụ tông xe, kẻ gây tai nạn không bằng lái lại đang say xỉn. Trước khi tự sát ông Phước còn đưa một stt lên Fb cá nhân “"Nếu cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chứ". (2)

Nhưng rất tiếc, nền tư pháp, tòa án Bình Phước hoàn toàn không thức tỉnh mà ngay ngày hôm sau đã rầm rộ họp báo khẳng định là xử đúng người đúng tội. Tham dự cuộc họp báo có thẩm phán Lê Viết Hòa là thành viên trong hội đồng xét xử.

Điều đặc biệt là trước đó một năm tthẩm phán Lê Viết Hòa từng chủ tọa xét xử vụ án tranh chấp đất đai và sau đó đương sự tự tử. Bản án này bị Tòa Tối cao tuyên hủy nhưng ông Hòa không hề bị kỷ luật mà vẫn tiếp tục ngồi xét xử. Được báo chí chất vấn về cái chết thương tâm này ông Hòa phân trần phủi mọi trách nhiệm: "Cá nhân tôi, trước đây tôi xử 1 vụ án tranh chấp đất đai. Vụ án TAND tối cao đã xem xét theo thủ tục tái thẩm, tôi không được cung cấp thông tin. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng lý do hủy ở đây là tái thẩm.  (2)

Trước sự chấn động của dư luận, hơn 10 ngày sau TATC tại TPHCM đã gíám đốc thẩm và tuyên hủy bản án buộc tội ông Phước vì nhiều tình tiết chưa rõ và có dấu hiệu lọt tội.

Điều khủng khiếp là cái sai đã rành rành, hai bị án tự sát nhưng công lý và lương tâm con người thẩm phán Lê Viết Hòa và lãnh đạo tòa Bình Phước không hề thức tỉnh và cả hệ thống Tòa án Việt Nam vẫn đang vận hành như một quyền lực thiếu lương tri với phương châm hết sức vô đạo, hết sức tùy tiện là “có sai nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án” thì vẫn cứ tuyên vẫn phải thi hành.Và tiếp tục nơi này nơi khác người dân phải tự tìm cái chết để minh oan.

Mới nhất là chiều 1-7, TAND TP.HCM tuyên án vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là vợ chồng Phan Quý và bị đơn là ông Lê Văn Dư, Lê Sỹ Thắng, Khâu Văn Sĩ (cùng ngụ quận Gò Vấp). Một bị đơn lại nhảy lầu tự tử may nhờ bảo vệ kịp thời cứu được.

Theo hồ sơ, năm 1999, vợ chồng ông Phan Quý mua 3. 500m² đất thuộc thưa 504, tờ bản đồ số 40, phường 15, quận Gò Vấp bằng giấy tay và năm 2002, bán lại cho ông Khâu Văn Sĩ 500m² đất bằng giấy tay.

Năm 2009, vợ chồng ông Quý tiếp tục bán bằng giấy tay cho ông Lê Văn Dư và ông Lê Sĩ Thắng mỗi người 87m² đất với lời hứa sẽ thực hiện việc tách thửa và đăng bộ phần diện tích đã bán.

Sau khi mua đất, gia đình các ông đã chuyển về đây sinh sống ổn định, không tranh chấp với ai, kê khai tạm trú tạm vắng và được chính quyền địa phương cấp số nhà để quản lý.

Tháng 6-2017, ông Quý khởi kiện các bị đơn ra TAND quận Gò Vấp, yêu cầu tòa tuyên hợp đồng bán đất với các ông Dư, Thắng, Sĩ trước đây là vô hiệu.

TAND quận Gò Vấp tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng đất giữa nguyên đơn với ông Sĩ, chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của ông Dư, công nhận 2 hợp đồng chuyển nhượng đất giữa nguyên đơn với ông Dư.

Xét xử phúc thẩm, TAND TP. HCM đã tuyên cả 3 hợp đồng chuyển nhượng đất nêu trên đều vô hiệu. Bức xúc, bị đơn định nhảy lầu tự tử nhưng được nhiều người giữ lại.(3)

Cái lý mà tòa tuyên hủy hợp đồng mua bán đát đã hoàn thành hơn 10 năm qua thật trớ trêu là do chỉ có giấy tay, không đúng theo thủ tục quy định. 

·Nhà báo Hàn Ni, báo Tuổi Trẻ TP. HCM đã phân tích những sai phạm pháp luật của tòa án TP. HCM trong vụ này như sau: “Nói về cái sai đầu tiên của tòa án: Tòa thụ lý vụ án năm 6/2017 nhưng 7/2019 mới ra quyết định xét xử sơ thẩm (hơn 2 năm) – vi phạm thời hạn, cái mà ngành tòa án luôn có con số án đúng hạn rất “đẹp”!

2. Về tố tụng: Hợp đồng mua bán năm 2002 và 2009, nhưng đến 2017 mới khởi kiện là hết thời hiệu (vì thời hiệu tranh chấp hợp đồng là 2 năm).

3. Về nội dung bản án: Lý do tòa tuyên hợp đồng vô hiệu là do vi phạm về hình thức (không công chứng, chứng thực), đất nông nghiệp dưới hạn mức không được chuyển nhượng. Trong khi các vấn đề này luật quy định rõ:

- Hình thức hợp đồng được quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 “Giao dịch được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực” (luật cũ thì cho các bên thời gian để xác lập lại đúng hình thức). Như vậy, ở giao dịch này, các nên đã hoàn thành 100% nghĩa vụ thanh toán, nhận đất xong. Có nghĩa là hợp đồng này phải được tòa công nhận” (4).

