…
Câu hỏi 7: Những người không tin, phản đối mật nghị, họ dựa trên điều gì, lập luận ra sao, thưa nhà báo?
Trả lời: Thưa Chị, lập luận của những người nghi ngờ không có, không tin có thỏa thuận bí mật ở Hội nghị Thành Đô là việc không có văn bản, không có một cá nhân có trách nhiệm nào nói trực tiếp đến vấn đề đó. Thứ hai, đó là những việc tày trời, gần như bán nước của đảng, của chế độ mà họ không nghĩ đảng, hay các cá nhân lãnh đạo nào có thể dám làm việc này. Thứ ba, đối với những ưu ái mà chế độ dành cho công ty và con người Trung Quốc, họ lập luận rằng vì đó là bạn vàng, đồng minh ý thức hệ nên việc ưu tiên cũng không có gì khó hiểu hoặc quá đáng; đối với những o ép, sách nhiễu, họ cho rằng đó là việc nhỏ, cần chịu thiệt thòi để giữ được đại cuộc. Thứ tư, họ cho rằng nhà nước, chế độ vẫn đấu tranh với Trung Quốc chống lại những vấn đề Trung Quốc ép và gây hấn, sách nhiễu.
Câu hỏi 8: Quan điểm của nhà báo về việc đánh giá mật nghị Thành Đô ra sao? Quan điểm cá nhân nhà báo về mật nghị? Và quan điểm đó dựa trên những lập luận nào?
Trả lời: Thưa Chị, quan điểm về việc đánh giá của tôi là:
- Đầu tiên, đánh giá việc làm của chế độ cộng sản không thể đánh giá bằng các văn bản, và bằng việc các lãnh đạo cộng sản công bố, tuyên bố với nhân dân và công luận. Nếu đánh giá như vậy, Việt Nam sẽ không có ai là nạn nhân cộng sản cả vì họ toàn nói họ làm những điều tốt đẹp, vì dân vì nước.
- Cần đánh giá bằng cách thức làm việc, truyền thống ứng xử của cộng sản với người dân và đất nước, thậm chí với đồng minh của họ. Điều quan trọng nhất là tìm được mục đích thật sự của họ, hoặc bối cảnh, tình thế thật sự của họ trong khi ra các quyết định.
- Đánh giá dựa vào những hoạt động, việc làm thực tiễn, những hiệp định thực sự đã được ký kết giữa hai nước, kể từ hội nghị Thành Đô đến nay…
Trên cơ sở cách thức đánh giá như vậy, tôi nghiêng về kết luận, có mật nghị Thành Đô 1990. Có mấy vấn đề khiến cho tôi có kết luận này. (Để ra được kết luận, nó là tổng thể của tất cả những vấn đề này, chứ không chỉ riêng một vấn đề nào)
Thứ nhất, về bối cảnh của mật nghị. Việt Nam đang trong tình thế không còn quan thầy, không còn đồng minh nào, trong khi truyền thống của đảng cộng sản, tâm lý của lãnh đạo Việt Nam luôn luôn phải có thế lực để dựa dẫm, để bảo vệ. Hơn nữa, Chủ nghĩa Xã hội lại đang sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, tác động cực mạnh tới tâm lý của những người lãnh đạo. Trong bối cảnh đó, việc phải cầu cạnh, muốn làm thân, đồng minh với kẻ thù vừa có chiến tranh xong chứng tỏ sự quẫn bách đến cùng kiệt của đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy, việc ký kết một văn bản, cần những 30 năm để thực thi, tuyệt đối bí mật, và với bản năng lật lọng, lừa đảo sẵn có trong văn hóa cộng sản, những lãnh đạo này đã dám làm việc đó. Đối với họ, sự tồn tại và duy trì chế độ, duy trì sự cai trị của đảng cộng sản lúc đó là trên hết. Duy trì được rồi, đứng vững được rồi sẽ tính sau. Vả lại, tư duy nhiệm kỳ khiến họ cũng không quan tâm những sự việc sau đó, nhất là tới những 30 năm sau.
