Trách nhiệm cá nhân trong thảm họa cá chết là chủ đề được nhắc tới nhiều lần kể từ khi Chính phủ công bố Formosa là thủ phạm. Cùng điểm qua các diễn biến liên quan đến vấn đề này:
30/6/2016: Công bố Formosa là thủ phạm thảm họa cá chết miền Trung. Chính phủ hứa sẽ tiến hành kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1/9/2016: Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường làm rõ trách nhiệm của Bộ trong vụ Formosa.
17/11/2016: Bộ TN-MT họp báo cho biết Ban Cán sự đảng của Bộ đã nhận khuyết điểm (tập thể) và cho rằng trách nhiệm chính thuộc về tỉnh Hà Tĩnh, còn Bộ chỉ có trách nhiệm một phần trong chuyện này.
21/12/2016: Tổ Công tác Chính phủ làm việc với Bộ TN-MT, yêu cầu sớm kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm về vụ Formosa, nhắc Bộ thực hiện lời hứa của Bộ đối với Thủ tướng.
04/01/2017: Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà giao Vụ Tổ chức Cán bộ phối hợp với các đơn vị trực thuộc xem xét kiểm điểm trách điểm của đơn vị, cá nhân có liên quan. [Bộ trưởng đang muốn đá quả bóng trách nhiệm xuống cho cấp dưới - cấp Cục, Vụ]
05/01/2017: Bộ TN-MT công bố 10 sự kiện môi trường nổi bật của năm 2016, hoàn toàn không đề cập đến Formosa. [Phù hợp với xu hướng lảng tránh trách nhiệm của Bộ trong vụ này]
Vậy là gần 9 tháng sau khi thảm họa xảy ra, 6 tháng sau khi Formosa cúi đầu nhận lỗi, các cấp chính quyền vẫn cố tình chây ì để rồi không một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm cho một thảm họa đã khiến 263,000 người chịu ảnh hưởng sinh kế, tàn phá môi trường biển đến hàng chục năm sau chưa thể hồi phục được, gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng, kéo lùi sự phát triển của các tỉnh Bắc Trung Bộ trong nhiều năm tới.
Thái độ của các cán bộ liên quan trong thảm họa này phải nói là còn kém cả thủ phạm - tức Formosa.
Trách Bộ TN-MT chây ì là một nhẽ, đáng trách hơn còn là năng lực yếu kém của Chính phủ khi bó tay trước sự chây ì đó.
Rõ ràng, người dân chỉ còn có thể đứng trước hai cách lý giải cho những diễn biến này:
Hoặc là hệ thống tổ chức quyền lực của đảng cầm quyền quá kém cỏi khiến ngay cả người đứng đầu Chính phủ cũng không thể kỷ luật được các quan chức dưới quyền khi họ làm sai;
Hoặc là chính đảng cầm quyền đang diễn trò trước dư luận, thỉnh thoảng lại thông báo là đang tiến hành, xem xét kỷ luật để câu giờ hòng bao che sai phạm cho nhau.
Mà cũng có thể là cả hai.
Bài bình luận gần đây