(Nhân việc Cục nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch buộc dừng, cấm lưu hành 5 ca khúc: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương), thuộc dòng nhạc Việt Nam Cộng hoà trước 1975).
Tôi không phản đối cách phản đối của Nguyễn Lưu. Mỗi người một quan điểm, cách nhìn. Hướng đến một xã hội dân chủ, phải trên tinh thần đấy. Ý thức chính trị, hay gu âm nhạc cũng vậy.
Nhưng tôi không thể không lên tiếng khi chính quyền, bằng một quyết định hành chính cấm cản tôi hát những ca khúc mình yêu thích. Cầm tù cả những câu hát là lối hành xử của một xã hội mu muội.
Âm nhạc, tự thân, ai thích thì cứ hát lên, ngêu ngao vậy. Anh thích "đường vinh quang xây xác quân thù", nhưng tôi lại khoái "con đường xưa em đi/ vàng lên mái tóc thề". Anh ưa "đảng đã cho ta một mùa xuân", nhưng tôi nuốt không trôi cái "mùa xuân đảng", tôi dị ứng đảng, tôi khoái "chuyện buồn ngày xuân" hơn...
Xã hội văn minh, không phải dàn đồng ca để "bắt nhịp kết đoàn". Cấm phổ biến, cấm hát là lối hành xử phản âm nhạc, phi văn hoá.
Cộng hoà, Cộng sản, hay thể chế nào cũng đều có những ca khúc "nhiệm vụ chính trị" của riêng họ, cho riêng họ. Nhưng đó là thứ âm nhạc tuyên truyền, cổ động, xong nhiệm vụ tự nó chết.
Âm nhạc, hay là vượt qua mọi ranh giới. Những tình khúc Cộng hoà, sống đến được thời nay, tức tự nó đã vượt qua khái niệm Cộng hoà - Cộng sản. Gần nửa thế kỷ sau cuộc chiến, vẫn chặn một đường biên phân rạch nhạc bên này bên kia, vẫn bỏ tù cả những câu hát.
Đất nước tôi, sao mê muội đến vầy? Đến những bản tình ca cũng không thoát vòng tù tội.
Bài bình luận gần đây