You are here

Phỏng vấn tổng lãnh sự Lê Quốc Hùng: Việt Nam có 1,5 triệu trang facebook

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}

Lời BLOG: Các bạn Việt Weekly vừa gởi cho mình bài phỏng vấn này và đồng ý để mình đăng trên blog Trần Đông Đức trước khi các bạn ấy đăng lên báo giấy ngày mai thứ Năm (17/03/11). Mình đã đọc qua bài phỏng vấn này và cảm thấy là có một vài chỗ thú vị về mặt thời sự như sở di trú Mỹ đóng cửa, Việt Nam định mở thêm lãnh sự quán mới ở Los Angeles, Thuý Nga Paris By Night muốn đưa sản phẩm về Việt Nam nhưng có phải phải thay đổi nội dung?

“Anh Ngạn ơi!!!”
Việt Weekly không có ấn bản điện tử trên mạng và mình cảm thấy về mặt nội dung tuy mang tiếng phỏng vấn nhưng lại cuộc gặp mặt thân tình tạo nên một quan hệ tâm sự trữ tình chẳng khác nào dòng sông ly biệt (nhớ đọc phần cuối nha) rất là đường đường mật mật cho nên mình quyết định đưa vào blog của mình hôm nay. Các bạn cứ vô tư phân tích, bình luận về phương diện truyền thông. Nếu muốn ném đá thì vào facebook của mình nhé! Ngoài một số hình ảnh của Viet Weekly đưa, mình có dùng một số hình khác của mình với mục đính trám chỗ cho vừa mắt chứ không có ý gì khác. Mời các bạn xem nhé!

Etcetera (ETC): Trước hết xin cảm ơn Tổng lãnh sự Lê Quốc Hùng đã tạo cơ hội cho một số nhà báo độc lập ở Nam Cali có dịp được ngồi trao đổi với ông trên phương diện báo chí.  Xin Tổng lãnh sự cho biết mục đích của chuyến đi xuống miền Nam California, khu vực Little Saigon lần này của ông và phái đoàn Lãnh sự quán là gì?
Tổng lãnh sự Lê Quốc Hùng (LQH): Mục đích của chuyến đi của chúng tôi là thăm hỏi bà con nhân dịp đầu xuân và cũng để nói lời chia tay với bà con vì không còn bao lâu nữa tôi sẽ mãn nhiệm kỳ . Nhân dịp này tôi có được cơ hội gặp gỡ các anh nhà báo là điều rất quý. Được  ngồi với nhau cùng  trao đổi, đối thoại để hiểu biết nhau hơn bao giờ cũng tốt qua đó tránh được  sự hiểu lầm, những thông tin không chính xác khiến ngộ nhận đôi bên. Hôm nay tôi rất vui  được tạo điều kiện gặp gỡ với giới báo chí, truyền thông .Để  được tụ nhiên, có lẽ ta không nên coi đây là cuộc phỏng vấn mà nên coi như cuộc gặp mặt thân tình giữa Tổng lãnh sự với giới báo chí truyền thông nhân dịp đầu xuân
Nguyễn Phương Hùng (NPH): Với tư cách là một người làm truyền thông, chúng tôi hy vọng cuộc nói chuyện của chúng ta sẽ diễn ra trong tinh thần cởi mở giữa các nhà báo và những người đại diện cho chính quyền Việt Nam. Về phía cộng đồng người Việt hải ngoại, chúng tôi muốn tìm hiểu, quan tâm về Việt Nam. Chúng tôi xem đây là một cuộc trao đổi, hy vọng mang lại sự cảm thông giữa những người bên trong và ngoài nước. Hy vọng cái cầu này sẽ tiếp tục để chúng ta biết về nhau nhiều hơn trong tương lai.
 ETC: Thưa ông Tổng lãnh sự, trong nhiệm kỳ vừa qua của mình, xin ông cho biết những việc gì ông đã đạt được?
LQH: Có thể nói rằng trong nhiệm kỳ 3 năm vừa qua (2008-2011), chúng tôi đã cố gắng làm được rất nhiều việc. Trước hết là thực hiện chức năng của một Lãnh sự quán, tức là tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong các thủ tục hành chánh như làm visa, hộ chiếu, thủ tục lãnh sự bảo hộ công dân v.v. Điểm thứ hai, là đã tạo ra được những mối quan hệ  với chính giới địa bàn thuộc tiểu bang California và một số tiểu bang lân cận. Điều dễ  cảm nhận là đến đâu, chúng tôi cũng thấy chính giới của Hoa Kỳ rất quan tâm và có thiện chí với Việt Nam, đến khu vực Đông Nam Á. Điều này làm tôi rất phấn khởi. Nếu như cách đây 10, 15 năm mà dự đoán, thì những gì đã xảy ra là không thực tế, nhưng bây giờ đã là hiện thực. Tôi rất quan tâm thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây là một thành công của chúng tôi trong nhiệm kỳ vừa qua. Trong dòng chảy chung, mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam- Hoa kỳ đang ngày một tốt lên như một  xu thế mà một bộ phận trong cộng đồng lại tách ra khỏi dòng chảy chung đó là điều đáng tiếc!. Xu thế chung này tác động lẫn nhau, tức là nếu quan hệ với nước sở tại tốt thì  sẽ tác động tích cực lên mối quan hệ với cộng đồng (người Việt ở nước sở tại) và ngược lại, quan hệ tốt với cộng đồng sẽ thúc đẩy quan hệ với nước sở tại. Điều tôi rất mừng là trong nhiệm kỳ vừa qua, tôi thấy cộng đồng bà con mình ngày càng có tiếng nói trong đời sống chính trị nước Mỹ, từ các thành phố, các địa hạt đến các tiểu bang. Là  người Việt Nam, vui mừng với những thành công chung của cộng đồng. Trong 3 năm qua, tôi được đi nhiều, tiếp xúc nhiều và nhận được tình cảm của bà con, mặc dù có thể cũng có những điểm chưa đồng, chưa hài lòng, nhưng phần lớn rất tình nghĩa, rất thiện chí. Chúng tôi  đã tạo được một mối quan hệ tốt với nhiều hội đoàn, với bà con các giới, từ những người có vị trí trong xã hội Mỹ:các nhà khoa học, trí thức, các nhà họat động văn hóa, giáo dục, các nhà kinh doanh thành đạt đến những người  có hòan cảnh khó khăn, những người nghèo,thậm chí cả những người vô gia cư….Chúng tôi đã cố gắng làm tốt  vai trò là cầu nối giữa quê hương và cộng đồng Việt tại địa bàn. Một trong những sự kiện lớn đã được thực hiện thành công trong năm 2009, đó là “Meet Việt Nam” (Gặp gỡ Việt Nam) mà báo chí hải ngoại đưa tin rất nhiều, kể cả tuần báo Việt Weekly cũng tường trình đầy đủ. Cũng có những dư luận không đúng được đưa ra trên mặt báo chí, nhưng chúng tôi không phiền lòng, vì nỗ lực chính là muốn đưa thông tin chính xác,những hình ảnh  trung thực về Việt Nam “Meet Vietnam” là sự kiện có tầm vóc lớn, chưa từng xảy ra trên đất Hoa Kỳ. Thông qua Meet Việt Nam với môt lọat các cuộc hội thảo về giáo dục, đầu tư, thương mại, du lịch...với các cuộc triển  lãm về văn hóa (hội họa, trang phục, sách, nhạ cụ truyền thống…) chúng tôi muốn quảng bá hình ảnh Việt Nam với nước sở tại. Riêng với cộng đồng người Việt, chúng tôi muốn mang một món ăn tinh thần từ quê hương đến với bà con nhất là đối với những người vì hoàn cảnh chưa có dịp trở lại Việt Nam thì những dịp như vậy để bà con biết và hiểu hơn về Việt Nam. Như trên đã nói, trong nhiệm kỳ 3 năm qua chúng tôi đã làm được nhiều việc góp phần gắn kết cộng đồng người Mỹ gốc Việt với đất nước. Tuy nhiên do nhiều lý do, cũng có một số việc muốn làm  mà chưa thực hiện được .Tôi hy vọng sắp tới đây, vị kế nhiệm của tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ   theo hướng này
 NPH: Thưa ông Tổng lãnh sự, Năm 2010, Tòa lãnh sự Việt Nam ở Houston đã được thiết lập, như vậy, về mặt ngoại giao, đây là một bước tiến mới trong chính sách ngoại giao của Việt Nam trong việc tiếp cận với khối người Mỹ gốc Việt nói chung, trong thời gian tới, liệu có một Tòa lãnh sự Việt Nam được thiết lập ở Los Angeles hay ở Orange County không? Tuần qua, sự kiện Đại sứ Lê Công Phụng được ông thị trưởng Jerry Senders trao chìa khóa vàng ở thành phố San Diego khiến một số người tin rằng đây có lẽ là một bước dọn đường (cười)?
LQH: Theo kế hoạch, trên đất Hoa Kỳ trong thời gian tới, có thể chúng tôi sẽ mở thêm một vài nơi khác mà trước mắt là mở Tòa Tổng lãnh sự tại  Los Angeles để tạo điều kiện cho bà con không phải đi xa khi cần đến thủ tục giấy tờ, visa, hộ chiếu.
 
