You are here

Nan đề Vinashin.

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:"Calibri","sans-serif";
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:"Times New Roman";
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Đào Trung Đạo
Trước những nỗ lực tuyên truyền làm nổi bật những mặt tích cực để che lấp những mặt tiêu cực của chế độ trên những trang báo giấy và báo điện tử của nhà nước trong những ngày trước khi Đại Hội Đảng sẽ diễn ra vào tháng 1/2011, có thể nói Vinashin là một trong những nan đề khó bề che lấp ở thời điểm ‘bản lề’ này. 

Cùng với bô-xít và Biển Đông, Vinashin  vẫn nằm nguyên trong tầm nhìn gần của dư luận xã hội. Vì Vinashin là cơn sóng ngầm  thử thách sự tồn tại của chế độ cho nên dù sự tính toán một giải pháp có tạm thời bị trì hoãn thì ở một thời điểm chin mùi không xa nan đề Vinashin phải được đưa ra bàn mổ.
Sự tồn tại hay không tồn tại của Vinashin trong tương lai xét cho cùng không phải là điều quan trong hàng đầu. Nhưng tâm điểm của nan đề này là những bất ổn nền tảng cơ chế lãnh đạo và việc duy trì hay loại bỏ mô hình doanh nghiệp nhà nước.
Để có một cái nhìn thông thoáng nan đề này trước dư luận chúng ta thử kiểm điểm sơ lược những ý kiến trên các phương tiện truyền thông cả lề phải lẫn lề trái xoay quanh Vinashin khi nan đề này được đem ra thảo luận trên diễn đàn Quốc Hội, và thử nhìn đằng sau những sự kiện xem còn những điều gì khuất lấp.
   Theo sự ghi nhận của chúng tôi, chúng ta có thể chốt ý kiến phát biểu của những người quan tâm theo dõi những diễn biến quanh vụ Vinashin có thể chia ra hai nhóm: Nhóm thứ nhất cảm thấy phấn khởi khi có một số dân biểu, đứng đầu là ông Nguyễn Minh Thuyết, đã ‘can đảm’ đưa vấn đề trách nhiệm về sự xụp đổ của Vinashin ra trước QH, và còn đi xa hơn một bước, kiến nghị QH lập Ủy ban Lâm thời điều tra và báo cáo trung thực vụ việc, sau đó tiến tới bỏ phiếu tin/bất tín nhiệm Thủ tướng và thành viên chính phủ có trách nhiệm trong vụ xụp đổ Vinashin; những người thuộc nhóm ý kiến này cho rằng đó là một dấu hiệu tích cực trong diễn trình tiến tới dân chủ vì từ trước tới nay dưới sự lãnh đạo của Đảng chưa từng xảy ra điền này. Nhóm ý kiến thứ hai có thể gọi là thái độ ‘wait & see’, tiêu biểu cho nhóm này là ý kiến của chính ông Nguyễn Minh Thuyết khi ông phát biểu: “Theo tôi hiểu, hiện nay các cấp cao của Việt Nam đã giao cho cơ quan có thẩm quyền của đảng cộng sản Việt Nam và cơ quan điều tra tiếp tục điều tra xác định rõ trách nhiệm. Chúng tôi sẽ chờ kết quả ấy xem là như thế nào. Đề xuất của tôi cũng là bình thường nếu ở quốc hội các nước, tuy nhiên ở Việt Nam thì là mới, và tôi nghĩ rằng thôi thì mình cũng phải kiên nhẫn, chờ đợi cái chuyển dịch chứ không thể quá nóng vội được.”  Vậy là sau khi đã cho nổ ‘quả bom’, vị dân biểu này áp dụng sách lược tiến ba bước (với những thế lực sau lưng hỗ trợ) và lùi một bước, chờ đợi ‘thủ thế’, cả ông Nguyễn Minh Thuyết và những thế lực sau lưng ông ta sẽ tùy theo những  diễn biến tình tiết của cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm trong Đảng để định hướng hành động trong tương lai,  đúng như ông ta đã nói “thôi thì mình cũng phải kiên nhẫn, chờ đợi cái chuyển dịch chứ không thể quá nóng vội được.” Chúng ta cũng không nên quên rằng 90% dân biểu QH là đảng viên cọng sản, và chúng ta cũng không có những thông tin về vai trò của ông chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng trong vụ này. Nhưng chắc chắn ông ta phải có vai trò nào đó trong việc Ủy Ban Thường vụ QH ra quyết định ‘chưa cần thiết trình QH về việc thành lập ủy ban lâm thời.’ Không thể ‘tới luôn đi Tám!’ hẳn phải có lý do. Và chúng tôi nghĩ rằng lý do đó là từ cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trước khi có Đại Hội Đảng.
