Từ mồng hai tết nguyên đán, chính phủ Việt Nam đã tăng tốc các hoạt động phòng chống coronavirus xuất phát từ Vũ Hán. Nhiều quyết định quan trọng tầm cở quốc gia lần lượt được đưa ra như thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, lần đầu tiên công bố dịch, tạm dừng các hoạt động lễ hội và tập trung đông người, một số tỉnh thành cho học sinh nghỉ học. Một số địa phương cũng năng động sáng kiến lập bệnh viện dã chiến….
Chính phủ quyết tâm, dân ủng hộ
Những biện pháp mạnh mẽ này tạo ra xáo trộn nhất định trong đời sống sinh hoạt và ảnh hưởng ít nhiều đến kinh tế xã xã nhưng được người dân quan tâm và đồng tình ủng hộ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu nêu quyết tâm bảo vệ sinh mạng người dân, chấp nhận thiệt hại kinh tế được dân chúng hoan nghênh.
Hoạt động phòng chống dịch được người dân hưởng ứng và trong một số lĩnh vực đã tạo ra phản ứng ngược như tình trạng khan hiếm, cháy hàng khẩu trang y tế, nước dung dịch rửa tay… Tình trạng tăng giá, ém hàng khẩu trang ơ Hà Nội bị dư luận phê phán. Một số nơi, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã thực hiện phát khẩu trang miễn phí, là hành động đẹp giàu tình người đã liên tục xuất hiện và ngày càng nhiều hơn.
Tuy nhiên số lượng ca nghi nhiểm phải cách ly để theo dõi và số người bị nhiễm coronavirus đươc chính thức công bố không ngừng tăng lên. Đến ngày 3-2, đã có 8 ca phát bệnh trong đó có người Việt, gần 100 người khác trong diện tình nghi theo dõi.
Nhìn tốc dộ tăng số ca phát bệnh đã lên đến trên 20.000 người ở Trung Quôc và nhiều nơi trên thế giới người ta e rằng Việt Nam sẽ khó ngăn chặn lây nhiểm bộc phát thành dịch do sự giao lưu qua lại giữa người Trung Quốc và Việt Nam quá lớn và quá phưc tạp.
Nhiều nước “đóng cửa”, Việt Nam thì không
Phương pháp căn bản, cốt tủy của việc phòng chống dịch bệnh xưa nay là phát hiện nguồn lây nhiểm, có nguy cơ lây nhiễm, cách ly, phong tỏa sự lây lan và điều trị người bệnh. Chỉ trong vòng vài ngày sau khi Trung Quốc công bố dịch, Mỹ, EU, Nhật, Úc đã đều thực hiện rât bài bản, cách ly những người lây nhiễm và có nguy cơ lây nhiễm. Đón kiều dân nước mình ở Trung Quốc và đưa vào cách ly ở các căn cứ quân sự để theo dõi điều trị cho đến hết thời hạn 14 ngày. Chinh với giải pháp gọn gàng và triệt để này Mỹ đã tuyên bố kiểm soát đươc dịch.
Khoảng chục quốc gia như Mỹ, Triều Tiên, Nga, …. đã thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế lây lan dịch do virus corona chủng mới từ Trung Quốc, trong đó có biện pháp đóng cửa biên giới hay tạm thời cấm các khách du lịch từ Trung Quốc.(2)
Riêng Việt Nam, Với các tỉnh biên giới Việt - Trung, người Trung Quốc có thể ra vào Việt Nam không cần thị thực visa. Hiên nay, Trung Quốc đã có dịch khắp 31/31 tỉnh, TP, kể cả các tỉnh biên giới, việc kiểm soát dịch bệnh đối với lượng người dân biên giới qua lại này là áp lực rất lớn.
Nguồn thứ hai cũng cực kỳ lớn là lượng du khách Trung Quốc. Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 1-2020 Việt Nam có 644.700 lượt khách , thị trường Trung Quốc chiếm hơn 32,3% trong tổng số khách tức khoảng 200.000 người (1). Thời điểm này Trung Quốc đã bắt đầu có dịch coronavirus nên đây là một nguy cơ tiềm tàng về nguồn lây bệnh rất lớn.