 ETC: Liên quan tới vấn đề hành chánh, một thông tin mới báo chí đưa tin Sở Di Trú Hoa Kỳ ở Việt Nam sẽ đóng cửa vào cuối tháng 3, 2011, đây là một sự kiện được nhiều người Mỹ gốc Việt quan tâm, ông có thể cho biết thêm lý do gì xảy ra sự kiện này?
LQH: Tôi nghe nguồn tin này cũng có nhiều điểm thất thiệt lắm. Có người hỏi tôi  là, “nghe nói Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Việt Nam sẽ đóng cửa? “ Tôi nghe cũng giật mình, và bây giờ câu hỏi về Sở Di Trú Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin giải thích thế này: Sau chiến tranh, có một lọat các chương trình dành cho người Việt ra đi: Chương trình “ra đi có trật tự” ODP (Orderly Departure Program), chương trình H.O. (Humanitarian Operation) dành cho các cựu sĩ quan VNCH, và chương trình dành cho các con lai (AC). Sau khi kết thúc ba chương trình này, vẫn còn lai rai một số trường hợp  tiếp tục nộp đơn. Phía Hoa Kỳ cho thành lập bộ phận với tên gọi là USCIS  (US Citizenship and Immigration Service) nói nôm na là Sở Di Trú và Di Dân trực thụộc Bộ An ninh nội địa (Home Land Security).Theo tôi được biết, suốt năm 2010, chỉ có 10 trường hợp được giải quyết theo dạng này.Điều này cho thấy sự tồn tại của bộ phận này là không hiệu quả. Chính vì vậy mà phía Hoa Kỳ quyết định đóng cửa Sở Di Trú.Quyết định nảy hòan tòan là nội bộ của Hoa kỳ. Tuy nhiên, đóng cửa Sở Di Trú, không có nghĩa là ngưng giải quyết các hồ sơ tồn đọng  mà phần công việ trước đây do USCIS sẽ nhập chung vào chức năng của phòng Lãnh sự của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh, xem như đây là diện di dân bình thường. Hôm qua tôi có trao đổi  trực tiếp qua điện thọai với vị đồng nghiệp của tôi là ông Lê Thành Ân,Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại  thành phố HCM, ông có thông qua tôi  nhờ nhắn với bà con không nên hoang mang lo lắng gì về việc USCIS đóng cửa. Những hồ sơ  trước đây do USCIS giải quyết, từ nay  sẽ do Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ (bộ phận lãnh sự) thụ lý. 
NPH: Trong nhiệm kỳ làm Tổng lãnh sự Việt Nam ở San Francisco, kinh nghiệm của ông cho biết những đối tác giao dịch về kinh doanh, kinh tế, chính trị v.v. cộng đồng nước nào hoạt động mạnh nhất, khối người Mỹ gốc Việt có tham gia nhiều không, đứng hàng thứ mấy, tỉ lệ % là bao nhiêu?
LQH: Tôi có thể nói rằng trong cộng đồng sắc tộc ở Hoa Kỳ  khối người Hoa là lớn nhất. Sau đó là người Hàn Quốc, người Mễ. Còn nói về đầu tư của cộng đồng người Việt hải ngọai về Việt Nam thì cộng đồng người Mỹ gốc Việt là nhiều nhất. Tôi không có con số cụ thể, vì có các dự án của riêng người Mỹ gốc Việt, có dự án chung với chủ đầu tư là người Mỹ hoặc người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ gốc Hàn, gốc Nhật… Trong số 8 tỉ đóng góp vào trong nước, gọi là “kiều hối” thì cộng đồng Việt ở Mỹ đóng góp nhiều nhất. Tôi không muốn nói rằng người Mỹ gốc Việt đóng góp vì họ thành công hơn ở các quốc gia khác, nhưng số người Mỹ gốc Việt là một nửa tổng số người dân Việt ở hài ngọai. Con số gần 4 triệu người ở hải ngoại, thì người Mỹ gốc Việt hơn một triệu rưỡi, xem như là phân nửa rồi. Thứ hai nữa, Hoa Kỳ là nước phát triển hàng đầu của thế giới, nên sự đóng góp của người Mỹ gốc Việt ở đây cũng rất rõ nét. Nói cụ thể số người Mỹ gốc Việt về nước thăm thân nhân, là một đóng góp. Trong năm qua, toàn thế giới đã có khoảng 600,000 việt kiều về thăm quê hương. Trong số này, có khỏang một nửa về từ Hoa Kỳ. Thứ hai là đóng góp vốn đầu tư về trong nước rất cao. Thứ ba là chất xám.Bà con, anh em làm việc trong các cơ sở khoa học, kỹ thuật tiên tiến của Hoa Kỳ, viện nghiên cứu, chắc chắn tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Khi về nước làm việc, kinh doanh, chắc chắn họ cũng mang chất xám về.
 ETC: Giới trí thức, truyền thông ở hải ngoại quan tâm và cho rằng, tại sao chính quyền CSVN không chủ trương mở rộng bình thường 2 chiều tất cả mọi sinh hoạt về mọi mặt. Thí dụ văn hoá phẩm và báo chí hải ngoại?
LQH: Tôi xin nói rộng hơn một chút, cứ gọi là vấn đề trao đổi văn hóa, nghệ thuật, chứ không riêng gì văn hóa phẩm. Tôi lấy ví dụ chuyện văn nghệ, các ca sĩ từ trong nước ra hải ngọai,  các nghệ sĩ người Việt ở hải ngọai về trong nước biểu diễn, đó là một hình thức trao đổi văn hóa nghệ thuật. Chuyện gì cũng phải được đánh giá khách quan. Hiện nay, chính sách của nhà nước Việt Nam hoan nghênh các ca sĩ hải ngoại về trình diễn trong nước. Trừ một số trường hợp cá biệt, còn nói chung là được hoan nghênh. Có nhiều trường hợp ca sĩ bên ngoài khó khăn, nhưng lại thành công và được đón nhận trong nước. Họ tổ chức nhiều liveshow rất hoành tráng. Như các trường hợp Quang Lê, Nguyễn Cao Kỳ Duyên v.v. nhà nước rất hoan nghênh. Ngược lại, ca sĩ trong nước ra đây trình diễn, lại gặp rất nhiều khó khăn như vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mới đây là một ví dụ. Không phải do chính quyền Hoa Kỳ, mà do cộng đồng tạo ra. Khi quý vị về trong nước, chúng tôi tạo điều kiện tốt, còn khi nghệ sĩ trong nước ra ngoài biểu diễn thì gặp nhiều khó khăn, rắc rối. Như vậy là không công bằng, nên nói sòng phẳng với nhau như vậy. Còn về mặt văn hóa phẩm, tôi nghĩ rằng phía nhà nước Việt Nam sẽ ngày càng cởi mở hơn, đến một lúc nào đó,  những sản phẩm văn hóa sẽ được  phép phát hành trong nước. Ví dụ sản phẩm của TT Thúy Nga Paris by nights, hiện họ rất muốn đưa sản phẩm về trong nước, nhưng hiện nay chưa được.Chúng ta cần có thêm thời gian, và phải có thiện chí. Nếu đưa văn hóa phẩm vào để truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực…anh hưởng thuần phong mỹ tục,đạo đức xã hội thì không thể chấp nhận. Còn nếu  đưa văn hóa phẩm vào nhằm mục đích tuyên truyền để chống phá chế độ, gây rối an ninh,trật tự  thì ngay ở Hoa Kỳ cũng cấm, chứ đừng nói Việt Nam 

