You are here

Tại sao Tô Lâm bị các đối thủ chính trị tung ra bằng chứng phạm tội lúc này?

Ảnh của nguyenvandai

Thứ nhất chúng ta có thể khẳng định ngay rằng Tô Lâm có rất nhiều kẻ thù nằm ngay trong Bộ công an.


Công văn số 418/BCA-TCAN do Tô Lâm ký ngày 9 tháng 3 năm 2015 được đóng dấu “TỐI MẬT” tức là mức độ bảo vệ bí mật của nó chỉ đứng sau dấu “TUYỆT MẬT”. Và trong bất kỳ tình huống nào cũng không được đưa ra công khai trước trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Nhưng hiện nay công văn “Tối Mật” số 418/BCA-TCAN được lưu truyền trên mạng xã hội. Chứng tỏ Tô Lâm có rất nhiều kẻ thù trong Bộ công an. Họ là ai?

Như vậy là những đối thủ của Tô Lâm phải có một chức vụ rất cao trong Bộ công an. Và họ đã ra đòn để tìm cách hạ Tô Lâm lúc này.

Tại sao Tô Lâm lại có những đồng chí trong ngành muốn hạ thủ mình như vậy?

Sau Đại hội 12, Tô Lâm ngồi ghế Bộ trưởng nhưng rất lo sợ Nguyễn Phú Trọng trả thù bất cứ lúc nào. Vậy nên Tô Lâm phải làm theo ý muốn của Nguyễn Phú Trọng, tức là thẳng tay với những đồng chí mà đang đứng về phe đối nghịch với Phú Trọng.

Vậy nên, Tô Lâm mất hết lý trí, chỉ còn biết làm theo Phú Trọng thanh trừng hàng loạt các tướng lĩnh trong ngành công an, an ninh, bao gồm cả những đàn em của mình. Biết bao nhiêu kẻ đã từng cung phụng Tô Lâm, nay không được Tô Lâm bảo vệ mà còn trở thành nạn nhân của Tô Lâm.

Những kẻ khác nhìn thấy Tô Lâm cạn tình với đồng bọn, chỉ vì bản thân nên chúng tìm cách để tiêu diệt Tô Lâm.

Nhóm đàn em thứ hai không hài lòng với Tô Lâm là nhóm bị Tô Lâm kéo vào thực hiện các công việc vi phạm pháp luật quốc tế. Bởi đề lấy lòng Phú Trọng, Tô Lâm ép buộc đám đàn em tiến hành bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Trương Duy Nhất. Khiến bọn đàn em vào danh sách đen của cảnh sát Đức và quốc tế. Khiến chúng thấp thỏm, lo âu một ngày nào đó bị truy nã quốc tế, bị bắt và bị giao nộp cho một quốc gia nào đó.

Nhóm thứ hai tức giận với Tô Lâm, là những nhóm an ninh bị Tô Lâm ép buộc thực hiện các hành vi đàn áp, bắt giữ những đồng bào của mình đang đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Nhóm này cũng sợ một ngày nào đó thay đổi chế độ, họ sẽ bị Nhân dân trừng phạt.

Bởi vậy Tô Lâm có rất nhiều kẻ thù trong ngành công an, an ninh.

Một lý do khác nữa là sau khi Tô Lâm lấy được lòng Nguyễn Phú Trọng, được Phú Trọng từng bước coi trọng và tin dùng. Tham vọng của Tô Lâm lại nổi lên, vận động Phú Trọng cho ở lại làm Bộ trưởng thêm một nhiệm kỳ nữa hoặc leo cao hơn lên làm Phó Thủ tướng phụ trách nội chính thay Trương Hòa Bình.

Nếu Tô Lâm thực hiện được tham vọng này thì sẽ có càng nhiều quan chức trong ngành công an, an ninh bị Tô Lâm thanh toán để chiều ý Phú Trọng và kẻ kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng.

Tại sao các đối thủ của Tô Lâm lại tung bằng chứng phạm tội của Tô Lâm và thời điểm này?

Lúc này, cơ quan cảnh sát điều tra đã kết thúc điều tra vụ chuyển nhượng cổ phần giữa AVG và MobiFone. Bản kết luận điều tra đã được các cơ quan truyền thông loan tải. Hành vi phạm tội của các cựu Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã được đưa ra công luận.

Ai cũng thấy mức độ phạm tội tham nhũng của các quan chức cộng sản là khủng khiếp, riêng Nguyễn Bắc Son đã nhận hối lộ 3 triệu Đô la Mỹ của Phạm Nhật Vũ.

Và khi xuất hiện công văn “Tối Mật” số 418/BCA-TCAN do Tô Lâm ký ngày 9 tháng 3 năm 2015 thì ai cũng nhìn thấy vai trò đồng phạm của Tô Lâm trong vụ đại án tham nhũng này.

Vấn đề là Phạm Nhật Vũ đã khai Tô Lâm nhận hối lộ bao nhiêu trong vụ này? Cổ phần của Tô Lâm trong AVG là bao nhiêu?

Tô Lâm có dùng quyền lực để loại bỏ những lời khai bất lợi cho mình ra khỏi hồ sơ vụ án hay không?

Câu trả lời đã có trong tay Nguyễn Phú Trọng.

Những người quan tâm đang chờ đợi xem Nguyễn Phú Trọng hành xử với Tô Lâm như thế nào? Bỏ qua cho Tô Lâm để lấy sự trung thành phục vụ hay xử trảm như Đinh La Thăng và các quan chức khác?

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.