You are here

Bahrain, Libya, Yemen... Trung Cận Đông sôi sục

 
Greg Ziętkiewicz – Lê Diễn Đức dịch
 

 Diễn hành mừng chiến thắng trên Quảng trường Tahrir, Ai Cập hôm 18 tháng 2/2011 - Ảnh: AP
 
Bahrain, Libya, Yemen... Trung Cận Đông sôi sục
 
Và tất nhiên, Ai Cập, Tunisia và Algeria. Không quên Iran. Về Iran trên một cái nền đáng kể. Có ai biết được cái nền này có thể vào chính lúc này sẽ là quan trọng nhất.
 
Một hệ thống được sắp đặt từ nhiều năm và hoạt động như những khối tương đối ổn định chính trị ở phía Bắc của châu Phi và khu vực Trung Cận Đông tiếp tục cuộc khiêu vũ. Có lúc khiêu vũ nhanh và với tiếng nhạc lớn của đám đông, có lúc “chỉ” trong sự nhẹ nhàng của những hạt nước tung lên mạn tàu chiến của Iran đang trực nhắm hướng kênh đào Suez. Giá bánh mì đang tăng mạnh ở đó, một số người viết. Những người khác giải thích sự có mặt của Facebook đã cho phép tạo nên các cuộc nổi dậy trong khu vực. Không nhiều người nhìn ở bình diện toàn cầu. Đa số không hiểu. Không tin, không suy đoán.
 

Hội đồng quân sự Ai Cập vừa mới lập trang web trên Facebook để nhận sự ủng hộ của dân chúng. Chỉ trong một ngày đã có hơn 130 ngàn người ghi tên - Ảnh: Facebook.com
 
Còn cuộc nổi loạn, sự sục sôi, những thay đổi, thậm chí một số người còn nói về một "cuộc cách mạng" trong khu vực rộng lớn này chỉ mới khởi đầu.
 
Không gì có thể "dập tắt" được đám cháy của các khối cũ kỹ và được sắp đặt trong một quốc gia này hay một quốc gia khác. Nhưng không loại trừ, tất nhiên, phiên bản, mà theo đó, ví dụ như Tunisia, sẽ xảy ra trong tương lai gần, là một nhà nước dân chủ. Tunisia là một quốc gia nhỏ và trước hết nằm trong khu vực rất chiến lược. Ít nhất, dầu chảy ở đó.

Khi kênh đào Suez bất ngờ thành sở hữu bởi lực lượng này hoặc lực lượng khác, lúc đó giá dầu thế giới sẽ tăng cao vào ngày hôm sau lên mức không thể tưởng tượng so với đỉnh của ngày hôm nay. Sau đó, thế giới phương Tây sẽ rất rõ ràng và ngay lập tức, nhìn thấy cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự là thế nào. Phải chăng các sự kiện trong khu vực sẽ di chuyển theo hướng này... Ngày hôm nay rất khó khăn để đánh giá đồng nhất. Đánh giá quá mức sẽ trở nên vô trách nhiệm hơn.
Ngoại giao Mỹ đã thành công, cho đến khi, có nghĩa rằng quá độ, làm dịu được tình hình ở Ai Cập. Ở đây ảnh hưởng của Nhà Trắng vẫn còn rất lớn, và lợi ích của tầng lớp quyền lực về nguyên tắc không xung đột với lợi ích của Hoa Kỳ. Nhưng mà, chúng ta hãy nhắc lại - cho đến khi.
 
Nằm trong vùng Vịnh, một quốc gia có dầu chảy nữa là Bahrain nhỏ xíu đang được các phương tiện truyền thông loan báo về các cuộc biểu tình và số người tử vong. Và về các cuộc đụng độ với các lực lượng trật tự. Chế độ quân chủ lập hiến này, trong đó Hồi giáo là quốc giáo, là đồng minh của Hoa Kỳ. Đất nước nhỏ bé này (chỉ hơn một triệu dân), có diện tích bề mặt nhỏ hơn thành phố Hamburg của Đức, nhưng lại, nằm bên cạnh... Ả Rập Saudi. Và tại nước này, chế độ đang ngự trị không khác ở Libya hay Ai Cập, quân đội giữ vị trí thống soái. Và nơi đây không phải Tunisia, mà là vùng Vịnh Ba Tư.   

Những biến động của ván cờ Trung Cận Đông và Bắc Phi đang tiếp tục. Hay thực sự mới bắt đầu. ■

--------------------------------------------------------------
 
* Bình luận gia, dịch giả  Ba Lan Greg Ziętkiewicz trong giai đoạn 1980-1981 là biên tập viên báo chí của "Công đoàn Đoàn kết" và bị nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan bắt giữ năm 1981. Ông chạy qua Tây Đức sống lưu vong trong các năm 1983-1997; là cựu phóng viên của “Radio Free Europe”, và  tạp chí "Văn hóa" của trí thức Ba Lan phát hành tại Paris; là tác giả các ấn bản định kỳ về lịch sử và hiện tại của Ba Lan của thành phố Berlin; cộng tác viên của nhiều nhật báo, tuần báo Ba Lan như “Rzeczpospolita”, “Tygodnik Powszechny”, “Gazeta Wyborcza”... 

*Nguồn: Bài dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan với tựa đề “Bahrain, Libya, Yemen... Bliski Wschod Wrze”, 18/02/2011, trên trang web chuyên về bình luận của giới ký giả Ba Lan “Moje Opinie”.
 
 Bản Việt ngữ © 2011 Lê Diễn Đức