NPH: Sau 3 năm hoạt động trong vai trò Tổng lãnh sự, ông đánh giá sao về những cuộc biểu tình, chống đối sự hiện diện của các viên chức chính quyền Việt Nam  ở Hoa Kỳ? Ông muốn nói gì với những người có quan điểm khác biệt này?
LQH: Tôi cảm ơn nhà báo Nguyễn Phương Hùng đã nêu lên một câu hỏi khá “nhạy cảm” này. Những cuộc biểu tình, mà ở đây người ta hay gọi là “dàn chào” không phải chỉ nhắm tới các quan chức từ Việt Nam sang. Mà một vài dịp khác, tôi vẫn thấy bà con đứng cầm cờ, phản đối. Điều tôi nhận thấy là xu thế chung, số người biểu tình ngày càng bớt đi. So với những năm trước, rất rõ nét. Mỗi năm một vài lần. Như dịp 30 tháng 4, một vài dịp khác, và số người tham dự ngày càng ít. Như hôm rồi, trước  Lãnh sự quán cũng có biểu tình, chỉ có khoảng 10 người thôi. Sự việc này nói lên điều gì? Theo tôi là, chuyện hòa hợp với nhau, nói thì dễ, nhưng thực thi không đơn giản. Quốc gia nào cũng có vấn đề. Nhanh thì sẽ giải quyết 5 năm, 10 năm, nhưng cũng có những chuyện tồn tại cả thế kỷ chưa nguôi ngoai. Cuộc nội chiến Nam Bắc của Hoa Kỳ 1861 kéo dài 4 năm, 1865 sau khi miền Bắc thống nhất miền Nam, giang sơn về một mối, nhưng sự ly tán của lòng dân, sự khác biệt ngăn cách giữa Bắc và Nam vào thời đó, rất sâu nặng, phải mất khoảng gần 100 năm sau vết thương nội chiến mới hoàn toàn xóa khỏi tâm thức của người dân hai miền. Chỉ với 4 năm của cuộc chiến, mà mất gần 100 mới hàn gắn hết nổi. Việt Nam mình từ  khi kết thúc cuộc chiến với Mỹ tính đến nay đã hơn 30 năm, cũng là dài rồi đấy, nhưng vẫn chưa bằng người ta. Vượt qua nỗi đau chính mình rất khó. Vẫn còn nhiều hận thù. Vẫn còn nhiều trăn trở. Hòan cảnh bỏ nước ra đi mỗi người mỗi khác nên phản ứng về quá khứ của mỗi người mỗi khác. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói,trong hoàn cảnh mới, sự phát triển của đất nước, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã hàn gắn, xích lại gần nhau, chính sách của Nhà nước Việt Nam ngày càng cởi mở. Tôi tin rằng nỗi đau trong từng người mỗi ngày một giảm bớt đi. Trời San Francisco rất lạnh, các bác cao niên cầm cờ đứng ngoài trời phản đối, biểu tình…tôi thực sự rất thương, xin nói thật lòng. Mỗi người mỗi hoàn cảnh. Phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ, mình mới hiểu được. Nhìn lại quá khứ để rút ra bài học cho hiện tại và tương lai chứ không nhắc lại quá khứ để khơi sâu thêm thù hận.Một dân tộc  mạnh  là dân tộc biết khép lại quá khứ để vươn đến tương lai. Trước đây, trong cuộc chiến ở Việt Nam, Hoa Kỳ đổ 500,000 quân vào, còn không làm được gì. Còn bây giờ, dù biểu tình là một biểu hiện của tự do ngôn luận ở đất nước cờ hoa này, thôi cũng được đi. Nhưng đâu có giải quyết được gì? Tại sao chúng ta không khép lại nỗi đau quá khứ? không lẽ cứ  đem lịch sử đau buồn ra để gậm nhấm hoài?

