...
2/ Tập trung xây dựng Tòa án Nhân quyền các cấp và cơ chế thực thi để người dân tự bảo vệ các quyền con người của mình
Đây là cơ chế, định chế quan trọng nhất của thể chế dân chủ, là hạt nhân trong cấu trúc tự hoàn thiện của thể chế dân chủ quốc gia. Chúng ta xây dựng thành công các Tòa án Nhân quyền, và cơ chế thực thi việc bảo vệ quyền con người là chúng ta đã thành công trong xây dựng thể chế dân chủ. Tòa án Nhân quyền cũng là yếu tố, định chế mới so với tất cả các thể chế dân chủ hiện đang tồn tại trên thế giới. Để xây dựng thành công Tòa án Nhân quyền và cơ chế thực thi, cần thực hiện những việc sau đây:
- Sự độc lập hoàn toàn và quyền lực tuyệt đối trên cơ sở hiến pháp và luật pháp của ngành tư pháp nói chung và Tòa án Nhân quyền nói riêng. Nếu không có sự độc lập, và quyền lực tuyệt đối của Tòa án Nhân quyền, chúng ta không thể nói tới việc người dân có thể tự bảo vệ các quyền con người của mình.
- Xây dựng đội ngũ luật sư nhân quyền độc lập và chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý và cùng tham gia bảo vệ quyền con người của công dân.
- Xây dựng nguồn kinh phí của nhà nước phục vụ bảo trợ cho các hoạt động bảo vệ quyền con người của công dân trong tố tụng.
Tóm lại, ngoài việc thành lập Tòa án Nhân quyền các cấp, nhà nước cần bảo đảm sự hỗ trợ về pháp lý và tài chính để công dân tự bảo vệ các quyền con người của mình.
3/ Trang bị kiến thức về tự do, dân chủ và cách thức xây dựng thể chế dân chủ cho người dân
Người dân là chủ thể xây dựng nên thể chế dân chủ, nhất là khi trọng tâm của thể chế dân chủ ở cấp cơ sở, thì nhận thức của người dân là yếu tố quan trọng. Người dân cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về tự do, dân chủ, về việc xây dựng thể chế dân chủ, và đặc biệt cần hiểu rõ cơ chế để bảo vệ các quyền con người của mình. Đây là việc làm vô cùng quan trọng nhưng hầu như chưa có một quốc gia nào thực hiện việc trang bị kiến thức cho nhân dân về lĩnh vực này. Một mặt, các thể chế dân chủ của các quốc gia hiện nay, chủ yếu được xây dựng trên bình diện quốc gia, không phải trên bình diện dân chủ cơ sở, nên vai trò của người dân rất mờ nhạt. Mặt khác, các kiến thức về tự do, dân chủ quá kinh viện, trừu tượng và khó hiểu, nên không thể phổ cấp đến cho người dân. Chính vì vậy, để thực hiện việc trang bị kiến thức cho người dân hiệu quả cần phải:
+ Chuẩn hóa các kiến thức về tự do dân chủ dưới hình thức dễ hiểu, sinh động và dễ phổ biến nhất.
+ Xây dựng các học viện về dân chủ, các khoa dân chủ học ở các trường đại học, môn học dân chủ ở các trường trung học phổ thông để phổ biến tới mọi người trong xã hội.
Người dân càng có nhiều hiểu biết về tự do, dân chủ thì đóng góp xây dựng nên thể chế dân chủ càng thiết thực hiệu quả và nâng cao khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mình.