Về phía Trung Quốc, vấn đề Campuchia chỉ là vấn đề nhỏ, vì họ thừa biết Việt Nam không còn nguồn lực để duy trì sự cai trị ở Campuchia, hơn nữa thế giới lại lên án cực kỳ gay gắt. Tức là vấn đề Campuchia thực chất không còn quan trọng mấy. Vậy thì Việt Nam đang ở tình thế hiểm nghèo như vậy, muốn làm lành, làm thân và mong hợp tác, Trung Quốc cần có cái giá cho Việt Nam để đánh đổi sự hợp tác, hóa thù thành bạn. Và cái giá đó phải tương xứng với việc cứu vớt chế độ cộng sản Việt Nam qua cơn hoạn nạn, tức là sự tồn vong của chế độ cộng sản Việt Nam. Đó sẽ là cái giá không thể rẻ mạt được, và thỏa thuận trở thành một khu tự trị, một phần của Trung Quốc là tương đối hợp lý.
Thứ hai, trong phương thức hoạt động của chế độ cộng sản nói chung và Việt Nam nói riêng, có những mục tiêu ẩn, không công bố, và việc thực thi những mục tiêu đó được che đậy bằng những mục đích, lý do rất cao cả, cao thượng. Điều này thì nhiều người đã biết. Nhưng việc thực hiện các mục tiêu ẩn của cộng sản mới là một nghệ thuật. Điều đặc biệt là, những người biết được mục tiêu ẩn, triển khai thực hiện chỉ là số cực kỳ ít ỏi (tức là lãnh đạo biết toàn bộ mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu, còn những người thực thi, triển khai nhưng không biết mục tiêu, mục đích thì không hẳn là ít). Và cần lưu ý một điều, không bao giờ ai có được các văn bản, văn kiện nói rõ các mục tiêu mục đích thật sự của cộng sản. Số người biết được mục tiêu, mục đích thật sự của cộng sản trong một thế hệ lãnh đạo cũng chỉ khoảng trên đầu một bàn tay. Thậm chí, nhiều ủy viên bộ chính trị cũng không biết. Chính vì vậy, việc đi tìm các văn bản, văn kiện về thỏa thuận bí mật của hội nghị Thành Đô là điều vô vọng, không bao giờ có. Các lãnh đạo cấp rất cao cũng không biết được. Theo quan điểm của tôi, mỗi nhiệm kỳ chỉ vài ba người được biết, trong đó có tổng bí thư và khả năng là bộ trưởng công an. Với cách thức truyền thống, và khả năng thực thi các mục tiêu ẩn như vậy, vấn đề mật nghị Thành Đô có thể giữ bí mật và thực thi được trong cơ chế cộng sản, vì cũng đã có nhiều kinh nghiệm. Đây là lý do cơ bản để chúng ta có thể tin rằng, có mật nghị Thành Đô.
Thứ ba, mới gần đây chúng ta mới biết tới đại chiến lược Một vành đai, Một con đường (Nhất Đới, Nhất Lộ) và cách thức thực hiện đại chiến lược này của Trung Quốc. Đích đến cuối cùng của đại chiến lược này là thống trị thế giới bằng các biện pháp hiểm độc. Từ tham vọng này của Trung Quốc, liên hệ với mật nghị Thành Đô, chúng ta thấy có mối liên hệ rất rõ ràng. Trung Quốc sẽ mở rộng không gian, bành trướng ra khắp thế giới, thì hà cớ gì một đàn em, một đồng minh ý thức hệ không tham gia vào đại chiến lược này bằng cách sáp nhập Việt Nam vào với tư cách khu tự trị hoặc một bang trong liên bang Trung Hoa? Đó chẳng phải là mục tiêu cũ của chủ nghĩa cộng sản được thực hiện bởi đất nước Trung Quốc và đàn em Việt Nam hay sao?...
(còn nữa)
Hà Nội, ngày 13/10/2019
N.V.B
Bài bình luận gần đây