ETC: Xin ông cho biết thêm về “nghị quyết 36” là gì, có đúng như quan niệm của một số tổ chức chống cộng ở hải ngoại cho rằng, đây là một hình thức “gây chia rẽ, lũng đoạn khối người Việt Quốc gia” không?
LQH: (Cười) Tôi nghe nói đến chuyện này, tôi có suy nghĩ như sau. Nếu những ai nói rằng đây là một nghị quyết nhằm để gây chia rẽ cộng đồng, tôi tin rằng có nhiều người không biết, cũng không  hiểu nghị quyết 36 nói gì. Họ cứ nghe người này nói, người kia nói rồi nghĩ như vậy. Trước đây, đầu những năm 80, 90, chính quyền trong nước chưa thực sự quan tâm đến cộng đồng người Việt hải ngoại. Bà con nói rằng tại sao nhà nước không quan tâm. Đến bây giờ, nhà nước thay đổi suy nghĩ, bắt đầu có chính sách quan tâm, vì đánh giá đúng vai trò của cộng đồng người Việt hải ngoại như là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, thì lại la  lên đây là chính sách nhằm để chia rẽ. Nếu vậy thì…nói kiểu nào cũng được. Khi nói “khối người Việt hải ngoại là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam” không phải là khẩu hiệu. Mà đây là sự thay đổi tư duy, đánh giá đúng về vai trò của cộng đồng Việt hải ngoại, nên mới có các nghị quyết về công tác cộng đồng ở nước ngoài. Nghị quyết 36 được nêu lên, nhằm huy động nguồn lực của cộng đồng người Việt hải ngoại, gắn bó với người trong nước để xây dựng đất nước. Nghị quyết 36 có hai phần: Một là khuyến khích, tạo điều kiện cho bà con hướng về đất nước,có cơ hội tham gia đóng góp cho đất nước. Thứ hai, ngược lại nhà nước Việt Nam phải có trách nhiệm với bà con hải ngoại. Nhà nước Việt Nam đã chỉ thị các bộ, các ngành phải có trách nhiệm cụ thể với cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Tôi nói ví dụ: Phải tạo sự thông thoáng cho bà con nếu họ muốn xin visa về Việt Nam. Trước đây rất khó khăn, giới hạn. Bây giờ có visa, miễn thị thực có hiệu lực 5 năm. Xưa nay không có. Đây là một bước tiến. Đây là  thiện chí của nhà nước, thấy được vai trò quan trọng của bà con, nên muốn nâng cao, tạo điều kiện tốt hơn. Rồi tạo điều kiện chuyện mua nhà, trước đây không có. Bây giờ mở rộng diện mua nhà ở Việt Nam. Tất cả tiêu chí phải được cân nhắc từng li từng tí một. Hay chuyện đầu tư trong nước, trước đây rất khó, bây giờ thông thoáng rồi. Trước đây phải đầu tư chui, thông qua bà con họ hàng, nên có nhiều sự phàn nàn là làm ăn ở Việt Nam bị lừa, khó thành công quá. Tôi xin trả lời vì bà con không làm theo đường chính ngạch, mà cứ đưa tiền về đầu tư thông qua những người trong gia đình. Khi bị lừa mất tiền, lại đổ cho nhà nước . Hay chuyện trước đây về Việt nam đều có hai giá biểu. Một cho người trong nước, hai là giá “Việt kiều” và người nước ngòai. Điều này cũng đã được bãi bỏ từ sau khi có nghị quyết 36.
 NPH: Như vậy vẫn chưa có sự đồng thuận với nhau giữa bên trong và bên ngoài, Chính sách nào để giải quyết khoảng cách bất đồng giữa chính quyền Việt Nam và khối chống cộng ở hải ngoại mà ông cho rằng đạt được thành quả tốt nhất?
LQH: Tôi nghĩ rằng, trước hết phải dựa vào thông tin, truyền thông. Phải rất khách quan, trung thực. Ở đây, các anh là nhà báo, tôi xin nói, và các anh đừng tự ái, khi lật báo chí hải ngoại để xem về tình hình Việt Nam, đại đa số, không phải là tất cả, tôi thấy báo chí chỉ chọn và đăng toàn là những tin mặt trái, tiêu cực. Không có mặt nào tốt hết. Riết rồi độc giả thấy toàn mặt trái, chán không muốn xem nữa. Nếu thực tế đúng như báo chí nói, chỉ toàn là chuyện con giết cha, thầy hiếp trò, không lẽ Việt Nam chỉ có như thế, vậy thì tan rã từ lâu rồi (cười). Nhưng nếu về Việt Nam một lần, sẽ thấy Việt Nam vẫn phát triển. Cá nhân tôi ở Hoa Kỳ 3 năm, thỉnh thoảng có về lại nước, lần nào cũng thấy một điều gì đó mới. Đi còn bị lạc, vậy nếu Việt Nam xấu xa, thì làm sao phát triển nổi?làm saocó xã hội ổn định? Chuyện gì cũng phải khách quan, trung thực mới được. Bà con chỉ đọc qua báo chí, internet chỉ toàn tin xấu, làm sao đánh giá khách quan được. Phía nhà nước Việt Nam, ngoài các chính sách giải quyết khoảng cách bất đồng, cũng cần quan tâm  thông tin nhiều hơn, không để cho báo tư nhân cộng đồng muốn nói gì thì nói. Nhà nước chưa có một tờ báo, một đài radio, TV (trên địa bàn Bang California) để mang thông tin đa dạng đến với bà con. Tất nhiên làm được chuyện này, cũng không đơn giản đâu (cười). Nói vậy, như vẫn phải cố gắng để mang thông tin trung thực đến với bà con. Chỉ cần nói sự thật khách quan thôi, không cần phải tô hồng. Chúng tôi hay nói đùa với nhau, là nếu đến thăm nhà ai, cũng phải đến phòng khách, rồi ra vườn, rồi có thể vào nơi kín đáo hơn là phòng ngủ. Chứ vào nhà, cứ xộc vào restroom, chê bẩn là không công bằng. Tôi nghĩ rằng nước mình có nhiều điều cần làm tốt hơn, cũng còn nhiều vấn đề lắm, và chúng tôi cũng bức xúc, muốn mau mau tiến bộ hơn. Nhưng xã hội nào cũng vậy, cũng cần có thời gian. Không thể nói ngày trước, ngày sau có được. Đem xã hội Hoa Kỳ áp dụng lên Việt Nam cũng không được. Hòa Kỳ có 300 năm nền cộng hòa, còn mình thì từ phong kiến đi lên, chiến tranh liên miên. Muốn nhanh quá cũng không được. Ngoài truyền thông trung thực, còn cần có đối thoại. Phải nói chuyện với nhau, để hiểu và thông cảm nhau hơn. Để đối thoại tốt, cần có thiện chí. Còn kiểu “đàn gảy tai trâu” không ai nghe hết thì như không. Một điểm nữa, nhà nước cũng đang làm đây, là tiếp tục cởi mở, dân chủ hóa hơn. Xu thế sẽ phải như vậy. Quan trọng nhất đối với Việt Nam bây giờ là ổn định để xây dựng đất nước.
 ETC: Giả sử, cộng đồng người Việt hải ngoại đề nghị ngồi lại để bàn về tương lai đất nước quý vị có chấp nhận hay không? Có phân biệt đảng phái hay tổ chức không?
LQH: Phía nhà nước Việt Nam cũng đang chủ động làm việc này. Vì vậy, cuối năm 2009 đã có tổ chức một đại hội dành cho người Việt Nam ở nước ngoài lần đầu tiên.Do đây là đại hội được tổ chức lần đầu nên chắc cũng không tránh khỏi có mặt này mặt kia chưa được như bà con mình mong muốn nhưng đây rõ ràng là thiện chí của nhà nước. Bước tiếp theo là gì? Tôi nghĩ sẽ có mở rộng hơn thành phần tham dự. Vẫn nói đến vấn đề đối thoại. Ngay cả hai vợ chồng giận nhau, cũng có lúc phải ngồi lại nói chuyện. Anh sai điểm nào, tôi đúng điểm nào, ngồi xuống nói chuyện. Vợ chồng giận mà không nói, quay mặt đi, chỉ còn ly dị thôi (cười). Nhưng tiêu chí đối thoại là phải biết lắng nghe nhau. Không nghe, nói 100 lần cũng vậy thôi. Điểm thứ hai cũng quan trọng là tư cách của người đối thoại. Có những người có thể nói là không đủ tư cách đối thoại. Phải có tư cách đại diện mới đối thoại được. Chúng ta gặp nhau thế này cũng là đối thoại rồi còn gì nữa.
 ETC: Đây là câu hỏi của nhà báo Đoàn Trọng, người từng phỏng vấn Tổng lãnh sự Lê Quốc Hùng qua phone cách đây 1 năm, hôm nay anh bận việc không tham dự buổi nói chuyện, câu hỏi nêu ra, có lẽ đến từ những người biểu tình anh từng tiếp xúc trong lúc làm công việc báo chí, câu hỏi như sau: Những người Mỹ gốc Việt, thực thi quyền tự do ngôn luận. Như  việc tham dự biểu tình tại Mỹ để chống đối nhà cầm quyền cộng sản Viet Nam liên quan đến tham ô, độc đảng, vi phạm nhân quyền, dân chủ và kêu gọi tôn trọng tự do tín ngưỡng tại Việt Nam. Liệu khi họ về thăm thân nhân tại Việt Nam có bị nhà cầm quyền trả thù, bắt bớ không? Nếu có, tại sao?
LQH: Tôi xin nói thế này. Nhà nước Việt Nam luôn hoan nghênh tất cả bà con về thăm quê hương. Nhưng nếu với những ai, lợi dụng chuyện thăm nhà để hoạt động vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia thì  chắc chắn không được. Những người này, nếu vào Hoa Kỳ với mục đích như vậy cũng không được vào đâu. Nếu chỉ về thăm thân, du lịch, thăm bạn bè, đi chơi…Tôi xin bảo đảm là không có vấn đề gì hết. Nhân đây, nếu các anh thấy có  nhân vật nào có khó khăn trong chuyện cấp visa, xin cứ gặp tôi, tôi sẽ lấy trách nhiệm của mình để  bảo đảm cho người đó về nước an toàn, không có chuyện gì hết. miễn là đừng lợi dụng để họat động chính trị, vi phạm những điều như tôi đã nói ở trên 
NPH: Nếu có một lời khuyên từ góc độ chính quyền đối với các doanh gia gốc Việt từ nước ngoài về đầu tư làm ăn tại Việt Nam, làm thế nào để có thể xây dựng được một doanh nghiệp thành công tại Việt Nam?
LQH: Để thành công trong doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam, theo tôi, thứ nhất phải hiểu biết luật pháp Việt Nam. Phải đầu tư các bước thế nào? Cơ quan nào cấp phép? Phải hiểu luật đầu tư ở Việt Nam. Phải hiểu điều gì được quyền, điều gì không được phép. Thứ hai là phải hiểu rõ môi trường, thị trường muốn đầu tư. Lãnh vực đầu tư có phù hợp không? Đầu tư vào ngành nào? Thứ ba, phải có sự hiểu biết, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn.. Đầu tư vào nước nào cũng vậy, không phải chuyện gì cũng dễ. Việt Nam khó khăn nhấthiện nay là hạ tầng cơ sở, chưa đáp ứng được, tuy so với một số nước khác cũng là khá. Còn kẹt xe, đường xá còn lôm nhôm v.v. phải tính được những gì mình đối mặt. Thứ tư là kinh nghiệm quản lý. Con người Việt Nam rất khéo léo, chịu khó. Nhưng quản trị doanh nghiệp cần phải có chuyên môn, phải học mới được. Nếu dùng nhân sự trong nước, phải đào tạo thế nào? Nhân công Việt Nam tuy rẻ, nhưng cũng cần phải có đào tạo mới dùng được. Tất nhiên còn nhiều mặt khác nữa. Và nhà nước cũng đang tìm mọi cách để giải quyết kể cả tệ tham nhũng, hối hộ…Trên thực tế là có nhiều doanh nhân đã đầu tư, kinh doanh rất thành công ở Việt Nam và trong mắt các nhà đầu tư nước ngòai Việt Nam hiện nay vẫn được coi là điểm đến hấp dẫn!
 
