Cơ hội đây không phải là món lợi từ kinh tế hay khoa học kỹ thuật mặc dù Việt Nam được nhìn nhận là nước đạt yêu cầu về chống dịch. Cơ hội khó kiếm này liên quan đến việc đòi lại tài nguyên quốc gia bị mất, hay nói đúng hơn là bị cướp và kẻ cướp ấy chính là chủ nhân của con virus mang tên cúm tàu.
Có lẽ ít ai ngờ rằng Việt Nam có thể đủ can đảm lên tiếng trước Liên Hiệp Quốc chống lại việc Trung Quốc công khai dọa nạt Việt Nam trên Biển Đông từ nhiều thập niên qua. Liên tiếp chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa rồi Gạc Ma cũng như xây dựng những hòn đảo này thành căn cứ quân sự trên biển, Trung Quốc lộ rõ ý đồ bá chủ Biển Đông vì sức mạnh quân sự lẫn kinh tế làm những nước trong khu vực cắn răng chịu đựng sự hùng hổ và không che giấu tham vọng của Bắc Kinh trước đường lưỡi bò vô căn cứ. Bắc Kinh khẳng định rằng với sức mạnh của nó đang có không một thế lực nào có thể can thiệp và ung dung xem toàn bộ Biển Đông thuộc sở hữu của mình.
Và tư duy ấy hôm nay phải kết thúc, ít nhất là đối với Việt Nam, một đất nước vốn nằm trong quỹ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc về chính trị, lệ thuộc sâu nặng những món nợ tài chánh cũng như giao thương, sợ hãi trước binh hùng tướng mạnh cũng như vũ khí chiến lược mà Trung Quốc sở hữu…tất cả những yếu tố ấy đã bị con virus Vũ Hán làm cho sụp đổ. Sự sụp đổ có hình thức domino khi Trung Quốc ngạo mạn và xem thường sự chịu đựng của thế giới trước những hành vi ngạo ngược và bất nhân.
Ngay trong khi đại dịch làm thế giới điên đảo Trung Quốc đã đem tàu Hải cảnh tông vào tàu đánh cá Việt Nam bất kể luật pháp quốc tế và lòng nhân đạo trên biển cần có của một con tàu. Vừa cướp vừa to tiếng yêu cầu Việt Nam “giáo dục” ngư dân của mình có cách hành xử đúng mực đối với các loại tàu bè Trung Quốc trong khu vực thuộc lãnh hải Việt Nam. Trung Quốc đã quen thói xem thường Việt Nam như từ bao lâu nay vì nghĩ lãnh đạo Hà Nội không bao giờ dám mở miệng với dư luận quốc tế, nhưng lần này Trung Quốc đã tính sai và quá đà trong ván bài thấu cáy. Trung Quốc hả hê với thành công khiến thế giới chao đảo nhưng lại quên rằng sự chao đảo ấy làm thế giới nhìn thấy bộ mặt thật của Bắc Kinh hơn lúc nào hết.
Cả thế giới đang lên án Bắc Kinh và Việt Nam không thể đứng riêng một góc trời im hơi lặng tiếng trước hành vi ngang ngược của Trung Quốc.
Nước Mỹ đang trong tâm điểm của đại dịch Corona nhưng khi biết rõ dã tâm của Trung Quốc đối với Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus ra tuyên bố lên án Trung quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Tuyên bố cũng liệt kê một loạt hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định các yêu sách biển bất hợp pháp ở Biển Đông kể từ khi đại dịch bùng phát như lập các trạm nghiên cứu ở Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi, hạ cánh máy bay quân sự chuyên dụng ở Đá Chữ Thập và triển khai dân quân biển đến Trường Sa.
Không chỉ thế, trên Twitter, bà Ortagus còn viết thêm rằng: "Điều đáng ngại là CHND Trung Hoa đang lợi dụng việc thế giới tập trung vào giải quyết đại dịch toàn cầu để khẳng định các yêu sách biển bất hợp pháp của mình ở Biển Đông".
Phía sau những “quan ngại” này là những chữ “đại dịch toàn cầu” có hàm ý lên án hành vi của Trung Quốc là hèn hạ và đang gây bất mãn cho cộng đồng thế giới. Không ai có thể chấp nhận những tên hôi của trong dịch bệnh, thiên tai, chí có Trung Quốc mới có đủ trân tráo hành xử như những tên côn đồ thừa nước đục thà câu.
Có lẽ nằm bắt thông điệp ngầm từ Mỹ, Hà Nội đã ra chiêu
Theo tin chính thức từ báo chí trong nước “Ngày 30/3, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ) đã gửi công hàm lên LHQ, phản hồi hai công hàm mà Trung Quốc đưa ra ngày 23/3 và ngày 12/12/2019.
Công hàm do phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc gửi cho Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”.
Hôm 23/3, Trung Quốc gửi công hàm lên LHQ phản hồi tài liệu của Philippines, cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần kề", "có quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan, với đáy biển và lòng đất". Bắc Kinh cũng cho rằng mình "có quyền lịch sử" ở Biển Đông, dựa trên "bằng chứng lịch sử và pháp lý".
Đây là bước đầu tiên mở đường cho một vụ kiện giống như Philippines vài năm trước. Nhiều người không tin rằng Việt Nam dám hy sinh nguồn lợi từ phương Bắc mà đánh đổi chủ quyền biển đảo của quốc gia nhưng cũng không ít người vững tin rằng sở dĩ Việt Nam nằm trong vòng kim cô quá lâu vì thiếu tin tưởng thế lực đối trọng với Bắc Kinh là Washington.
Virus Corona đã làm Bắc Kinh nóng vội và chìa ra lá bài tẩy tham vọng làm chủ thế giới. Tham vọng ấy nhờ con Vũ Hán giúp cho EU, Mỹ, Ấn Độ…thấy rõ mục tiêu mà Trung Quốc nhắm tới và thực hiện không cần hậu quả. Tính cách xem thường lòng tự trọng đã khiến Bắc Kinh lộ bài và cả thế giới đang tiến hành những vụ kiện vô tiền khoán hậu đối với dã tâm có một không hai của Trung Quốc.
Vụ kiện của Việt Nam không thể tránh khỏi vì không ai khờ dại đến nỗi chạy theo kẻ bị cả thế giới quay lưng. Và khi đã kiện, Việt Nam chấp nhận mất tất cả những gì mà Trung Quốc cài cắm vào đất nước trong đó có cả 4 tốt và 16 chữ vàng.
Mất những thứ viễn vông ấy để có được hai chữ “độc lập” đúng nghĩa không phải là quá nên hay sao?
Bài bình luận gần đây