Báo Pháp Luật Tp.HCM ngày 26/6/2020 đưa tin ông Trương Hòa Bình tiếp xúc cử tri Long An với tư cách Phó Thủ tướng. Trước vụ án Hồ Duy Hải, ông Bình đã trả lời theo thắc mắc của nhiều người như sau:
1/ Pháp luật quy định có thể xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao nếu phát hiện sai lầm nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án.
Ông Trương Hòa Bình không được phép dùng "bản chất vụ án", vì nó không hề được quy định trong Bộ Luật Tố Tụng Hình sự. Trong bộ luật này chỉ có khái niệm "xác định sự thật của vụ án" (điều 15).
Mặt khác, khái niệm "bản chất" và khái niệm "sự thật" khác nhau hoàn toàn.
"Bản chất" là một khái niệm trừu tượng, còn "sự thật" là khái niệm cụ thể. Triết Học là nền tảng căn bản cho Luật Học và các ngành khoa học khác.
2/ Công lý vẫn từ tòa án ra phán quyết.
Ông Trương Hòa Bình không được phép nói như vậy. Bởi vì, trong các quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, Tòa các cấp chỉ dùng "nhân danh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Đậy là một khái niệm vô nghĩa, bởi "nước" là từ chỉ phạm vi lãnh thổ (ví dụ: nước Mỹ, nước Nga, nước Việt Nam v.v...) tức là "không có tính người" (thì làm sao kết án được) nhưng buộc chấp nhận vì các tòa đã dùng từ trước tới nay.
Theo phân tích trên, ông Bình phải nói "công lý vẫn từ nước CHXHCNVN ra phán quyết".
Tại sao nói "nước" không có tính người mà vẫn dùng? Thưa rằng, lẽ ra tòa phải dùng chữ "nhân danh nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" mới đúng, vì "nhà nước" có tính người (tức là do người dân lập ra thông qua bầu cử).
Từ đó suy ra, việc kết án Hồ Duy Hải, Tòa (dù tối cao) không phải là phán quyết cuối cùng mà phải là UBTVQH. Trong khi đó, UBTVQH chịu sự điều khiển từ Bộ Chính trị ĐCSVN và phải phục tùng Bộ chính trị ĐCSVN.
Tóm lại, Bộ Chính trị có trách nhiệm ban hành nghị quyết hoặc ra chỉ thị yêu cầu Tòa Tối Cao phát hành phán quyết cuối cùng mà phán quyết đó phải trả tự do cho Hồ Duy Hải. Có như thế, mới đúng quy trình và hợp lý luận với cương lĩnh ĐCSVN.
Mặt khác, vì người CSVN không (chịu) nhân danh công lý (công lý có "tính người" bởi chỉ có loài người mới có đủ lương tri để (mà) nhân danh đưa ra phán quyết cho một vụ án), nên cách nói "công lý phải từ tòa án ra phán quyết" biểu hiện tư tưởng bất tuân cương lĩnh ĐCSVN của ông Trương Hòa Bình trong tư cách Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng thường trực nước CHXHCNVN.
Người CSVN cần thay đổi về hình thức trình bày kết án. Cụ thể, phải hủy bỏ cái gọi là "nhân danh nước CHXHCNVN" và thay bằng "nhân danh công lý".
Nhân danh công lý là khái niệm mà các nước văn minh đều dùng xưa nay.
________________
Bài bình luận gần đây