ETC: Câu hỏi này được các đảng phái chính trị và những người thuộc khối chống cộng quan tâm. Trong cộng đồng người Việt hải ngoại, nhiều người không đồng ý với chính quyền Việt Nam về vấn đề đảng CSVN là đảng duy nhất lãnh đạo và điều hành đất nước. Ông có thể phân tích những điều lợi và hại của việc chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo đất nước trong tình hình Việt Nam hiện nay?
LQH: Đây là câu hỏi đặt ra về thể chế chính trị. Trên thế giới, có khoảng gần 180 quốc gia không nước nào giống nước nào. Dân tộc khác nhau, nhà nước khác nhau. Mỗi nước có mô hình và thể chế chính trị khác nhau. Tại sao lại có chế độ Quân chủ? Rồi Quân chủ lập hiến. Rồi chế độ Cộng hòa. Chế độ nghị trường v.v. Những thể chế này chẳng ai có thể áp đặt cho ai. Tại sao Pháp không giống Hoa Kỳ? Hay  Hoa Kỳ cũng không giống Nhật? Hoàn cảnh của mỗi nước mỗi khác và trong một nước mỗi giai đọan phát triển cũng có sự khác nhau . Nên không thể nói tại sao bây giờ không như thế này hay thế khác. Nói độc đảng là tốt hay đa đảng là tốt, không ai có câu trả lời chính xác cả. Singapore có chế độ độc đảng, tại sao nước họ vẫn phát triển? Cũng có những nước đa đảng, tối ngày xào sáo lẫn nhau. Nói gì thì nói, nếu lãnh đạo một nước được xem là tốt thì: 1) Phải đặt quyền lợi của người dân, dân tộc lên trên. 2) Phải có uy tín với dân, phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng của dân. 3) Phải có năng lực lãnh đạo và được dân tín nhiệm. Ở Việt Nam, trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đảng Cộng sản là đảng đứng đầu chịu mọi hy sinh, tổn thất để lãnh đạo dân tộc Việt Nam. Trong công cuộc tái thiết đất nước, đảng vẫn tiếp tục lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới. Chúng ta cần sự ổn định để phát triển, và đảng Cộng sản vẫn là chính đảng xứng đáng đảm đương vai trò lãnh đạo để đưa đất nước phát triển, đây là điều phù hợp nhất trong thể chế chính trị trong giai đọan hiện nay tại Việt Nam. Có thể đến một giai đoạn nào khác, tình hình cần có những thay đổi, sẽ thay đổi. Ngoài ra, còn phụ thuộc nhiều ở trình độ dân trí nữa. Nếu dân trí thấp, rất dễ bị kích động của thế lực bên ngoài, gây mất an ninh ổn định cho đất nước.
 NPH: Nhiều người sử dụng mạng internet cho rằng nhà nước Việt Nam kiểm duyệt Internet. Trên thực tế nhà nước Việt Nam có chính sách kiểm duyệt  internet hay không? Ông đánh giá thế nào về ảnh hưởng của internet đối với xã hội Việt Nam?
LQH: Việt Nam tuy là nước đang phát triển, nhưng theo thống kê đến tháng 12, 2010, toàn Việt Nam có 26, 800.000 người sử dụng internet. Tính ra trên 31% người dân Việt Nam có sử dụng internet. Đây là một con số khá cao để nói về số người tiếp cận với internet, trong đó, có 1,500.000 trang facebook. Những con số này cho thấy, nếu ở Việt Nam cấm, thì đã không có con số cao như vậy. Tuy nhiên, phải nói thêm điều này, dù trên internet, cũng phải có trách nhiệm, khách quan và trung thực. Không thể để cho những thông tin gây nguy hại đến thuần phong mỹ tục của người Việt. Có thể có những chuyện hợp với người dân Mỹ và tây âu, nhưng không hợp với người Á đông trong đó có Việt Nam. Một số những mạng thông tin gây nguy hại cho an ninh quốc gia, Việt Nam phải cấm. Không phải chỉ Việt Nam, nước nào cũng vậy, nếu bị gây nguy hại cho an ninh nước họ, cũng bị cấm. Chuyện gì cũng có hai mặt, nhà nước khuyến khích dân mở mang dân trí, sử dụng internet, nhưng không được lợi dụng chuyện này để tuyên truyền đồi trụy, gây nguy hại cho an ninh quốc gia.
 ETC: Qua một giờ đồng hồ trao đổi với Tổng lãnh sự Lê Quốc Hùng, xin cảm ơn ông đã dành cho giới truyền thông hải ngoại một cuộc trò chuyện cởi mở, thẳng thắng, trước khi nhà báo Nguyễn Phương Hùng nêu câu hỏi cuối với ông, chúng tôi xin cho biết thêm, ngoài ba cơ quan truyền thông là Việt Weekly, Phố Bolsa TV, KBC Hải Ngoại có mặt hôm nay, chúng tôi còn mời thêm 2 cơ quan truyền thông khác là đại diện nhật báo Người Việt, đài VHN-TV, nhưng vì những lý do riêng, họ không tham gia, xin hẹn một dịp khác. Xin mời nhà báo Nguyễn Phương Hùng đặt câu hỏi.
NPH: Chúng ta qua câu chuyện đã nói nhiều về đối thoại để cảm thông. Theo ông, trong tương lai, chính quyền Việt Nam có ý định mời đoàn báo chí Việt Nam ở hải ngoại về trong nước để họ nhìn thấy những gì đang diễn ra trên đất nước hay không?
LQH: Điều anh hỏi chính là nguyện vọng tôi nung nấu từ một, hai năm nay. Trong đầu tôi đã có dự tính, và tôi cũng đã nêu vấn đề. Chúng tôi rất muốn mời một đoàn báo chí, truyền thông ở khu vực miền Tây của tiểu bang Cali này về Việt Nam một chuyến. Để các hãng truyền thông, đài, báo cùng đi Việt Nam một lần để tận mắt chứng kiến, không loại trừ một lãnh vực nào, kể cả các nhà báo có khuynh hướng chống cộng, nếu quý vị đó muốn đi. Tôi cũng xin nói rõ ràng là, chúng tôi hoan nghênh các anh tham gia chuyến đi đó, nhưng với điều kiện là phải trung thực và khách quan. Cứ viết ra những gì quý vị thấy được, nghe được, để chuyển tải thông tin xác thực về đất nước cho bà con ở hải ngoại, kể cả những người bạn Hoa Kỳ biết, hiểu về đất nước mình. Nhiệm kỳ của tôi đã hết, không còn thời gian thực hiện nguyện vọng này, tôi sẽ bàn giao lại cho vị Tổng lãnh sự kế nhiệm để tiếp tục làm việc với giới báo chí.
ETC: Cảm ơn Tổng lãnh sự đã nêu ra nguyện vọng của mình. Xin mời ông cho một ý kiến cuối để kết thúc buổi trao đổi hôm nay.