4/ Ứng dụng cơ chế tự điều chỉnh trong mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội
Không nghi ngờ gì nữa, việc ứng dụng cơ chế tự điều chỉnh trong các mặt hoạt động của đời sống xã hội sẽ nâng cao hiệu lực và hiệu quả của thể chế dân chủ. Cơ chế tự điều chỉnh, với khía cạnh là quy định về kết quả và hậu quả những lựa chọn của cá nhân cho bản thân và công việc. Hệ thống thưởng phạt về tác phong sinh hoạt, đi sớm về muộn tại công sở, hoặc về hậu quả công việc sẽ đặt các cá nhân vào những lựa chọn tối ưu cho bản thân và công việc. Một cơ chế tự điều chỉnh trong công việc là điều tuyệt đối cần thiết và cần thực hiện ngay. Ví dụ, một phòng công tác có trưởng phòng và 10 nhân viên. Các nhân viên có các quy định thưởng phạt chi tiết, tỉ mỉ, và hình phạt nặng nhất là đuổi việc, nếu vi phạm một số lỗi nhất định. Trưởng phòng sẽ bị cách chức khi có 3-4 nhân viên bị đuổi việc. Cứ như vậy, một vụ trưởng (hay cục trưởng, viện trưởng..) cũng sẽ bị cách chức khi có đủ số lượng các trưởng phòng dưới quyền bị cách chức theo quy định…Đó chính là cơ chế tự điều chỉnh.
Tuy nhiên, việc thực thi cơ chế tự điều chỉnh cần phải tính toán rất kỹ càng, chi tiết. Ban đầu, cơ chế này nên áp dụng vào công việc thực thi ở các lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm. Sau đó sẽ lan tỏa ra tất cả các lĩnh vực của toàn hệ thống. Cuối cùng sẽ tới các sịnh hoạt dân sự của người dân, khi mà người dân đã làm quen và chấp nhận cơ chế tự điều chỉnh trong công việc.
Cần nhấn mạnh một điều, cơ chế tự điều chỉnh là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cấu trúc tự hoàn thiện – thể chế dân chủ tự do.
III/ Nắm tay nhau xây dựng nền Dân chủ: Giấc Mộng Việt Nam
Theo mạch lo-gic của cuốn sách Dân Chủ và các bài viết của tác giả, đến nay chúng ta đã có chất liệu để có thể xây dựng thể chế dân chủ tự do. Các nguyên lý cơ bản, và một phần lớn nội dung xây dựng thể chế dân chủ đã được khái quát trong cuốn sách Dân Chủ. Phần đầu bài viết này đã giải thích toàn bộ thể chế dân chủ dưới góc độ một cấu trúc xã hội được xây dựng phát huy tối đa động lực nội tại của con người và toàn thể xã hội, đưa tới sự phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống, cấu trúc đó. Chúng ta cũng đã đề cập tới phương thức xây dựng thể chế dân chủ của quốc gia nói chung, áp dụng cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, chúng ta cần phải có các bước đi, cách làm cụ thể, thiết thực dựa trên hoàn cảnh hiện tai của đất nước và các đặc thù riêng có của Việt Nam.
1/ Những nội dung quan trọng cần chuẩn bị trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam
Trong các bài viết trước đây, chúng ta đã đề cập tới những đặc trưng riêng của Việt Nam khi xây dựng thể chế dân chủ. Đó là, chúng ta chưa có các lực lượng chính trị thay thế, người dân bị bất ngờ và chúng ta chưa có kinh nghiệm làm việc chung với tư cách các tổ chức, đoàn thể. Chính vì vậy, chúng ta cần có thời gian để thực hiện các bước chuẩn bị quan trọng. Việc xây dựng thể chế dân chủ là một công việc vô cùng quan trọng và phức tạp. Có cảm giác, các quốc gia thay đổi chế độ trong thời gian vừa qua trên thế giới đã quá vội vàng trong việc thiết lập các định chế dân chủ. Chúng ta thường nghe nói, các nước có thời gian xây dựng hiến pháp, chuẩn bị cho tổng tuyển cử từ 6 tháng đến 1 năm. Đây là thời gian không tưởng, hầu như chẳng ai làm được gì ngoài việc copy các hiến pháp và phương thức tổ chức sẵn có ở đâu đó. Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên để ra 2-3 năm chuẩn bị và từ 1-2 năm cho các đảng phái, tổ chức lực lượng chính trị vận động tranh cử. Đó là thời gian tối thiểu, nếu chúng ta muốn xây dựng một thể chế dân chủ tự do thực sự. Vậy trong thời gian này, chúng ta cần chuẩn bị và thực hiện những công việc gì?
