Người khôn để miệng trong tim, kẻ dại để tim trong miệng. (Wydeville)
Truyền thông nhà nước đưa tin, sáng 29/11/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thuộc đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và Tây Hồ sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Theo báo SGGP (bit.ly/2AhDLQ2), chia sẻ với cử tri về vấn đề chống tham nhũng hiện nay Tổng Bí thư Trọng nói rằng, “Đấu tranh để đoàn kết tốt hơn chứ không phải để đổ vỡ. Đấu tranh để tất cả mọi người khác đừng đi qua vết xe đổ, chứ không phải để gây bất mãn trong xã hội. Kỷ luật cốt để cán bộ sửa mình để trưởng thành”. Phát biểu như vừa nêu của ông Trọng đã khiến cho dư luận không thể không đặt câu hỏi về sự tiền hậu bất nhất. Điều mà chỉ trước đây ít tháng, cũng tại cuộc tiếp xúc với cử tri tại Hà Nội, ông Tổng Bí thư đã từng khẳng định rằng “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy“.
Hình minh họa chụp từ báo GTVT |
Lập tức đã có nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ ông Trọng đột ngột thay đổi quan điểm cũng vì công việc điều tra các Đại Án tham nhũng vốn được Tổng Bí thư chỉ đạo phải được xét xử trong năm 2017, song đến lúc này chỉ thị đó hầu như dậm chân tại chỗ. Với lý do như lời ông Nguyễn Phú Trọng đã tự thú, khi than thở với cử tri rằng, "... hiện nay yếu nhất vẫn là khâu điều tra để có những chứng cứ rõ ràng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà trì hoãn, kéo dài, để những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực "chìm xuồng" (bit.ly/2zGjeBk).
Cần được nhắc lại, việc ví von chiến dịch xử lý tham nhũng với chiếc lò đốt củi được bắt đầu từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông phát biểu tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng hồi cuối tháng 7/2017. Khi ấy người ta cho rằng, câu nói“Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy” như một lời tuyên bố cho một chiến dịch chống tham nhũng triệt để đến nơi, đến chốn do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động.
Thực ra việc Bộ Công An dưới thời Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lúc ông Trần Đại Quang làm Bộ trưởng đã nhiều lần thách thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn làm nhanh thì tự xuống (Bộ CA) để mà điều tra là chuyện có thật. Đó chính là lý do khiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay sau khi thâu tóm được quyền lực trở lại, đã vội vã tham gia Đảng ủy Công An Trung ương với hy vọng kiểm soát được Bộ này. Tuy vậy cho đến nay hầu như vai trò của Tổng Trọng tại cái Bộ chuyên hành nghề "bắt, giam, tha" này là con số không. Cụ thể là hầu hết hồ sơ của các Đại án tham nhũng đều bị trả với yêu cầu điều tra lại, kể cả do việc Cơ quan Điều tra đã cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Với nguyên tắc "án tại hồ sơ", các nhà phân tích thì cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫu có nắm được khối tư pháp (kiểm sát, tòa án) như tin đồn, thì có ba đầu sáu tay thì cũng phải chịu bó tay. Chưa nói đến việc những người đứng đầu hai ngành kiểm sát, tòa án đếu là các tướng công an. Đó là Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình và Trung tướng Trương Hòa Bình. Song đó chỉ là những chuyện mang tính bề nổi.
Điều đó cũng phù hợp với việc, trong buổi thảo luận về dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi hôm 21/11 tại Hà Nội, đại biểu Nguyễn Chiến của Hà Nội được truyền thông trong nước dẫn lời nói cho rằng, “10 năm qua thi hành luật, giống như xây ‘lò’ nhưng ‘củi to, củi ướt’ chưa cháy được.” Theo đó, vấn đề ai là người nhóm lò cho lửa hồng lên để củi cháy? Người nhóm lò là quan trọng".
Còn chuyện bề chìm thì ít ai biết rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời còn là Bí thư Thành ủy Hà nội cũng dính vào một scandal tương tự như ông Ba Dũng và người có trách nhiệm xử lý không ai khác là ông Nguyễn Văn Chi. Có lẽ đây là vụ việc mà nhiều người gần đây hay bóng gió cho rằng, ông Trọng hai tay đã nhúng chàm. Và họ đưa ra bằng chứng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhận những khoản lót tay tiều triệu USD trong vụ việc sai phạm 3.000 tỷ đồng, trong dự án Khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra Hanoi International City) vào năm 2002. Đây là một dự án bất động sản đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ, với số vốn đầu tư đăng ký lên tới 2,11 tỷ USD do tập đoàn Ciputra (Indonesia) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, cho đến hơn 1 năm sau, việc xin cấp sổ đỏ của hàng nghìn biệt thự tại khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) bị gặp trở ngại do cố tình áp sai thuế một cách nghiêm trọng. Việc này khiến Liên ngành Thành phố gồm Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục thuế Hà Nội buộc phải đi đến quyết định đề nghị UBND TP. Hà Nội sung thu 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất đối với dự án Ciputra trong số hơn 3.000 tỷ đồng thất thoát.