LQH: Tôi rất cám ơn truyền thông, các anh đã chủ động đặt vấn đề để tôi có cơ hội phát biểu với bà con ở đây. Phải nói là sau 3 năm công tác tại địa bàn này, với tư cách là Tổng lãnh sự, tôi đã có nhiều dịp đi nhiều, tiếp xúc nhiều với bà con. Tôi tiếp xúc từ người làm ăn thành công, các đại gia, các tiểu thương,  người còn đang khó khăn, còn thất nghiệp, kể cả một số bà con vô gia cư, tôi cũng đã đến thăm, nói chuyện với họ. Qua đó, tôi hiểu được một điều, mỗi người mỗi cảnh, có người có số phận cay đắng. Tôi rất hiểu, rất thông cảm. Điều chung nhất tôi cảm nhận, là tình cảm của họ dành cho quê hương, đất nước. Có  người vô gia cư tôi gặp, hỏi “ở bên này khổ thế sao không về nước?. Anh ta đáp, em nhớ nhà lắm, cũng muốn về lắm nhưng nếu về thế này, không còn mặt mũi với bà con, chòm xóm. Người ở nhà nói, mình qua đây bao nhiêu năm, tưởng làm ăn khá, ai ngờ lại ra thế này, trên răng dưới…dép. Tôi  thực sự xúc động và đánh giá cao bà con người Việt mình dù là người vô gia cư, nhưng vẫn có lòng tự trọng. Tôi mong bà con mình tự trọng là người Việt Nam. Làm gì cũng phải có tinh thần tự tôn dân tộc. Giữ được bản sắc, cốt cách người Việt Nam và nhất là phải đòan kết,  gắn bó với nhau. Chứ cứ chia rẽ với nhau suốt thế này, sẽ không bao giờ được chính quyền sở tại nể trọng. Thưa bà con, sắp tới đây tôi sẽ kết thúc nhiệm kỳ công tác của mình tại California.Chia tay bà con qua báo Viet Weekly và các cơ quan thông tin truyền thông, tôi muốn có lời chia tay với bà con và từ đáy lòng mình xin gửi đến bà con cô bác, các anh chị, các bạn, các em, những người đồng bào yêu qúy của tôi  sự biết ơn chân thành về sự giúp đỡ, hỗ trợ, về sự cảm thông chia sẻ và những tình cảm ấm áp quê hương và những tấm lòng mà bà con đã dành cho tôi trong suốt nhiệm kỳ qua. Chúc bà con  thành đạt, đòan kết và luôn hướng về quê hương đất nước!
——————-
 *Đây là trang Blog cá nhân của Trần Đông Đức. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Bài bình luận

"một số nhà báo độc lập ở Nam Cali" có phải bọn du thủ du thực hàng ngày hay bu lại bên hông quán cơm chay ZEN

Toi rat mong muon ong LQH doc nhung dong chu chan tinh cua Anh Em chung toi . Ong se nhan thay su mau thuan cua Ong. cam on ong truoc. Le Xuan-Dalat VN

Ông Lê Quốc Hùng trước khi qua làm Tổng lãnh sự ở San Fransisco là dân của Sở Ngoại vụ ở Sài Gòn (TPHCM), người tôi có biết ít nhiều, vì tôi cũng đã từng làm việc ở đây, và người quen thân tôi đang làm việc ở Ngoại vụ cũng còn nhiều. Dân đã từng sống ở Sài Gòn lâu bao giờ cũng khéo hơn trong cách cư xử đối với người của VNCH nói riêng và người miền Nam nói chung. Cho nên, rõ ràng cách ăn nói của ông Hùng dễ nghe hơn ông Đại sứ Lê Công Phụng nhiều (cũng do VW phỏng vấn). Tuy nhiên, là công chức, với vai trò Tổng lãnh sự, ông Hùng chẳng dễ dàng muốn nói gì thì nói. Ông Hùng phát biểu khá khôn ngoan, không coi đây là cuộc phỏng vấn, mà chỉ là dịp được chia sẻ tâm tình với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. (Cuộc nói chuyện của VW với ông Lê Công Phụng, được giới thiệu là một cuộc phỏng vấn thì quá hài hước, nói thẳng ra là VW không biết phỏng vấn, hỏi để mà hỏi, rồi chăm chú lắng nghe người đối diện nói tràng giang đại hải, muốn nói gì cũng OK, không hề tỏ rõ kiến thức phản biện, ngắt lời, hỏi ngược lại khi thấy người đối thoại nói quá dài, nhiều chỗ quá vô lý, nhảm nhí... Tóm lại, VW tạo sân cho ông Đại sứ quảng cáo thì đúng hơn!) Xin được chia sẻ vài lời với Lê Quốc Hùng: - LQH nói: "Trong dòng chảy chung, mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam - Hoa kỳ đang ngày một tốt lên như một xu thế mà một bộ phận trong cộng đồng lại tách ra khỏi dòng chảy chung đó là điều đáng tiếc!" Trả lời: Không có bộ phận nào của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ mà tôi là một thành viên, lại tách ra khỏi dòng chảy của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và quốc gia Việt Nam đúng nghĩa. Chúng tôi luôn luôn mong muốn cho quan hệ giữa người Việt và người Mỹ tốt đẹp và phát triển. Tôi nhấn mạnh cụm từ "Việt Nam đúng nghĩa". Nhưng rất đáng tiếc, quốc gia mà ông Hùng nói trong bài này là CHXHCN Việt Nam. CHXHCN Việt Nam không phải là đất nước Việt Nam, là quốc gia Việt Nam của mọi người Việt. CHXHCN Việt Nam là một triều đại phong kiến mới với Vua Tập Thể (lời của cựu Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An), một thể chế chính trị bị Đảng CSVN áp đặt lên cả nước sau khi xâm chiếm, nhuộm đỏ miền Nam bằng bạo lực và tự cho mình độc quyền cai trị, bất chấp ý nguyện của nhân dân (vì không thông qua bầu cử tự do phổ cập). Thể chế CHXHCN này đang tạo ra những ung nhọt của xã hội: tham nhũng, văn hoá hối lộ, mua quan bán chức, lãnh đạo chia chác đặc quyền đặc lợi, ưu đãi đặc biệt cho giới con ông cháu cha và những kẻ vâng lời, đạo đức truyền thống bị huỷ hoại khủng khiếp, chủ quyền đất nước bị đe doạ nghiêm trọng trước Trung Cộng, v.v.... Thể chế CHXHCN này đang là kẻ thù của Internet (kết luận của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới). Ông Hùng đừng bao biện bằng lý do ngăn ngừa văn hoá đồi truỵ hay xâm phạm an ninh quốc gia, bởi vì các trang web kích dâm, chơi game bạo lực có thể dễ dàng truy cập tại VN. Ngay cả trang web của RFA (cơ quan sẵn sàng cho các ông bày tỏ ý kiến) cũng bị chặn tường lửa. Mạng xã hội Facebook có tiêu chí ủng hộ xã hội dân sự, kết nối con người và rất khắt khe với người sử dụng nếu dùng các hình ảnh khiêu dâm, bạo lực - vậy vì nỗi gì mà bị chặn lên, chặn xuống? Còn một số điều cần tranh luận với ông như trao đổi văn hoá hai chiều, về đa đảng, về ổn định chính trị, hay "đảng Cộng sản vẫn là chính đảng xứng đáng đảm đương vai trò lãnh đạo để đưa đất nước phát triển, đây là điều phù hợp nhất trong thể chế chính trị trong giai đọan hiện nay tại Việt Nam"... hẹn ông vào dịp khác, trong mộ comment sẽ quá dài, và cũng xin muốn nhường lời cho các độc giả khác. Còn, nếu ông Lê Quốc Hùng hoặc người kế nhiệm được chấp thuận mời một đoàn nhà báo người Việt ở Hoa Kỳ về Việt Nam, với điều kiện các nhà báo chấp nhận không lợi dụng chuyến đi để chống phá chính quyền, thậm chí không gặp gỡ những người mà chính quyền VN cho là chống đối, chỉ viết thật, phản ảnh sự thật xã hội Việt Nam, mà chính quyền VN dám cho tôi về với một đảm bảo bằng văn bản không sách nhiễu, không bắt giữ, tôi sẵng sàng tham dự. Lê Diễn Đức - Email: khatvongdanchu2010@gmail.com

