Theo truyền thông của chế độ cộng sản cho biết thì đoàn Thanh tra của Bộ xây dựng Phó trưởng phòng Phòng chống tham nhũng Nguyễn Thị Kim Anh cầm đầu cùng 5 đồng nghiệp đã đưa ra cái giá “kỷ lục” hàng chục tỷ đồng mà doanh nghiệp bị đòi chung chi cho một đoàn thanh tra. Trong khi đối tượng bị thanh tra mới chỉ là một vài doanh nghiệp thuộc cấp huyện.
Đây không phải trường hợp cá biệt, khi tháng 4 mới đây, toàn bộ đoàn thanh tra 5 người của tỉnh Thanh Hóa bị bắt vì tống tiền doanh nghiệp. Chánh thanh tra Bộ TT&TT cũng mới bị bắt vì hành vi bao che vụ “đánh bạc nghìn tỷ”...
Một doanh nghiệp ở Hồ Chí Minh vừa kêu trời vì phải tiếp đến…138 đoàn thanh tra. Từ quận, tới phường, tới các cơ quan chức năng, cũng thuộc cấp quận. Tất nhiên “có lửa mới có khói”, nhưng “khói” mịt mù kiểu ấy không chết ngạt mới lạ. Và điều đáng nói hơn cả, là hiệu quả của hàng trăm đợt thanh tra, kiểm tra ấy là gì? Tại sao phải huy động một lực lượng (ăn lương nhà nước) dày đặc đến như vậy để “làm rõ sai phạm” của một doanh nghiệp, nếu có?! Để rồi đến giờ cũng chưa thấy “sai phạm” nào được chỉ ra, những vướng mắc giữa doanh nghiệp và dân cũng chưa được giải quyết.
Ngành Thanh tra của chế độ cộng sản đã bị Nhân dân đặt cho câu vè ngay từ những ngày đầu thành lập:
“Thanh cha, thanh mẹ, thanh gì?
Hễ có phong bì là cứ thanh you”
Để thấy, thanh tra từ xưa đến nay là nghề luôn bị điều tiếng, nhất là với thể chế chính trị độc đảng toàn trị vận hành theo mô hình bộ máy quan liêu.
Trong chế độ cộng sản thì 100% quan chức từ trung ương tới địa phương đều hủ bại và tham nhũng. Khi có các dự án đầu tư, thì các quan chức cộng sản cũng cấu kết với các doanh nghiệp để rút tiền từ dự án, nhẹ thì 30%, cao thì tới 50%.
Bởi vậy các đoàn Thanh tra từ trung ương hay từ các bộ, nghành, địa phương tới thanh tra thì thực chất là để trấn lột lại một phần tiền mà các quan chức và doanh nghiệp đã rút ruột dự án hay ngân sách. Ở đây không còn là vấn đề “vòi tiền” như báo chí cộng sản nêu lên. Người bị “vòi tiền” thì có thể cho hoặc không cho. Và kẻ đi “vòi tiền” thì chỉ có thể gợi ý xin tiền mà không bao hàm những lời lẽ mang tính đe dọa, khủng bố tinh thần.
Và thực tế thì nếu các thanh tra chỉ “vòi tiền” thì không tới mức bị quan chức và doanh nghiệp địa phương phối hợp với công an để bắt quả tang khi nhận tiền.
Vậy nên ở đây bản chất thực sự là trấn lột. Vì kẻ đi trấn lột sẽ đưa ra mức tiền cụ thể, nếu không được đáp ứng thì kẻ bị trấn lột sẽ phải gánh chịu hậu quả gì đó,...
Nhưng tại sao lại có phần lớn các đoàn thanh tra trấn lột tiền xong thì được an toàn và có những đoàn thanh tra thì bị bắt khi đang nhận tiền?
Những đoàn thanh tra ăn tiền trót lọt bởi những sai phạm của quan chức cộng sản bị thanh tra là nghiêm trọng, nếu bị phanh phui thì hậu quả khôn lường, cũng có thể các đối tượng bị thanh tra có quan chức cấp trên bảo kê nên hai bên có thể dàn xếp ổn thỏa. Hoặc khi vòi tiền không tỏ thái độ trịch thượng, mức tiền vòi vĩnh ở mức độ quan chức bên dưới và doanh nghiệp chấp nhận được,... Tóm lại hai bên kẻ đi trấn lột và kẻ bị trấn lột đều hài lòng và chấp nhận.
Những đoàn thanh tra đi trấn lột bị bắt quả tang là không đánh giá đúng vị thế của những kẻ bị trấn lột ở địa phương. Những kẻ bị trấn lột có ô dù lớn ở trung ương hoặc được bảo kê ở địa phương. Nên những thanh tra đưa mức tiền quá cao, cướp hết miếng ăn của bọn quan lại cộng sản tại địa phương, khiến chúng tức giận mà cùng nhau lập mưu, cài bẫy đưa các quan thanh tra này vào tròng. Trong trường này bọn quan lại cộng sản ở địa phương bảo kê và bảo vệ lẫn nhau.
Tóm lại, trong chế độ cộng sản, mọi quan chức từ bé tới lớn đều xấu xa như nhau. Có những quan chức thì chiếm đoạt tiền từ ngân sách đầu tư hay cũng chính là tiền thuế của Nhân dân. Còn lại có những bọn quan chức khác đi trấn lột lại để phục vụ cho cuộc sống xa hoa, hủ bại của họ và gia đình họ.
Nhưng số lượng những kẻ tham ô và những kẻ đi trấn lột bị lật kèo và bị bắt như vừa qua còn quá ít. Phần lớn họ và gia đình của họ vẫn sống xa hoa trên những đồng tiền đẫm mồ hôi, nước mắt và xương máu của Nhân dân.
Bài bình luận gần đây