Nói đơn giản theo đạo lý dân gian, chuyện mua bán là thuận mua vừa bán, tiền trao tráo múc. Ở đây bên bán là ông Quý, Trưởng phòng của Viện Kiểm sát TP. HCM, người mua chỉ nhà người lao động bình thướng thì không ai ép ai. Tiền đã trao, đất đã nhận xây nhà cửa hơn 10 năm qua. Chuyện đòi lại đất là sự lật lọng ngang ngược đã được Tòa công nhận thì quả là quái đản.

Không thể thống kê hết những bản án phi pháp, phi nhân, phi luân như vậy không thể thống kê hết đước. Riêng những vụ án mà nạn nhân phải tự sát đã đước báo chí phản ánh thì còn rất nhiều, có thể điểm ra một số vụ như

Ngày 16/6/2001 bà Lê Thị Thúy Loan 27 tuổi đã uống thuốc sâu tại phiên tòa phúc thẩm ở Ninh Thuận. Bà nói “Tôi đã uống thuốc sâu để bảo vệ danh dự của tôi”. Bà khạc nhổ ra mùi thuốc sâu, đứng không vững, gia đình khóc lóc xin mang đi cấp cứu. Nhưng quan tòa không cho. Mãi sau khi phiên tòa kết thúc gia đình mới được đưa bà Loan đi cứu chữa. Bà Loan đã tử vong. Có quan tòa nào trên thế giới táng tận lương tâm như thế không? Thế nhưng thẩm phán ấy hiện nay đang là Phó chánh án TAND TC, một trong 17 cánh tay đã biểu quyết bản án giám đốc thẩm Hồ Duy Hải

Không chỉ thường dân, người có chức bị oan cũng phải tự tử để minh oan. Ngày 02/7/2018 ông Bùi Hữu Tuấn 58 tuổi, cựu trưởng thôn Đạo Ngạn (Hợp Đồng, Chương Mỹ, Hà Nội) đả tự thiêu tại cổng trụ sở Ban tiếp công dân Trung ương (số 1 Ngô Thì Nhậm, Quang Trung, Hà Đông) để phản đối bản án phúc thẩm của TAND TP Hà Nội (5)

Cựu cán bộ công an, ông Huỳnh Văn Tới ngụ TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đi kêu oan suốt hơn 20 năm sau khi đã thụ án tù. Tại phiên tòa do TAND tối cao TP. HCM xét xử lưu động tại Bạc Liêu, ông Tới cũng đã đứng trước vành móng ngựa mổ bụng kêu oan.

 “nếu chỉ kêu oan thì chẳng có ai tin, mình phải lấy tính mạng ra đánh đổi mới còn chút tia hy vọng lấy lại được danh dự, sự công bằng”, ông Tới nói.(6)

Bức xúc về thực trạng tệ hại này, báo Luật sư Việt Nam online có bài viết “Làm sao để giảm các vụ tự tử tại tòa án?” trong đó nhận định.

Thời gian gần đây, liên tục xảy ra các vụ việc đương sự tự tử, dọa tự tử tại trụ sở tòa án cho thấy niềm tin của một bộ phận người dân đã giảm sút, đặc biệt là sau khi đương sự tự tử, dọa tự tử thì kết quả bản án, quyết định đó đã bị thay đổi bởi tòa án cấp trên. Nhiều câu hỏi đặt ngược lại là nếu họ không phản ứng ở góc độ tiêu cực, đến mức tiêu cực như vậy thì liệu bản án có được thay đổi để đảm bảo công bằng hay không?

Nếu để tình trạng này tiếp tục diễn ra thì chắc chắn uy tín của ngành tư pháp giảm sút, sẽ tạo ra một làn sóng dư luận không tốt, tạo ra những tiền lệ xấu cho hoạt động tư pháp. (7) 

Làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Không thể chỉ cải cách luật pháp vì thật ra người ta có xét xử theo luật pháp đâu!

Không thể cải cách Tư Pháp vì đã cải cách từ ba nhiệm kỳ chủ tịch nước rồi mà càng cải càng tệ hợn

Nền tư pháp hiện nay là sản phẩm của một thể chế chính tri. Muốn chấm dứt tình trạng nhảy lầu tìm công lý thì phải cải cách ngay từ thể chế chính trị độc quyền, độc đảng này.

1-https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/pho-thu-tuong-truong-hoa-binh-noi-ve-vu-an-ho-duy-hai-c46a1160799.html

2-https://tuoitre.vn/bi-cao-nhay-lau-tu-tu-sau-tuyen-an-tand-tinh-binh-phuoc-noi-hoan-toan-cong-tam-vo-tu-20200530095053276.htm

3https://tuoitre.vn/kip-thoi-ngan-duong-su-dinh-nhay-lau-sau-khi-toa-tuye...

 

4https://www.facebook.com/hannisggp

5- https://plo.vn/…/cong-an-ha-noi-thong-tin-vu-nguyen-truong-…).

6-http://www.vanhoanghean.com.vn/component/k2/35-dien-dan/14051-them-mot-v...

7- https://lsvn.vn/lam-sao-de-giam-cac-vu-tu-tu-tai-toa-an.html