Hình: Mức ô nhiễm trung bình của London cao hơn với các giới hạn được khuyến nghị (Nguồn: Shomos Uddin/Getty Images)
Một nghiên cứu có hệ thống, tổng hợp 25 nghiên cứu từ 16 quốc gia (cho đến 2017), được công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives cho thấy có mối tương quan mạnh mẽ giữa ô nhiễm không khí với trầm cảm và tự tử.[1][2]
Cụ thể, nghiên cứu phát hiện rằng những người sống với ô nhiễm không khí có tỷ lệ trầm cảm và tự tử cao hơn:
Nghiên cứu gợi ý rằng việc giảm ô nhiễm không khí trên toàn thế giới đến giới hạn pháp lý của EU có thể ngăn hàng triệu người khỏi trầm cảm. Điều này giả định rằng tiếp xúc với không khí độc hại gây ra trầm cảm.
Các nhà khoa học tin như vậy, mặc dù khó chứng minh quan hệ nhân quả giữa 2 yếu tố này, do các giới hạn về đạo đức trong việc thực hiện nghiên cứu không cho phép phơi nhiễm con người trước tác hại của ô nhiễm không khí.
Nếu ô nhiễm không khí và trầm cảm có mối liên hệ nhân quả, việc đáp ứng giới hạn pháp lý của EU có thể làm giảm 15% số người trầm cảm, tương đương với gần 40 triệu trong số hơn 264 triệu người trầm cảm, theo dữ liệu của WHO.
Ô nhiễm bụi mịn trong nghiên cứu được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch trong xe cộ, nhà ở và công nghiệp. Các nhà nghiên cứu cho biết các bằng chứng mới đã củng cố lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới trong việc giải quyết tình trạng khẩn cấp về sức khỏe liên quan đến không khí bẩn.
Người đứng đầu nghiên cứu, Isobel Braithwaite tại Đại học London (University College London) cho biết ô nhiễm không khí có thể gây ra tác hại đáng kể cho sức khỏe tâm thần của con người.
Braithwaite cho biết các hạt nhỏ nhất trong không khí bẩn có thể đến não qua máu và mũi, và ô nhiễm không khí có liên quan đến tình trạng viêm não gia tăng, tổn thương tế bào thần kinh và thay đổi quá trình sản xuất hormon gây căng thẳng.
Nghiên cứu được hỗ trợ bởi một số nghiên cứu gần đây hơn, chẳng hạn:
Các nghiên cứu đã tính đến nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, bao gồm vị trí nhà ở, thu nhập, giáo dục, hút thuốc, việc làm và béo phí, song không thể tách rời tác động tiềm tàng của tiếng ồn thường xảy ra cùng ô nhiễm không khí và được biết là có ảnh hưởng tâm lý.
Ioannis Bakolis, giảng viên cao cấp về Sinh học và Dịch tễ học tại Viện Tâm thần học, Tâm lý học và Khoa học thần kinh – Đại học King London (King’s College London), không thuộc nhóm nghiên cứu, cho rằng đây là đánh giá toàn diện nhất trong 40 năm qua.
Ông nhận xét rằng các nghiên cứu tuy từ các quốc gia khác nhau và đa dạng về cỡ mẫu, thiết kế nghiên cứu và thước đo trầm cảm, song chúng cho thấy các mối liên hệ rất giống nhau.
Dù vậy thì theo Bakolis, cần có thêm các nghiên cứu về ô nhiễm không khí và tác động của nó. Điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm bằng chứng để đưa ra các hành động thích hợp.
Bakolis khuyến nghị rằng chúng ta cần làm những gì có thể để giảm bớt sự đóng góp của mình vào ô nhiễm không khí, từ những việc nhỏ như đi bộ hay đi xe đạp. Các nhà nghiên cứu nói rằng đi bộ, đi xe đạp và nhiều không gian xanh hơn không chỉ làm giảm ô nhiễm mà còn cải thiện sức khỏe tâm thần.
Chú thích:
[1] Depression and suicide linked to air pollution in new global study
https://www.theguardian.com/environment/2019/dec/18/depression-and-suici...
[2] Air pollution linked to increased risk of depression and suicide
https://www.newscientist.com/article/2228139-air-pollution-linked-to-inc...
[3] Air pollution linked to ‘extremely high mortality’ in people with mental disorders
https://www.theguardian.com/environment/2018/jan/26/air-pollution-linked...
[4] Growing up in dirty air 'quadruples chances of developing depression'
https://www.theguardian.com/environment/2019/jan/30/children-exposed-to-...
[5] Air pollution causes ‘huge’ reduction in intelligence, study reveals
https://www.theguardian.com/environment/2018/aug/27/air-pollution-causes...
[6] Revealed: air pollution may be damaging ‘every organ in the body’
https://www.theguardian.com/environment/ng-interactive/2019/may/17/air-p...
Bài bình luận gần đây