2/ Tập trung xây dựng Tòa án Nhân quyền các cấp và cơ chế thực thi để người dân tự bảo vệ các quyền con người của mình
Đây là cơ chế, định chế quan trọng nhất của thể chế dân chủ, là hạt nhân trong cấu trúc tự hoàn thiện của thể chế dân chủ quốc gia. Chúng ta xây dựng thành công các Tòa án Nhân quyền, và cơ chế thực thi việc bảo vệ quyền con người là chúng ta đã thành công trong xây dựng thể chế dân chủ. Tòa án Nhân quyền cũng là yếu tố, định chế mới so với tất cả các thể chế dân chủ hiện đang tồn tại trên thế giới. Để xây dựng thành công Tòa án Nhân quyền và cơ chế thực thi, cần thực hiện những việc sau đây:
- Sự độc lập hoàn toàn và quyền lực tuyệt đối trên cơ sở hiến pháp và luật pháp của ngành tư pháp nói chung và Tòa án Nhân quyền nói riêng. Nếu không có sự độc lập, và quyền lực tuyệt đối của Tòa án Nhân quyền, chúng ta không thể nói tới việc người dân có thể tự bảo vệ các quyền con người của mình.
- Xây dựng đội ngũ luật sư nhân quyền độc lập và chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý và cùng tham gia bảo vệ quyền con người của công dân.
- Xây dựng nguồn kinh phí của nhà nước phục vụ bảo trợ cho các hoạt động bảo vệ quyền con người của công dân trong tố tụng.
Tóm lại, ngoài việc thành lập Tòa án Nhân quyền các cấp, nhà nước cần bảo đảm sự hỗ trợ về pháp lý và tài chính để công dân tự bảo vệ các quyền con người của mình.
3/ Trang bị kiến thức về tự do, dân chủ và cách thức xây dựng thể chế dân chủ cho người dân
Người dân là chủ thể xây dựng nên thể chế dân chủ, nhất là khi trọng tâm của thể chế dân chủ ở cấp cơ sở, thì nhận thức của người dân là yếu tố quan trọng. Người dân cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về tự do, dân chủ, về việc xây dựng thể chế dân chủ, và đặc biệt cần hiểu rõ cơ chế để bảo vệ các quyền con người của mình. Đây là việc làm vô cùng quan trọng nhưng hầu như chưa có một quốc gia nào thực hiện việc trang bị kiến thức cho nhân dân về lĩnh vực này. Một mặt, các thể chế dân chủ của các quốc gia hiện nay, chủ yếu được xây dựng trên bình diện quốc gia, không phải trên bình diện dân chủ cơ sở, nên vai trò của người dân rất mờ nhạt. Mặt khác, các kiến thức về tự do, dân chủ quá kinh viện, trừu tượng và khó hiểu, nên không thể phổ cấp đến cho người dân. Chính vì vậy, để thực hiện việc trang bị kiến thức cho người dân hiệu quả cần phải:
+ Chuẩn hóa các kiến thức về tự do dân chủ dưới hình thức dễ hiểu, sinh động và dễ phổ biến nhất.
+ Xây dựng các học viện về dân chủ, các khoa dân chủ học ở các trường đại học, môn học dân chủ ở các trường trung học phổ thông để phổ biến tới mọi người trong xã hội.
Người dân càng có nhiều hiểu biết về tự do, dân chủ thì đóng góp xây dựng nên thể chế dân chủ càng thiết thực hiệu quả và nâng cao khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mình.
