Hình: Hội thảo công bố MOBI 2018
Sáng ngày 30/7, hội thảo công bố chỉ số công khai ngân sách Bộ, cơ quan trung ương (MOBI) 2018 đã diễn ra tại Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên MOBI được công bố, có nghĩa 2018 là năm đầu tiên MOBI được tiến hành.
Cùng với chỉ số công khai ngân sách cấp tỉnh (POBI) ra đời trước đó 1 năm, MOBI là một phần của bức tranh về công khai ngân sách tại Việt Nam, với mục tiêu thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc quản lý ngân sách nhà nước.
MOBI 2018 được thực hiện bởi Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP), với sự chủ trì của Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), đo mức độ công khai ngân sách của 37 cơ quan trung ương, trong đó có 31 Bộ và cơ quan ngang Bộ.
MOBI 2018 bao gồm 4 tiêu chí: (1) tính sẵn có, (2) tính kịp thời, (3) tính thuận tiện, và (4) tính đầy đủ, được đánh giá đối với 6 tài liệu bắt buộc công khai theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015, trong đó có dự toán và quyết toán thu chi ngân sách.
Hình: MOBI 2018 (Nguồn: BTAP)
MOBI 2018 cho kết quả "không mấy khả quan", như BTAP nhận định, về tình hình công khai ngân sách của các cơ quan trung ương. Cụ thể:
Các điểm khái quát nêu trên và các chi tiết theo từng tiêu chí của MOBI 2018 cho thấy các cơ quan trung ương chưa tuân thủ quy định về công khai ngân sách theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và văn bản hướng dẫn là Thông tư 61/2017/TT-BTC.
Nếu so sánh với POBI 2018, thậm chí với POBI 2017, MOBI 2018 thể hiện một điều có vẻ nghịch lý là các cơ quan trung ương ít công khai ngân sách hơn các cơ quan địa phương.
Dù vậy, nếu POBI 2018 có sự cải thiện đáng kể so với POBI 2017, thì MOBI cũng có thể thay đổi theo chiều hướng tương tự, bởi các cơ quan trung ương khó có thể không bận tâm đến việc cải thiện chỉ số này vào các năm sau.
Hẳn nhiên, cùng với MOBI, sự giám sát của Quốc hội và người dân sẽ thúc đẩy hơn nữa sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan trung ương trong việc quản lý ngân sách nhà nước.
Bài bình luận gần đây