   Mới đây, trong tuần lễ đầu tiên của năm 2011, báo Vietnamnet đã bầu chọn cả hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Thuyết là những nhân vật ấn tượng của năm 2010!
 Bằng những phương tiện truyền thông đại chúng chinh quyền có trong tay để tạm thời thả khói mù vụ Vinashin, nhưng trước sau cũng phải có câu trả lời cho câu hỏi: Trách nhiệm về sự xụp đổ của Vinashin được qui về ai?
   Muốn trả lời câu hỏi này chúng ta không nên quên rằng: Việc lãnh đạo của Đảng CSVN từ trước tới nay trước sau như một là ‘lãnh đạo tập thể”. Những người hướng mũi tấn công tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – kể cả dân biểu Nguyễn Minh Thuyết và những tính toán của thế lực sau lưng ông ta - có thể đã làm một bước sai lầm khi nhắm tới cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nếu đó không là một bước sai về mặt chiến lược thì cũng là một tính toán chưa kỹ lưỡng về hậu quả của hành động này, đã ‘overlook’ một điểm căn bản của chế độ cọng sản. Vì khi đụng chạm tới ‘lãnh đạo tập thể’ – dù cho âm mưu tạo nên sự đụng chạm này do một hay vài thành viên Bộ Chính trị - cũng là đã đụng tới toàn thể Bộ Chính trị gồm 15 thành viên đang nắm giữ quyền hành cao nhất, chưa kể đến những cựu thành viên Bộ Chính trị tuy nay đã ra khỏi nhóm đầu não lãnh đạo nhưng chưa hẳn ảnh hưởng đã hết. Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi ra trước diễn đàn QH Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra không hề nao núng khi trả lời chất vấn của các dân biểu QH. Trong phần trả lời của ông, tuy ông ta  tuyên bố “là người đứng đầu chính phủ, tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế yếu kém của Chính phủ. Thủ tướng, Phó thủ tướng và các thành viên liên quan tiến hành kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm ” nhưng không quên ‘nhắc khéo’ mọi người rằng quyết định lập ra Vinashin là một quyết định ‘lãnh đạo tập thể’ của Bộ Chính trị từ thập niên trước! Qua lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúng ta có thể rút ra những điểm sau đây:
-        Chủ trương thành lập mô hình Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) để nắm quyền chủ động lãnh đạo kinh tế là quyết định của Bộ Chính trị, quyết định này được giao cho Thủ tướng thực hiện. Quyết định lập Vinashin đã có từ thời ông Phan văn Khải làm thủ tướng, và việc đặt ông Phạm Thanh Bình vào chức vụ vừa là Chủ tịch HDQT vừa là Tổng giám đốc Vinashin là do ông Phan văn Khải ký. Tất nhiên ông Phan văn Khải không thể có quyền ký văn bản này mà phải có sự chấp thuận của lãnh đạo tập thể của Bộ Chính trị (có thể vào giai đoạn đó có một vài ủy viên có thế lực lớn đã điều khiển quyết định này.)
