Chiều ngày 26 tháng 8, Ban Bí thư T.Ư Đoàn phối hợp với Học viện Báo chí - Tuyên truyền tổ chức diễn đàn "Đảng viên trẻ tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng".
Trong tình hình Trung Quốc lấn lướt xâm phạm một cách ngang nhiên đối với chủ quyền đất nước nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam lại chú tâm lo bảo vệ “nền tảng tư tưởng của Đảng” thì thật khó coi, mặc dù ai cũng biết những diễn đàn đại loại như vậy được dựng lên cốt để lấy tiền ngân sách, sau là báo cáo với cấp trên là mình có làm việc. Tiền ngân sách không nhiều nhưng hình ảnh một vài chục người ngồi nghe và nói những điều lạc hậu, đi ngược với tư duy thế giới thì thật đáng suy gẫm.
Hãy thử tìm hiểu xem cái được gọi là “nền tảng tư tưởng của Đảng” ấy là gì và tại sao họ lại cố hết sức để bảo vệ nó.
Trong suốt thời gian diễn đàn tổ chức có ba khuôn mặt đăng đàn phát biểu. Người thứ nhất là PGS - TS Đỗ Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí, bà Hằng cho rằng, đối với đảng viên trẻ thì điều quan trọng nhất là chuẩn bị tâm thế, kiến thức, kỹ năng thích hợp để thực hiện nhiệm vụ, sứ mệnh mà Đảng trao cho mình. "Điều đầu tiên là đảng viên trẻ phải đọc. Trước một sự kiện, có thể chúng ta rất bức bối, rất muốn đấu tranh nhưng nếu không nghiên cứu kỹ các luận điểm, không có kiến thức nền tảng thì không thể đấu tranh được"
Đọc, nhưng đọc ở đâu? Thư viện hay báo chí? Báo chí có gì đáng đọc thì các bạn trẻ, ngay cả là đảng viên cũng đều tự hiểu còn thư viện với mớ sách kinh điển chủ thuyết Mác Lê thì các đảng viên trẻ có nuốt nổi không khi mà cơm áo gạo tiền ám ảnh họ hàng ngày, hàng giờ?
Bà Hằng khuyến khích đảng viên trẻ phải đọc để chuẩn bị tâm thế, kiến thức, kỹ năng thích hợp nhưng bà không thể chỉ ra nơi nào có cái khả năng khiến cho đảng viên trẻ đạt được điều mà bà Hằng chỉ bảo. Nơi duy nhất mà các đảng viên trẻ thường thỉnh thoảng ghé mắt vào xem khi có thời gian rảnh rỗi là mạng xã hội, nơi vô cùng nguy hiểm đối với bất cứ đảng viên nào.
Tin trên tờ Thanh Niên loan tải thú vị một điều là phần góp ý bên dưới của người đọc. Không ít ý kiến comment phản biện lại luận điểm của tham luận viên. Một người tên Luong Nguyen, cho biết nhận xét: “Thời buổi công nghệ bây giờ thừa thông tin để đọc nhưng lại quá thiếu những gương đạo đức để noi theo thì học cái gì? Cán bộ như đại úy Lê Thị Hiền, lãnh đạo thì như Lê Tấn Hùng đâu cũng gặp thì bảo ai?”
Một người khác tên Lê Huyền Trang sống ở Hà Nội thẳng thừng nhận xét: “Giặc ngoại xâm chưa nhìn nhận ra nhưng giặc nội xâm không cần học cũng biết, đó là số cán bộ tham nhũng.”
Trong khi đó, người thứ hai, PGS - TS Lương Khắc Hiếu, nguyên Giám đốc Học viện Báo chí - Tuyên truyền, cho rằng nền tảng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Ông Hiếu cho rằng trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước làm căn cứ để phân biệt đâu là đúng, đâu là sai.
Ông Lương Khắc Hiếu nói không có gì mới chỉ là mở lại chiếc máy thu âm được thu những lời lẽ này từ thế kỷ trước. Những lời lẽ từ miệng của các lãnh tụ qua nhiều thời kỳ nhưng khuôn phép không đi trệch ra ngoài một centimet. Những lời lẽ mà tuyên giáo trung ương suốt ngày ngồi ngẫm nghĩ làm cách nào để thu phục nhân tâm nhưng suốt gần 70 năm qua Đảng nói mặc sức Đảng còn Đảng viên có áp dụng thực tế vào hơi thở chính trị của từng người hay không thì Đảng tự hiểu.