Để hiểu rõ hơn, mời đọc lại bài "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thành công trong việc chỉnh đốn đảng?" (bit.ly/2j6dmLB) để hiểu rõ sự tình. Chỉ xin nhắc lại rằng, tại dự án Khu đô thị mới Nam Thăng Long, Chủ nhiệm Ủy Ban KTTW Nguyễn Văn Chi đã nắm giữ nhiều bằng chứng sai phạm của lãnh đạo chính quyền Hà Nội thời ông Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư Thành ủy. Nghe đâu giữa ông Nguyễn Văn Chi và Nguyễn Phú Trọng đã thỏa thuận sẽ bỏ qua và giữ kín chuyện này với các cam kết những ràng buộc.
Từ trước đến nay, những thông tin về việc Tổng Bí thư Trọng đã từng "nhúng chàm", hay cụ thể là từng tham nhũng "lặt vặt" số tiền lên tới cả triệu USD vốn được coi là tin đồn của các thế lực thù địch hay của phe nhóm trong đảng chống đối ông Trọng bịa ra để hạ uy tín. Song mới đây nhất, ngày 22/11/2017, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo Kết luận số 2923/TB-TTCP về việc quản lý đầu tư xây dựng một số Dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo QĐ 123/2001/QĐ-UB ngày 06/12/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (bit.ly/2AN9GJb), giai đoạn từ năm 2002-2014.
Đó là "Toàn văn Thông báo Kết luận" có liên quan đến việc lãnh đạo Hà Nội thời ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức Bí thư thành ủy, cấu kết và thông đồng nhằm giúp tập đoàn Ciputra (Indonesia) trốn mức thuế sắp áp dụng từ đầu năm 2005. Theo đó ông Hoàng Văn Nghiên - Nguyên Chủ tịch UBND TP và Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng đã thống nhất ưu tiên cho tập đoàn Ciputra nộp thuế theo mức “đặc cách” và dĩ nhiên được Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng bật đèn xanh. Quyết định của ông Nghiên, ông Trọng “giúp" Ciputra đã đem lại siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư và để đổi lại nhà đầu tư nước ngoài đã cảm ơn cho hai ông với khoản lót tay bằng USD nghe đâu mỗi ông cỡ tiền triệu.
Trước đây người ta cũng cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng biết rõ điều này và đã lên kế hoạch để hóa giải đòn khống chế của cựu Chủ nhiệm Ủy Ban KTTW Nguyễn Văn Chi, vốn là cha đẻ của cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bất ngờ đi thăm chính thức Indonexia từ ngày 22 đến ngày 24/8/2017, để thẩm định thông tin tập đoàn Ciputra đã khẳng định đã xóa sạch mọi dấu vết liên quan trọng vụ án này trước khi ra tay xử lý ông Nguyễn Xuân Anh trong Hội nghị Trung ương 6.
Và kẻ gieo gió kỷ luật Bí thư Nguyễn Xuân Anh không ai khác là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã phải nhận cơn cuồng phong thịnh nộ của cựu Chủ nhiệm Ủy Ban KTTW Nguyễn Văn Chi với sự tiếp sức của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Nguồn tin từ giới lãnh đạo cao cấp còn cho biết rằng, ông Nguyễn Văn Chi - bố già miền Trung gần đây còn lớn tiếng tuyên bố sẽ chấp nhận rút khỏi chính trường và bàn giao vai trò "Bố già miền Trung" cho người đứng đầu Chính phủ hiện nay. Nếu giúp ông Chi trả được mối hận này.
Và việc giải quyết vấn đề các sai phạm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được lật lại hồ sơ, với những bằng chứng tuyệt mật, đó là những lời khai của các đương sự bằng giấy trắng, mực đen và ghi âm được cựu Chủ nhiệm Ủy Ban KTTW Nguyễn Văn Chi cung cấp. Nghe nói một chuyên án đặc biệt đã được quyết định triển khai và sẽ hoàn tất trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương 7, một hội nghị làm những công việc của một Đại hội giữa kỳ. Điều mà lâu nay người ta cho rằng ông Trọng sẽ nghỉ để bàn giao chức Tổng Bí thư cho người khác.
Lâu nay ông Trọng mang biệt danh Trọng lú, song người ta khẳng định rằng ông Trọng không bao giờ lú, nếu có thì cũng chỉ là lú ăn người. Vì thế việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 13/11/2017, mời Tổng bí thư Đảng CSTQ Tập Cận Bình thưởng trà trong khuôn viên nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo đó, lúc hai người thưởng trà, ông Trọng quay sang Tổng bí thư Tập và nói rằng “không ngon bằng trà Trung Quốc”. Sự việc trên tại thời điểm này cần phải nhìn dưới góc độ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng buộc phải hạ cả dân tộc này xuống để nịnh họ Tập, hòng mong được Bắc Kinh giúp giải cứu .
Đó chính là lý do vì sao giới quan sát chính trị Việt Nam trong những ngày gần đây đều có chung nhận định rằng, "Ông Trọng yếu lắm rồi".
Ngày 02 tháng 12 năm 2017
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
Bài bình luận gần đây