Phải 28 năm sau, khi chế độ XHCN sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, mới có một biến cố chính trị lớn nhằm lật đổ một nhà nước XHCN. Điều này nói lên, tàn dư của CHXH rất dai dẳng.
Xét về phạm vi toàn cầu thì hệ thống XHCN chính thức tan rã từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Venezuela và vài nước XHCN còn sót lại chỉ là tàn dư của nó mà thôi.
Để dễ hình dung, hãy xét trong phạm vi một quốc gia. Chế độ Pol Pot chính thức sụp đổ ngày 7/1/1979 nhưng tàn quân của nó chạy đến vùng biên giới Thái Lan, củng cố lực lượng chống quân tình nguyện Việt nam và nhà nước non trẻ ở Camphuchia rất quyết liệt. Mãi đến 20 năm sau, tức là năm 1999, Khmer đỏ mới chết hẳn.
Venezuela vốn là một quốc gia giàu có, tươi đẹp, được mệnh danh là cường quốc dầu mỏ, cường quốc hoa hậu. Thế nhưng con đường đi theo CNXH đã biến đất nước này thành xứ sở hoang tàn, kiệt quệ, đói nghèo. Hơn 2 triệu người phải bỏ tổ quốc ra đi trong một quốc gia 32 triệu dân. Và bây giờ, hàng triệu người dân đã đứng lên đòi thay đổi chế độ.
Trong cơn khủng hoảng lên tới đỉnh điểm, Chủ tịch quốc hội, nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaido tự tuyên xưng là tổng thống lâm thời.
Juan Guaido hoạt động trong phong trào đối lập từ hồi còn là sinh viên, đứng về phía những người dân bị áp bức, bóc lột. Anh là thành viên sáng lập đảng Ý chí Nhân dân. Và với tuổi đời còn rất trẻ, có thể so sánh Juan Guaido với Lech Wałęsa thủ lĩnh Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan trước đây.
Ngay lập tức, Hoa Kỳ và các nước Peru, Paraguay, Brazil, Chile, Colombia đã lên tiếng ủng hộ Guaido nhậm chức Tổng thống lâm thời Venezuela.
Tổng Thư ký Tổ chức Các quốc gia châu Mỹ (OAS) Luis Almagro ra tuyên bố công nhận vai trò Tổng thống lâm thời của ông Guaido.
Tổng thống lâm thời Guaido đang phát biểu trước người dân Venezuela. Ảnh AFP
Việt Nam có trung lập trước biến cố ở Venezuela không?
Để biết về thái độ của VN trước cơn khủng hoảng về chính trị ở Venezuela, không thể suy đoán từ mối quan hệ luôn luôn tốt đẹp, ủng hộ, bảo vệ lẫn nhau giữa VN và Venezuela mà phải căn cứ vào tuyên bố của nhà nước VN.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về biến động chính trị đang diễn ra ở Venezuela, người phát ngôn Bộ ngoại giao VN nói: "Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi, và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định".
Bằng tuyên bố này, nhiều người cho rằng VN giữ lập trường trung lập về vấn đề này.
Nếu phân tích kỹ phát ngôn của Bộ ngoại giao thì thái độ của VN không phải thế.
Mong muốn hòa bình ổn định, điều đó có nghĩa là VN không muốn xảy ra biến động chính trị ở Venezuela mà muốn ổn định chế độ độc tài Maduro. Đấy là kiểu ổn định mà nhà cầm quyền VN hay nói tới, ví dụ hay khoe VN ổn định về chính trị (trong kêu gọi đầu tư, kêu gọi khách du lịch chẳng hạn), “Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được 1 nền hòa bình và thịnh vượng” (Báo Quân đội)
Đám DLV, lực lượng 47 thường chửi những người hoạt động dân chủ rằng đất nước đang ổn định, tại sao chúng mày cứ làm rối lên.
Cái “ổn định” đối với nhà cầm quyền VN là như vậy. Là kẻ cầm quyền cứ cầm quyền, kẻ bị trị cứ bằng lòng với thân phận bị trị. Họ không muốn có sự xáo trộn nào về chính trị cả.
Với "mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định", rõ ràng VN không muốn có sự thay đổi ở Venezuela. Họ không hề trung lập trong biến cố chính trị này mà là ủng hộ chế độ độc tài Maduro. Đây là ngôn ngữ ngoại giao quen thuộc của lãnh đạo VN. Họ rất tinh khôn ở việc dùng ngôn ngữ, không cần nói đến chữ ủng hộ mà lại ra ủng hộ vậy.
Nếu họ thêm một chữ “sớm” - mong muốn Venezuela SỚM ổn định thì lại là thái độ khác. Khi đó, mới có thể nói VN trung lập trong cơn khủng hoảng chính trị ở Venezuela.
26/1/2019
Nguyễn Tường Thụy
Bài bình luận gần đây