<p><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:TrackMoves /> <w:TrackFormatting /> <w:PunctuationKerning /> <w:ValidateAgainstSchemas /> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:DoNotPromoteQF /> <w:LidThemeOther>EN-US</w:LidThemeOther> <w:LidThemeAsian>X-NONE</w:LidThemeAsian> <w:LidThemeComplexScript>X-NONE</w:LidThemeComplexScript> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables /> <w:SnapToGridInCell /> <w:WrapTextWithPunct /> <w:UseAsianBreakRules /> <w:DontGrowAutofit /> <w:SplitPgBreakAndParaMark /> <w:DontVertAlignCellWithSp /> <w:DontBreakConstrainedForcedTables /> <w:DontVertAlignInTxbx /> <w:Word11KerningPairs /> <w:CachedColBalance /> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> <m:mathPr> <m:mathFont m:val="Cambria Math" /> <m:brkBin m:val="before" /> <m:brkBinSub m:val="&#45;-" /> <m:smallFrac m:val="off" /> <m:dispDef /> <m:lMargin m:val="0" /> <m:rMargin m:val="0" /> <m:defJc m:val="centerGroup" /> <m:wrapIndent m:val="1440" /> <m:intLim m:val="subSup" /> <m:naryLim m:val="undOvr" /> </m:mathPr></w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" DefUnhideWhenUsed="true" DefSemiHidden="true" DefQFormat="false" DefPriority="99" LatentStyleCount="267"> <w:LsdException Locked="false" Priority="0" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Normal" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="heading 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 7" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 8" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 9" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 7" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 8" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 9" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="35" QFormat="true" Name="caption" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="10" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Title" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" Name="Default Paragraph Font" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="11" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtitle" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="22" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Strong" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="20" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Emphasis" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="59" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Table Grid" /> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Placeholder Text" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="No Spacing" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Revision" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="34" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="List Paragraph" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="29" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Quote" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="30" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Quote" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 1" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 2" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 3" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 4" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 5" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 6" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="19" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Emphasis" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="21" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Emphasis" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="31" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Reference" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="32" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Reference" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="33" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Book Title" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="37" Name="Bibliography" /> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" QFormat="true" Name="TOC Heading" /> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} </style> <![endif]--></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size: 12pt; line-height: 115%;">Kh&ocirc;ng cần phải &lsquo;b&igrave;nh loạn&rsquo; d&agrave;i d&ograve;ng về b&agrave;i b&aacute;o n&agrave;y, chỉ xin chốt v&agrave;o mấy điểm ch&iacute;nh:</span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><span style="font-size: 12pt; line-height: 115%;">1.<span style="">&nbsp; </span>Về những c&aacute; nh&acirc;n của Việt Weekly <span style="">&nbsp;</span>tự nhận l&agrave; &lsquo;một số nh&agrave; b&aacute;o độc lập&rsquo; th&igrave; thật l&agrave; một điều đ&aacute;ng xấu hổ v&igrave; tờ b&aacute;o n&agrave;y đ&atilde; bị đ&ocirc;ng đảo người Việt tỵ nạn ở Quận Cam biểu t&igrave;nh tố gi&aacute;c l&agrave;m tay sai cho cọng sản trước đ&acirc;y. ETC c&ograve;n n&ecirc;n ra chi tiết c&oacute; &lsquo;rủ&rsquo; những cơ quan truyền th&ocirc;ng kh&aacute;c của cộng đồng đi gặp L&ecirc; Quốc H&ugrave;ng nhưng kh&ocirc;ng ai hợp t&aacute;c. ETC kh&ocirc;ng biết xấu hổ v&igrave; &lsquo;kh&ocirc;ng ai d&aacute;m chơi với hủi&rsquo;, c&ograve;n bao biện khi kh&ocirc;ng c&oacute; cơ quan truyền th&ocirc;ng n&agrave;o đi theo Viet Weekly để &lsquo;chầu&rsquo; một t&ecirc;n cọng sản rằng dự hay kh&ocirc;ng l&agrave; quyền của mỗi người! Viet Weekly đ&atilde; dấu nhẹm l&yacute; do cuộc gặp gỡ L&ecirc; Quốc H&ugrave;ng: ai mời ai? Liệu L&ecirc; Quốc H&ugrave;ng c&oacute; d&aacute;m ch&iacute;nh thức th&ocirc;ng b&aacute;o tổ chức một cuộc họp b&aacute;o với to&agrave;n thể giới truyền th&ocirc;ng Việt ở Mỹ kh&ocirc;ng? Hay L&ecirc; Quốc H&ugrave;ng &lsquo;cho gọi&rsquo; bọn tay sai cơ hội đến để l&agrave;m c&aacute;i loa tuy&ecirc;n truyền?</span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-left: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: 12pt; line-height: 115%;">2.L&ecirc; Quốc H&ugrave;ng đ&atilde; n&oacute;i dối trắng trợn l&agrave; đ&atilde; đi thăm hỏi đầu xu&acirc;n đồng b&agrave;o ở quận Cam. C&oacute; <span style="">&nbsp;&nbsp;</span>chăng l&agrave; LQH đ&atilde; đến thăm một v&agrave;i t&ecirc;n nằm v&ugrave;ng hoặc những kẻ nhận tiền l&agrave;m tay sai. Nếu quả thực LQH d&aacute;m đường ho&agrave;ng xuất hiện ở thủ đ&ocirc; tỵ nạn th&igrave; h&atilde;y trưng bằng chứng, h&igrave;nh ảnh. Nếu LQH d&aacute;m l&oacute; mặt giữa Tiểu Saigon e rằng LQH đ&atilde; kh&ocirc;ng c&ograve;n c&oacute; thể ngồi t&acirc;m t&igrave;nh với nh&oacute;m Viet Weekly hay hồi hương sau khi m&atilde;n nhiệm.</span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-left: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: 12pt; line-height: 115%;">3.Ng&agrave;y nay l&agrave; thời đại của truyền th&ocirc;ng vừa nhanh ch&oacute;ng vừa ch&iacute;nh x&aacute;c m&agrave; LQH vẫn c&ograve;n lải <span style="">&nbsp;</span>nhải giọng điệu người Việt ở ngo&agrave;i nước &lsquo;kh&ocirc;ng c&oacute; những th&ocirc;ng tin ch&iacute;nh x&aacute;c.&rsquo; Hẳn &yacute; của LQH muốn n&oacute;i &lsquo;chỉ c&oacute; những th&ocirc;ng tin của c&aacute;c cớ quan th&ocirc;ng tấn lề phải do Đảng kiểm s&oacute;at l&agrave; ch&iacute;nh x&aacute;c?&rdquo;</span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-left: 5.4pt; text-align: justify;"><span style="font-size: 12pt; line-height: 115%;">4.Trong những c&acirc;u trả lời của LQH ta nhận r&otilde; ra điều sau đ&acirc;y: Đối với Mỹ, Việt cộng quỵ lụy xin <span style="">&nbsp;</span>xỏ, nhưng đối với người Việt ở ngo&agrave;i nước Việt c&ocirc;ng c&oacute; c&aacute;ch ứng xử kh&aacute;c hẳn: coi người Việt ở hải ngoại l&agrave; &lsquo;ở dưới&rsquo; theo kiểu xin-cho. Cho đến nay ch&iacute;nh quyền cộng sản VN vẫn c&ograve;n ngu tối kh&ocirc;ng hiểu rằng người Việt ở Mỹ<span style="">&nbsp; </span>phần lớn nay đ&atilde; l&agrave; người Mỹ gốc Việt, nếu mấy anh cộng sản muốn n&oacute;i chuyện g&igrave; với cộng đồng Việt th&igrave; phải c&oacute; c&aacute;ch cư xử như đối với người Mỹ. Khi người Việt tỵ nạn thuộc thế hệ 1 v&agrave; 1.5 qua đi, lượng Kiều-hối chắc chắn sẽ giảm rất nhiều, ch&iacute;nh quyền cọng sản trong tương lai sẽ kh&ocirc;ng c&oacute; số đ&ocirc; la 7 tới 8 tỷ nữa. Nếu hiểu điều n&agrave;y th&igrave; cộng sản n&ecirc;n biết điều phải quấy hơn với cộng đồng Việt ở hải ngoại. Ch&uacute;ng t&ocirc;i kh&ocirc;ng hề cần c&aacute;c anh, chỉ c&oacute; c&aacute;c anh cần ch&uacute;ng t&ocirc;i th&ocirc;i.</span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-left: 5.4pt; text-align: justify;"><span style="font-size: 12pt; line-height: 115%;">5.C&acirc;u hỏi của ETC về &lsquo;trao đổi văn h&oacute;a hai chiều&rsquo; nếu kh&ocirc;ng phải l&agrave; một c&acirc;u hỏi &lsquo;c&ograve; mồi&rsquo; th&igrave; l&agrave; một c&acirc;u hỏi ngớ ngẩn, ngu xuẩn. V&igrave; ngay cả b&aacute;o ch&iacute; truyền th&ocirc;ng lề phải trong nước c&ograve;n bị đeo v&ograve;ng kim c&ocirc;, b&aacute;o ch&iacute; lề tr&aacute;i bị truy l&ugrave;ng tận diệt m&agrave; đặt vấn đề &lsquo;trao đổi hai chiều&rsquo; ra chỉ c&oacute; nghĩa ;l&agrave; một sự trao đối giữa b&aacute;o ch&iacute; lề phải trong nước với b&aacute;o ch&iacute; &lsquo;tay sai&rsquo; ở ngo&agrave;i nước.</span></p>