Phân tích cách thức mà “thế lực thù địch” thường áp dụng nhằm lung lay trình độ nhận tức của Đảng viên trẻ theo như lời ông Lương Khắc Hiếu thì “Chẳng hạn chúng trích dẫn ông A, ông B là cán bộ đảng viên cao cấp, vi phạm, bị kỷ luật. Đó đều là sự thật cả nhưng chúng dẫn ra để đi đến quy nạp là cán bộ, đảng viên cao cấp của chúng ta tha hóa hết rồi”.
Ông Hiếu nói không sai, thậm chí là quá đúng so với thực trạng đang xảy ra hàng ngày trên mạng xã hội đó là hiện tượng cán bộ cao cấp bị kỷ luật tràn lan. Từ trung ương tới địa phương ngày nào báo chí cũng loan tải những tin tức ông này, bà kia, toàn là cộm cán cả, thay nhau vào lò. Vậy thì người dân có cái nhìn “toàn cảnh” thì có gì sai? Ông Hiếu hãy nhìn lại ngay địa phương ông ở liệu có mấy cán bộ cao cấp không dính chàm không vụ này thì cũng vụ khác.
Phản biện trước luận điểm này của ông Hiếu là comment của hai người Van-Thai Tran Thừa Thiên Huế - và Đinh Văn Tiến ở Hà Nội. Van-Thai Tran viết: “Có một thế lực thù địch rất rõ là những cán bộ có chức có quyền trong bộ máy nhà nước nhưng ăn tàn phá hại của nhân dân, làm thiệt hại cho nhà nước và mất lòng tin dành cho Đảng. Nếu giải quyết được thế lực thù địch này thì tôi tin tưởng rằng không có chỗ đứng cho các luận điệu thù địch. Đinh Văn Tiến Hà Nội cũng đồng ý với luận điển này:
“Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm này. Thế hệ trẻ của chúng ta hiện nay đa phần đang bị thoái hóa từ trong nền tảng giáo dục còn thực tế thì quá là ít ỏi không có môi trường để ren luyện tu dưỡng bởi vậy có những đảng viên trẻ thời nay về ý thức và trách nhiện không bằng các thê hệ trước đây - điều tôi muốn nói là chúng ta hãy tạo ra môi trường để ren luyện ý thức tinh thần nghị lực cho lớp trẻ và lớp ĐV trẻ phải biết làm gì để phụng sự nhân dân và Tổ quốc.”
Trong buồi hội thảo, người thứ ba là bà TS Lê Thị Chiên, Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng đảng viên trẻ, bộ phận ưu tú của tầng lớp thanh niên, có tri thức, ước mơ, khát vọng, hoài bão. Vì vậy, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thì công việc của các đảng viên trẻ là phải học tập lý luận chính trị, nâng cao trình độ, trong đó việc học tập lý luận chính trị phải đặt lên hàng đầu.
“Không học, không nâng cao hệ miễn dịch của bản thân thì không thể nhận diện được luận điệu của thế lực thù địch”
Trả lời cho ý kiến này là Đặng Xuân Diễn ở Nghệ An viết: “Không có lời khuyên nào có giá trị bằng việc làm. Sự thiếu gương mẫu của Đảng viên biến chất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của XH thì sao lại không ảnh hưởng đến người trẻ?”
Trong khi đó như mọi cuộc thảo luận chính trị lúc nào cũng có người đứng lên báo cáo thành tích của mình như một cách làm quà cho câu chuyện. Lần này là Nguyễn Ngọc Trinh, Bí thư Đoàn phường Thành Công (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), cho biết với tư cách là Bí thư Đoàn phường và phó bí thư dân quân phường, chị đã tham mưu cho chi bộ phát động phong trào mỗi ngày một điều Bác Hồ dạy.
Bên cạnh đó, chị Trinh cũng tham mưu thành lập “đội phản ứng nhanh” để đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, thù địch.
Không biết “chị” Trinh nói đến Bác Hồ dạy cho ai vì Bác dạy hai đối tượng, thứ nhất là 5 điều cho thiếu niên nhi đồng thứ hai là 6 điều cho Công an Nhân Dân. Theo chị Trinh mỗi ngày làm một điều thì chỉ trong vòng 5 hay 6 ngày là hết vậy trong suốt 360 ngày còn lại “chị” sẽ làm gì?
Còn “Đội phản ứng nhanh” mà chị tự hào thì dùng vào việc gì ngoại trừ trở thành dư luận viên lên các trang mạng xã hội để report, “chỉ điểm” hay tệ hơn là vu khống các cá nhân có lời lẽ mà diễn đàn cho là thế lực thù địch?
Hôm nay mới biết, “nền tảng tư tưởng của Đảng” là vậy ư?
Bài bình luận gần đây