Nguồn thứ ba là lượng lao động, chuyên gia, các doanh nhân Trung Quốc ra vào Việt Nam cũng rất lớn nhất là vào dịp tết cồ truyền, hầu hết đều quay về Trung Quốc và trở lại Việt Nam sau tết. Chính hai ca phát hiện đầu tiên ở Việt Nam thuộc đối tượng này và điều nguy hiềm là hầu như khắp các tỉnh thành Việt Nam đều có lao động, chuyên gia và doanh nhân Trung Quốc.
Muốn đóng phải xin
Dư luận trên mạng xã hội và ngay cả báo chí chinh thống đã nhiều lần đề nghị chính phủ đóng cửa biên giới và tạm dừng việc cho người Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Trả lời vấn đề này, ngày 2-2-2020, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương (3) chính vi vậy, ngay trong thời gian phát dịch vừa qua một lượng rất lớn người Trung Quốc vẫn tiếp tục ra vào Việt Nam. Phần lớn những ca phát hiện mắc bệnh ở Việt Nam là thuộc dạng này
Tuy nhiên, giới luật sư, luật gia Việt Nam đã phản biện với Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh và cho rằng trong điều 5, khoản 3 của Hiệp định Biên giới có ghi: “Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia” (3) Như vậy, không phải do bị luật lệ trói tay mà chính các quan chức Việt Nam tự trói tay mình chống dịch theo kiểu thập thò “muốn đóng cửa nhà phải chờ hàng xóm”, tệ hơn nữa khi chánh phủ Việt Nam đã cấm tât cả các chuyến bay đến từ vùng có dịch ở Trung Quốc, thì tàu liên vận quốc tế Việt - Trung vẫn chạy bình thường cứ như là coronavirus chỉ biết đi đường hàng không mà không biết đi đường sắt..
Chiều 1/2, bà Phùng Thị Lý Hà, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội cũng lấy luật lệ giải thích, việc chạy tàu liên vận quốc tế được thực hiện theo Nghị định thư đường sắt giữa hai nước, cùng đó là các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan tại các ga cửa khẩu như hải quan, biên phòng, vệ sinh dịch tễ. Do đó, việc dừng tàu hay không phải có ý kiến của cơ quan kiểm dịch, y tế và phải thống nhất với phía đường sắt Trung Quốc.(4)
Chính sự lỏng lẻo này đã đẻ ra những chuyện buồn cười như chuyện trắng đêm truy lùng đôi tình nhân Trung Quốc ở Bình Thuận. Cả Ban Chỉ đạo chống dịch của tỉnh phải nháo nhào truy tìm một đôi tình nhân quê Vũ Hán đi lòng vòng khắp các khu resort ở Bình Thuận(5).
Quyết định cách ly quá trễ
Riêng với người nhập cảnh vào Việt Nam từ Hồ Bắc hoặc đã đi qua Hồ Bắc (Trung Quốc) trong 14 ngày phải coi như trường hợp mắc bệnh và khoanh vùng cách ly ngay tại cơ sở do chủ tịch UBND tỉnh thành chỉ định. (6)
Chỉ đạo này rất đúng, rất cần thiết nhưng giá như nó đươc ban hành sớm hơn một vài ngày trước. Thời điểm ấy chưa nhiều người từ Trung Quốc quay lại Việt Nam. Thời điểm này nó muộn màng và thiếu khả thi.
Muộn màng vì trước khi bị cách ly nếu những người này có mang virus và đã tiếp xúc với nhiều người khác thì khả năng lây nhiễm đã xảy ra nếu chỉ cách ly bản thân họ thì hiệu quả phòng chống dịch rất thấp. Việc điều tra quá trình đi lại giao tiếp của hàng vạn người và cách lý thêm những người đã có giao tiếp là việc làm quá sức với cơ quan chống dịch. Theo thông tin tẻ mẻ trên báo chí riêng Đồng Nam đến ngày 3-2 đã có hơn 1000 lao động Trung Quốc quay lại làm việc sau tết. Ở Hội An đã có hơn 150 lao động Trung Quốc.