Qua bai phong van Tong LSQ VN Le Quoc Hung, toi thay bao Viet Weekly rat ranh roi, chac cuoi tuan ranh viec nen tan gau voi ong LQH cho vui. Ong LQH la mot TLS VN o My ma xem ra khong thau dao tinh hinh VN hien nay nhu the nao? Ong dai dong qua ma toan nhung loi xao tra khong that, tat ca nguoi Viet o My hay cac nuoc khac deu biet rat ro tinh hinh va chinh sach cua dang CS trong nuoc, ai cung phan no, ai cung chong doi ngay ca nguoi VN trong nuoc ma nghe ong dai dong "mua riu qua mat tho" voi bao Viet Weekly that het suc tuc cuoi, cac ky gia bao Viet Weekly cung that chua thong hieu lam ve con nguoi cua nhung ten CS nen moi to su vui mung khi noi chuyen voi mot ten CS non kem nhu vay. Ong TLS co mac co khong khi noi: "nếu lãnh đạo một nước được xem là tốt thì: 1) Phải đặt quyền lợi của người dân, dân tộc lên trên. 2) Phải có uy tín với dân, phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng của dân. 3) Phải có năng lực lãnh đạo và được dân tín nhiệm. Ở Việt Nam, trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đảng Cộng sản là đảng đứng đầu chịu mọi hy sinh, tổn thất để lãnh đạo dân tộc Việt Nam. Trong công cuộc tái thiết đất nước, đảng vẫn tiếp tục lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới. Chúng ta cần sự ổn định để phát triển, và đảng Cộng sản vẫn là chính đảng xứng đáng đảm đương vai trò lãnh đạo để đưa đất nước phát triển, đây là điều phù hợp nhất trong thể chế chính trị trong giai đọan hiện nay tại Việt Nam. Có thể đến một giai đoạn nào khác, tình hình cần có những thay đổi, sẽ thay đổi. Ngoài ra, còn phụ thuộc nhiều ở trình độ dân trí nữa. Nếu dân trí thấp, rất dễ bị kích động của thế lực bên ngoài, gây mất an ninh ổn định cho đất nước". ong nhin ky lai xem, Nong Duc Manh, Nguyen Minh Triet, Nguyen Tan Dung co con la CS khong hay day la nhung ten DAI DAI TU BAN, DAI BIP? Nhu vay che do CS co con thich hop nua khong? va tham nhung dang hoanh hanh, dang hut mau tan xuong tuy nguoi dan?.... Tot hon het la ong nen khoa mieng lai di. Ai cung biet ro qua roi.....

[QUOTE]Khi nói “khối người Việt hải ngoại là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam” không phải là khẩu hiệu. Mà đây là sự thay đổi tư duy, đánh giá đúng về vai trò của cộng đồng Việt hải ngoại, nên mới có các nghị quyết về công tác cộng đồng ở nước ngoài. Nghị quyết 36 được nêu lên, nhằm huy động nguồn lực của cộng đồng người Việt hải ngoại, gắn bó với người trong nước để xây dựng đất nước. Nghị quyết 36 có hai phần: Một là khuyến khích, tạo điều kiện cho bà con hướng về đất nước,có cơ hội tham gia đóng góp cho đất nước. Thứ hai, ngược lại nhà nước Việt Nam phải có trách nhiệm với bà con hải ngoại. [/QUOTE] Láo và trơ trẽn! Cuộc sống những người Việt ở Campuchia là một phản ví dụ rõ rệt nhất cho cái câu cuối cùng đoạn trích ở trên.

Được nghe nhiều nhưng chẳng biệt họ nói gì về Quê Hương của VN. Họ đã nhập đất nước và XHCN là một khi nói đến Việt Nam. Những sự tha hóa của những người làm "cộng sản chủ nghĩa" đã làm thành một biểu tượng không còn một chút gì Tự Trọng mà đi dạy người hảy tự trọng. Hãy nhìn biểu tượng của một em bé Nhật dù có hay không nhìn thấy cũng làm cho tự cá nhân phải cảm thấy nhục. Người xưa có câu :" Vật bất ân bất thụ, nhân bật tín bất giao", chỉ một câu ngắn gọn cũng đã nói lên là "Tự Trọng" rồi. Một xã hội chỉ dạy con người nói láo và ngụy biện. Như một chị SNV của đài HN được phỏng vấn tại trại tỵ nạn Hồng Kông xin được trả lời bằng sự thật, thì chị đã nói: "từ nhỏ đến lớn, tôi đâu có học ở trường về một sự thật nào mà bảo tôi nói sự thật ". Nghe như là một "Sự Thật" đau lòng trong muôn ngàn lời gian dối.( tôi nói có chứng liệu về sự thật này trong cuốn video về "chuyện đồng bào" ). Là một người làm truyền thông tại Hà-Nội-VN làm cho chân lý tỏa sáng trong một vòm trời còn bị che phủ lòng "Tự Trọng" của LQH.