4/ Ứng dụng cơ chế tự điều chỉnh trong mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội
Không nghi ngờ gì nữa, việc ứng dụng cơ chế tự điều chỉnh trong các mặt hoạt động của đời sống xã hội sẽ nâng cao hiệu lực và hiệu quả của thể chế dân chủ. Cơ chế tự điều chỉnh, với khía cạnh là quy định về kết quả và hậu quả những lựa chọn của cá nhân cho bản thân và công việc. Hệ thống thưởng phạt về tác phong sinh hoạt, đi sớm về muộn tại công sở, hoặc về hậu quả công việc sẽ đặt các cá nhân vào những lựa chọn tối ưu cho bản thân và công việc. Một cơ chế tự điều chỉnh trong công việc là điều tuyệt đối cần thiết và cần thực hiện ngay. Ví dụ, một phòng công tác có trưởng phòng và 10 nhân viên. Các nhân viên có các quy định thưởng phạt chi tiết, tỉ mỉ, và hình phạt nặng nhất là đuổi việc, nếu vi phạm một số lỗi nhất định. Trưởng phòng sẽ bị cách chức khi có 3-4 nhân viên bị đuổi việc. Cứ như vậy, một vụ trưởng (hay cục trưởng, viện trưởng..) cũng sẽ bị cách chức khi có đủ số lượng các trưởng phòng dưới quyền bị cách chức theo quy định…Đó chính là cơ chế tự điều chỉnh.
Tuy nhiên, việc thực thi cơ chế tự điều chỉnh cần phải tính toán rất kỹ càng, chi tiết. Ban đầu, cơ chế này nên áp dụng vào công việc thực thi ở các lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm. Sau đó sẽ lan tỏa ra tất cả các lĩnh vực của toàn hệ thống. Cuối cùng sẽ tới các sịnh hoạt dân sự của người dân, khi mà người dân đã làm quen và chấp nhận cơ chế tự điều chỉnh trong công việc.
Cần nhấn mạnh một điều, cơ chế tự điều chỉnh là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cấu trúc tự hoàn thiện – thể chế dân chủ tự do.
III/ Nắm tay nhau xây dựng nền Dân chủ: Giấc Mộng Việt Nam
Theo mạch lo-gic của cuốn sách Dân Chủ và các bài viết của tác giả, đến nay chúng ta đã có chất liệu để có thể xây dựng thể chế dân chủ tự do. Các nguyên lý cơ bản, và một phần lớn nội dung xây dựng thể chế dân chủ đã được khái quát trong cuốn sách Dân Chủ. Phần đầu bài viết này đã giải thích toàn bộ thể chế dân chủ dưới góc độ một cấu trúc xã hội được xây dựng phát huy tối đa động lực nội tại của con người và toàn thể xã hội, đưa tới sự phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống, cấu trúc đó. Chúng ta cũng đã đề cập tới phương thức xây dựng thể chế dân chủ của quốc gia nói chung, áp dụng cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, chúng ta cần phải có các bước đi, cách làm cụ thể, thiết thực dựa trên hoàn cảnh hiện tai của đất nước và các đặc thù riêng có của Việt Nam.
1/ Những nội dung quan trọng cần chuẩn bị trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam
Trong các bài viết trước đây, chúng ta đã đề cập tới những đặc trưng riêng của Việt Nam khi xây dựng thể chế dân chủ. Đó là, chúng ta chưa có các lực lượng chính trị thay thế, người dân bị bất ngờ và chúng ta chưa có kinh nghiệm làm việc chung với tư cách các tổ chức, đoàn thể. Chính vì vậy, chúng ta cần có thời gian để thực hiện các bước chuẩn bị quan trọng. Việc xây dựng thể chế dân chủ là một công việc vô cùng quan trọng và phức tạp. Có cảm giác, các quốc gia thay đổi chế độ trong thời gian vừa qua trên thế giới đã quá vội vàng trong việc thiết lập các định chế dân chủ. Chúng ta thường nghe nói, các nước có thời gian xây dựng hiến pháp, chuẩn bị cho tổng tuyển cử từ 6 tháng đến 1 năm. Đây là thời gian không tưởng, hầu như chẳng ai làm được gì ngoài việc copy các hiến pháp và phương thức tổ chức sẵn có ở đâu đó. Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên để ra 2-3 năm chuẩn bị và từ 1-2 năm cho các đảng phái, tổ chức lực lượng chính trị vận động tranh cử. Đó là thời gian tối thiểu, nếu chúng ta muốn xây dựng một thể chế dân chủ tự do thực sự. Vậy trong thời gian này, chúng ta cần chuẩn bị và thực hiện những công việc gì?...
Hà Nội, ngày 23/7/2017
N.V.B
Bài bình luận gần đây