You are here

Nguyễn Phú Trọng đã sức tàn lực kiệt?

Ảnh của nguyenvandai

(Nguyễn Phú Trọng vắng mặt trong Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chỉ thị 05CT-TW do Ban Bí thư tổ chức)

Hàng năm vào dịp kỷ niệm cái gọi là “Cách mạng tháng Tám năm 1945” thì những người cầm đầu của đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước, chính phủ, quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, đoàn thể ở trung ương và thành phố Hà Nội bao giờ cũng tổ chức vào viếng lăng Hồ Chí Minh và có buổi mít tinh khá hoành tráng. Đồng thời được các cơ quan truyền thông báo chí đưa tin rầm rộ.


Năm nay, hoàn toàn không thấy các cơ quan truyền thông báo chí của cộng sản đưa tin hay đả động đến việc tổ chức kỷ niệm sự kiện quan trọng này.

Hỏi thăm một số nguồn tin trong nước thì được biết Nguyễn Phú Trọng tuy đã phục hồi được phần nào sức khỏe, có thể tham gia một số cuộc họp ngắn. Nhưng Nguyễn Phú Trọng không dám tham dự các sự kiện ngoài trời, các sự kiện đông người và kéo dài vì sợ tái đột quỵ.

Điều này cho thấy Nguyễn Phú Trọng vô cùng lo lắng và rất cẩn thận với vấn đề sức khỏe của ông ta.

Như vậy chỉ vì sức khỏe của cá nhân Nguyễn Phú Trọng mà ông ta cũng sẵn sàng hủy bỏ mọi hoạt động tưởng niệm, kỷ niệm cái ngày gọi là “cách mạng tháng Tám” vốn vô cùng quan trọng của đảng cộng sản. Nhờ ngày này mà đảng cộng sản đã cướp được chính quyền và họ duy trì sự cai trị của họ cho tới ngày hôm nay.

Sáng nay 20 tháng 8 năm 2019, cuộc họp Ban bí thư trung ương sơ kết 3 năm thực hiện chỉ thị 05CT-TW, Nguyễn Phú Trọng cũng vắng mặt. Tham dự Hội nghị có Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn…

Đây cũng là một Hội nghị quan trọng của đảng CSVN.

Có thể nói Nguyễn Phú Trọng giờ đây sức tàn lực kiệt, nhưng vẫn cố ngồi ôm, giữ hai ghế mà không chịu buông cho những người khác trong đảng. Nguyễn Phú Trọng chỉ khả năng ngồi giữ hai ghế của mình để ban phát chức quyền cho kẻ dưới và ra lệnh trừng phạt những đối thủ trong đảng mà thôi.

Các cụ ta đã tổng kết cấm có sai: “chó già giữ xương!”

Ngày nay, chúng ta có nói: “chó già giữ xương,Trọng già giữ ghế”