Luật sư Phạm Quốc Bình nhận xét về vụ án tử tù Hồ Duy Hải- phiên Giám đốc thẩm:
“Vụ án này, tất cả đều căn cứ vào con số 0. Không có chứng cứ. Không có tang chứng vật chứng. Tóm lại là không có gì sất! Vậy mà chúng nó 17 đứa, đồng loạt giơ dao chém thằng bé”(Sinh mạng chính trị của ông Nguyễn Hòa Bình đang bị đe dọa nghiêm trọng”- Báo Tiếng dân).
Sự phi lý, bất công từ các cơ quan điều tra và tố tụng trong Vụ án tử tù Hồ Duy Hải, cũng như vô số vụ án trước đây, đặc biệt là đã có nhiều trăm phiên tòa hoàn toàn sai trái kết tội, bỏ tù các tù nhân lương tâm trong khi họ hoàn toàn vô tội, đã bộc lộ thực trạng khối “ung thư” trong nền tư pháp và hành pháp VN.
Hậu quả hết sức nguy hại như chúng ta đã thấy: công an điều tra và quan tòa nhiều nơi biến thành những “kiêu binh” khinh mạn cả Chủ tịch nước, Quốc hội, bác bỏ cả quyền kháng nghị của Viện KSNDTC, coi đó là hành vi trái pháp luật.
Những “kiêu binh” đắc thắng của hôm nay đã cấu kết thành một lực lượng bền chặt và kếch xù, đủ khả năng bịt các đầu mối sơ hở tố cáo sự phạm pháp của họ thậm chí bằng việc cố tình đoạt mạng người khác.
Với những người quan tâm đến thực thi luật pháp, công lý, đến nền dân chủ và nhân quyền VN, đồng thời bổn phận của mọi công dân là phải cứu đủ mọi tầng lớp dân oan đang bị đày đọa sống dở chết dở dưới sự bất công và lạm dụng quyền lực, , vụ án này là một cơ hội để từ lương tâm quyết định hành động.
Nghĩa vụ công dân là cùng hợp sức đấu tranh bền bỉ để cắt bỏ “khối ung nhọt” của nền tư pháp và hành pháp bị nhiễm độc toàn diện, trong đó những người có kiến thức, có nhân cách gần như không thể tồn tại trong hệ thống,
Rồi đến một ngày không xa, chính một số “kiêu bình” tàn ác và đắc thắng của ngày hôm nay cũng sẽ trở thành nạn nhân...
+ Kháng nghị: là quyền và nghĩa vụ, kể cả khi tử tù đã bị bác đơn xin ân xá hoặc đã chết:
Điều kinh hoàng là sự vi phạm và bao che cho những sai phạm trong vụ án tử tù Hồ Duy Hải kéo dài tới gần 13 năm, mặc dù hàng trăm tờ báo vào cuộc cùng dư luận đã dai dẳng tố cáo những phi lý, bất công của nó bên cạnh đơn kêu oan của luật sư và gia đình Hồ Duy Hải..
Bản Kháng nghị gần đây của Viện KSNDTC đã vạch ra 17 sai phạm nghiêm trọng của các cơ quan tố tụng trong vụ án này.
Những chứng lý của Viện KSND đưa ra rất thuyết phục và đúng pháp luật nhưng cũng không làm lay chuyển được Hội đồng xét xử phiên Giám đốc thẩm.
Chỉ cần có một chi tiết thiếu logic, không chính xác trong một vụ án thì tòa cũng phải trả lại hồ sơ vụ án, yêu cầu điều tra lại để kiểm tra tính xác thực, tránh nhầm lẫn, chưa nói là có đến 17 sai phạm nghiêm trọng.
Vậy mà Hội đồng thẩm phán đã ngang nhiên tuyên bố: kháng nghị này trái pháp luật, bác toàn bộ kháng nghị!