-        Nay mô hình DNNN, điển hình là Vinashin, thất bại thì trách nhiệm chính là nơi Bộ chính trị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ ‘nhận trách nhiệm về những hạn chế yếu kém của Chính phủ,’ nghĩa là trách nhiệm phụ thuộc, không phải là người trách nhiệm trên hết. Chính vì bỏ qua (hay cố tình bỏ qua)  điều này cho nên có nhiều người – kể cả các dân biểu – đã thơ ngây đặt câu hỏi tạo sao các Phó thủ tướng, Bộ trưởng khi trả lời chất vấn của các dân biểu QH đều không ai nhận mình có trách nhiệm gì! Dĩ nhiên trách nhiệm của họ có đấy, nhưng vì họ thuộc phe phái của những cá nhân/thế lực khác nhau “gài vào” Vinashin nên các cá nhân/thế lực sau lưng họ phải đứng ra dàn xếp vụ việc, không thể đổ lên đầu họ tất cả trách nhiệm được.  Hơn thế nữa, cũng còn có thể có giả thuyết họ chỉ là những ‘tay chân’ vào Vinashin để kiếm chác, phần lớn tiền bạc kiếm được tất nhiên phải nộp/chia chác cho những cá nhân/thế lực đặt họ vào các chức vụ ở Vinashin, họ chỉ ăn được một phần nhỏ. Không lẽ kẻ được ăn ít mà phải ‘lãnh đủ’ còn những kẻ ăn nhiều lại ‘hạ cánh an toàn!’ Nghĩa là tất cả mọi người có liên hệ trực tiếp tới Vinashin (kể cả ông Phạm Thanh Bình và một vài người khác) đều nắm trong tay lá bùa hộ mệnh là ‘lá bài tẩy’ khi cần sẽ lật ra!
-        Nắm vững cả về lý luận chính sách/cơ chế lẫn thực tế ở Vinashin cho nên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ra trước QH trả lời chất vấn không những không hề nao núng bối rối, mà còn có một thái độ tuy ngoài mặt nhã nhận, điềm tĩnh nhưng bên trong cho thấy một bản lãnh thủ đoạn, khôn ngoan.
-        Thái độ điềm tĩnh này có được vì ông ta ‘nắm trong tay’ con bài tẩy của những cá nhân hay thế lực trong Bộ Chính trị. Ngoài ra sự điềm tĩnh này cũng là một thông điệp gửi đến những người thực sự có trách nhiệm trong Bộ Chính trị rằng  ‘nếu chết thì phải là chết cả đám!’ Nguyễn Tấn Dũng đổ có nghĩa là Đảng CSVN sẽ hoàn toàn xụp đổ.
-        Ai cũng biết rằng sách lược thành lập các DNNN chủ yếu là để nắm nền kinh tế quốc dân, nhưng không nhiều người tuy biết nhưng không nói đến một mục đích khác là DNNN là nguồn tài chính để nuôi, duy trì Đảng. Nhưng trên lý thuyết là vậy, còn ngoài thực tế ‘nhân khi bên Tàu có loạn’ các nhân viên có chức quyền ở Vinashin lợi dụng cơ chế lỏng lẻo do sự đụng chạm của những thế lực các nhóm quyền lợi đối nghịch đã ăn cắp tiền bạc tài sản hay lợi dụng chức quyền để thủ lợi cá nhân.
-        Hiện tại Bộ chính trị phải đối mặt với hai vấn đề sinh tử: 1. Có thể tiếp tục mô hình Doanh Nghiệp Nhà Nước không? Theo những thông tin chính thức trên các văn kiện Đảng thì câu trả lới là có. Nhưng không ai rõ là “có” tới mức độ nào. Không thể nói không nhưng cũng không thể có như trước do áp lực tình hình kinh tế diễn biến phức tạp dồn dập từng ngày. Và nếu tiếp tục thì phải thay đổi cơ chế quản lý và điều hành ra sao?. Duy trì loại hình “crony economics” này được bao lâu?  2. Giải quyết ra sao vấn đề trách nhiệm vụ Vinashin? Liệu những người thực sự trách nhiệm có thể thỏa hiệp nội bộ với nhau (trong bóng tối) được không? Thỏa hiệp đó sẽ như thế nào? Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và “cánh hẩu” cũng như những nhóm quyền lợi trong bóng tối liệu có thể ‘hạ cánh an toàn’ được không? Và nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn được giữ lại thì thỏa hiệp và dàn xếp các nhóm quyền lợi trong tương lai sẽ như thế nào?  
-         Trở lại hai nhóm ý kiến của những người quan tâm theo dõi vụ Vinashin ở QH, chúng tôi nghĩ rằng: với những người lạc quan về tiến độ dân chủ thì chỉ nên ‘lạc quan vừa phải’ còn đối với những người giữ thái độ “wait & see” thì ‘không nên lạc quan’ về kêt quả qui trách nhiệm vụ Vinashin cho những ai!   
(Đào Trung Đạo)
* Đây là trang blog cá nhân của Đào Trung Đạo. Nội dung các bài viết không phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do RFA.