Thiếu khả thi vì đến thời điểm này, có bao nhiêu người Trung Quốc và cả người Việt Nam từng đi qua vùng có dịch hoặc từng đi qua Vũ Hán đã quay lại Việt Nam, các cơ quan chức năng vẩn chưa nắm đươc. Họ là ai, họ ở đâu? Cách ly họ thế nào là điều đánh đố khi con số này lên đến hàng vạn người.
Cũng trong ngày 3-2, Bộ Công Thương mới ra công văn gởi các Ủy Ban Nhân Dân, Sở Công Thương, Sở Lao Động các tỉnh thành yêu cầu thống kê số lao động chuyên gia Trung Quốc ở địa phương.
Chỉ đạo Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội khẩn trương rà soát, thống kê số lượng lao động, chuyên gia làm việc tại các cơ sở công nghiệp, năng lượng, thương mại trên địa bàn tỉnh/thành phố đã về các vùng có dịch ở Trung Quốc nghỉ Tết và chưa trở lại Việt Nam.
Yêu cầu các cơ sở công nghiệp, năng lượng, thương mại có lao động, chuyên gia chưa trở lại làm việc đó đánh giá mức độ ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị, có báo cáo nhanh gửi Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố và Bộ Công Thương trong ngày 03/02/2020.
Chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, Ban, ngành liên quan làm việc với chủ đầu tư các dự án, cơ sở công nghiệp, năng lượng, thương mại trên địa bàn có lao động, chuyên gia đã về các vùng có dịch ở Trung Quốc nghỉ Tết chưa trở lại Việt Nam, đề nghị các đơn vị làm việc, thống nhất với các đối tác để các lao động, chuyên gia này tạm thời chưa quay trở lại Việt Nam cho đến khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt.
Chống dịch cũng gần như chống cháy, phải khoanh vùng, cô lập từ mồi lửa nhỏ và dập tắt dần. Lệ thuộc vào cách nghĩ của một chư hầu, ngay trong chống dich, kiểm soát dịch bệnh cũng lệ thuôc thiên triều theo cách nghĩ “muốn đóng cửa nhà phải chờ hàng xóm cho phép” thì khác nào chấp nhận cho lửa cháy lan khắp cả cánh rừng rồi đụng đâu chữa đó thì không cứu đươc rừng mà có nguy cơ cháy đến cả người chữa cháy.
Dù có phát biểu quyết tâm dến mấy, dù có nổ lưc thật sự, tổ chức điều trị giỏi giang đến mấy nhưng để cho hàng vạn người từ vùng có dịch tự do đi lại trên khắp đất nước mấy ngày qua, chính phủ của ông Phúc đã rộng cửa đón dịch vào nhà. Trận địa chống dịch đã vỡ ngay khi mới dàn quân. Dịch bùng phát ở nhiều nơi chỉ còn là thời gian. Thiệt hai về nhân mạng, công sức, của cải do cách nghĩ yếu hèn này sẽ không lường hết đươc.
Đó là chưa nói đến sự tắc trách, đùn đẩy và trục lợi của các cơ quan chức năng đã xuất hiện rõ ngay trong những ngày đầu chống dịch. Nếu Việt Nam không thành Vũ Hán thứ hai là phép lạ mà Thượng đế ban tặng cho người dân Việt.
2-https://tuoitre.vn/nhung-quoc-gia-nao-da-dung-tuong-voi-trung-quoc-20200202132937828.htm
3-https://trithucvn.net/tin-tuc-vn/dong-cua-bien-gioi-vi-dich-benh-viet-nam-khong-the-tu-quyet.html
ai-cac-co-so-cong-nghiep-nang-luong-thuong-mai-tren-%C4%91ia-ban-17733-22.html
Bài bình luận gần đây