Lẽ nào Hội đồng thẩm phán phiên GĐ thẩm không biết, tại Điều 173, Khoản 2 điều 371, Bộ luật TTHS quy định rõ về thời hạn kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, trong đó việc kháng nghị có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào,kể cả khi người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ, kể cả trường hợp tử tù đã bị Chủ tịch nước bác đơn xin ân xá?
Điều 371 nói trên quy định, khi có một trong các căn cứ sau thì bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm:
1: Kết luận trong bản án quyết định của tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
2: Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dấn đến sai phạm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Ngày 18,5.2020, 10 ngày sau phiên GĐ thẩm, Báo cáo của Viện KSNDTC gửi đến Chủ tịch nước thêm một lần khẳng định: “Kháng nghị Giám đốc thẩm do Viện KSNDTC ban hành là đúng pháp luật, đúng thẩm quyền, có căn cứ và cần thiết”...”Những vi phạm nếu trên sẽ tạo ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm trong hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án sau này, đó là vi pạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhưng vẫn kết luận có tội với lập luận có vi phạm nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”. “ Viện KSND khẳng định vẫn giữ nguyên quan điểm kháng nghị và sẽ kiến nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án NDTC xem xét lại quyết định GĐ thẩm ngày 8/5 theo thủ tục đặc biệt quy định tại điều 404 Luật Tố tụng hình sự.
+ Tội Cố tình ban hành các bản án trái pháp luật:
Theo nội dung kháng nghị của Viện KSNDTC và những sai trái của những phiên tòa mà công luận đã chỉ rõ, có nhiều dấu hiệu cho thấy các cấp tòa trong vụ án Hồ Duy Hải đã ban hành những bản án trái pháp luật.
Luật VN đã định nghĩa bản án được coi là trái pháp luật, nếu trong đó chứa đựng các nội dung, những vấn đề không đúng với các quy định của pháp luật (ví dụ như bản án hình sự trái pháp luật là bản án kết án một người nhưng đó là hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc không có năng lực trách nhiệm hình sự mà vẫn bị kết án) hoặc không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
Chủ thể củatội phạm ra bản án trái pháp luật chỉ có thể là Thẩm phán, Hội thẩm của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp.(https://lsvn.vn/tham-phan-hoi-tham-ra-ban-an-trai-phap-luat-co-the-bi-ph...?)
Khi Tòa án các cấp dù biết rõ có những sai phạm về thủ tục tố tụng nhưng vẫn ban hành những bản án trái pháp luật, họ phải bị trừng phạt theo luật định để giữ nghiêm minh và công lý.
Tội Ra bản án trái pháp luật được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tội này có 3 khung hình phạt chính và một khung hình phạt bổ sung.
Trong đó, khung 3 quy định mức hình phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.về Tội ra bản án trái pháp luật – tức là hành vi cố ý ban hành và công khai bản án trái pháp luật đó...
Theo cấu thành của “Tội ra bản án trái pháp luật”, thì nội dung trái pháp luật của bản án có thể là một phần hoặc toàn bộ bản án như quá nhấn mạnh hoặc quá chú ý đến một số tình tiết này mà bỏ qua các tình tiết khác để kết luận về tội nhẹ hơn hoặc nặng hơn; quyết định mức hình phạt quá nhẹ hoặc quá nặng so với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để buộc tội hoặc miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt không có căn cứ theo ý chí chủ quan; ra phán quyết không căn cứ vào các tình tiết thực tế của vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động,… và trái với quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Hành vi thêm bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án; Thẩm phán, Hội thẩm, nhằm hợp thức hóa việc ra bản án trái pháp luật, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội, đó là: “Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 370) và Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Điều 375)”.
Mục 3 Điều 370 BLHS 2015 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
Người phạm tội còn cấm bị đảm nhiệm chức vụ từ 1 đến 5 năm.
Mọi sự hết sức rõ ràng. Điều này lý giải tại sao 17 người “đồng loạt giơ dao chém thằng bé”?!
Công luận trong nước và thế giới đang theo dõi sát sao mọi động thái của các cơ quan hữu trách.
Võ Thị Hảo
Bài bình luận gần đây