Trong lúc trà dư tửu hậu, mấy anh em tôi ngồi nói chuyện chính trị, có một người nhận xét rằng "Lịch sử chính trị cận đại của nhân loại cho thấy, kể cả ở các nước nhân danh dân chủ người dân hầu như chẳng có vai trò gì đối với quyền lực nhà nước, vì đằng sau đó là sự thao túng của các nhóm lợi ích và các nhà tài phiệt.". Cũng có người còn cao hứng nhận xét rằng "Quần chúng chỉ là một đám đông ngu xuẩn, luôn bị các chính trị gia thao túng và biến họ trở thành một tấm bình phong mà thôi".
Chưa hết, họ còn khẳng định rằng, kể cả trong một nền dân chủ, được coi là lý tưởng như trường hợp nước Mỹ, cho dù nó tuy chưa phải là hoàn chỉnh tuyệt đối, song là một nền dân chủ mà chúng ta cho rằng tỏ ra tối ưu nhất hiện nay cũng không là ngoại lệ.
Để bảo vệ nhận định của mình, họ đưa một vài dẫn chứng như dưới đây:
Từ vận động tranh cử Mỹ năm 2016
Theo nguyên tắc, bầu cử là quá trình cử tri thực hiện quyền lực chính trị để lựa chọn đại diện của mình ngồi trong cơ quan lập pháp. Đây là sự biểu hiện của dân chủ ở một quốc gia. Tuy vậy, diễn biến của vận động tranh cử Mỹ năm 2016, một quốc gia có nền dân chủ được đánh giá ưu việt nhất, đã cho thấy có những biểu hiện được bị coi là phi dân chủ.
Đó là việc, ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa Donald Trump là người thành công nhất và đã thu hút được sự ủng hộ của số đông cử tri, và trên thực tế Donald Trump luôn dẫn đầu vượt xa các đối thủ trong đảng Cộng Hòa. MVới chính sách tranh cử của Donald Trump đã hướng tới thành phần dân chúng Mỹ chiếm số đông nhưng được đánh giá là ít học. Đó là tầng lớp cử tri công nhân, những người bất mãn vì mất việc làm hay những thay đổi về sắc tộc và tôn giáo đang diễn ra trên đất Mỹ. Do nắm được tâm lý của số đông cử tri đã chán ngán với các chính trị gia chuyên nghiệp, bằng việc sử dụng thứ ngôn ngữ bình dân và nói không cần suy nghĩ, vì Donald Trump không nhận sự hỗ trợ tài chính của ai. Đây là thế mạnh vượ trội của ứng cử viên này.
Điều này đã khiến nội bộ đảng Cộng hòa hết sức lo lắng về hiện tượng này. Theo VnExpress, giới lãnh đạo theo đường lối chính thống của đảng Cộng hòa đã bàn nhiều kế sách hòng cản bước Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng nhưng đều thất bại, khiến nội bộ đảng này thêm chia rẽ. Ví dụ, phát biểu tại Washington hôm 19/2/2016, ông Karl Rove đã lên tiếng cảnh báo, việc Donald Trump ngày càng có cơ hội trở thành đại diện tranh cử của đảng Cộng hòa sẽ gây hậu quả ghê gớm, khiến đảng này chịu thất bại trong cuộc bầu cử tháng 11 tới. Ông này đã hối thúc đồng nghiệp dự thảo một bức thư gửi "tới nhân dân", với nội dung chối bỏ ông Trump. Theo báo Người Việt, trong buổi hội luận “town hall” do CNN điều hợp, ông Trump rút lại lời cam kết sẽ ủng hộ ứng cử viên được đảng Cộng Hòa đề cử. Nghị Sĩ Ted Cruz và Thống Đốc Jonh Kasich cũng xác định sẽ không ủng hộ Trump nếu là ứng cử viên chính thức của đảng. Theo lời ông Priebus - chủ tịch đảng Cộng Hòa, thì đảng này đã yêu cầu các ứng cử viên ký cam kết này nhằm tạo lòng tin tưởng cho cử tri của đảng. Trước những hành động như thế, Donald Trump đã lên tiếng dọa rằng ông ta sẽ ứng cử với tư cách độc lập nếu đảng Cộng Hòa đối xử với ông không công bằng.
Về hiện tượng này, có một cử tri người Mỹ gốc Việt có nói với tôi rằng: "Cũng còn may, chế độ bầu cử ở Mỹ là thông qua đại cử tri, cho nên đó là cách mà Donald Trump khó có thể trở thành Tổng thống". Điều đó đã chứng tỏ cho thấy, có những lúc quyết định của đại cử tri Mỹ không nhất thiết tuân theo ý nguyện của số đông các cử tri.
... tới nền dân chủ Myanmar
Bà Aung San Suu Kyi là biểu tượng của phong trào đấu tranh vì dân chủ, là người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Kể từ năm 1988 đến nay, bằng sự can trường, bền bỉ và dũng cảm, bà Aung San Suu Kyi với sự ủng hộ của đa số người dân đã làm nên sự thay đổi ngoạn mục cho nền chính trị Myanmar. Kể từ năm 2016, đã chuyển từ nền chính trị độc tài quân sự sang một nền chính trị dân chủ với một chính quyền dân sự. Sự thành công của phong trào dân chủ Myanmar là tấm gương cho những người đấu tranh dân chủ trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt nam.
Tuy nhiên, ngay trước cuộc bầu cử ngày 08/11/2016, bà Aung San Suu Kyi có một phát ngôn hết sức "ấn tượng", đó là "Tôi sẽ đứng trên cả tổng thống" tuyên bố này đã gây bão trên chính trường suốt một thời gian dài. Cần biết rằng Hiến pháp Myanmar được quân đội soạn thảo cấm người có vợ, chồng hoặc con cái mang quốc tịch nước ngoài trở thành tổng thống, trong khi người chồng (đã mất) và hai con trai của bà Aung San Suu Kyi có quốc tịch Anh. Điều đó cho thấy đây là biện pháp nhằm ngăn cản bà Suu Kyi trở thành tổng thống, dù đảng NLD do bà lãnh đạo giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng 11.2015. Cho dù Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đang cầm quyền và nắm đa số trong Quốc hội, cùng với việc bà Aung San Suu Kyi trong cương vị Chủ tịch đảng NLD, song việc sửa đổi Hiến pháp bắt buộc phải nhận được sự đồng thuận từ quân đội, chứ đơn phương đảng NLD không thể quyết định được. Nghĩa là NLD buộc phải thương thuyết với lãnh quân đội để nhận được sự đồng thuận cho phép sửa đổi Hiến pháp để mở đường cho bà Aung San Suu Kyi có thể nằm giữ chức vụ tổng thống
Chính vì thế, phát biểu "Tôi sẽ đứng trên cả tổng thống" bà Aung San Suu Kyi đã trở thành một phát ngôn chà đạp lên Hiến pháp Myanmar. Với bất kể lý do nào thì bà Aung San Suu Kyi cũng không thể biện minh cho lời phát biểu phi dân chủ đó. Nhiều người đã đặt câu hỏi, tại sao một nhân vật là biểu tượng cho phong trào đấu tranh dân chủ, lại có những phát ngôn đi ngược lại một trong những tiêu chí của nền dân chủ, đó là xây dựng một nhà nước pháp quyền?
Lời nói dối của LS. Võ An Đôn
Trên trang Facebook cá nhân, LS. Võ An Đôn cho biết "Sáng nay ngày 02/4/2016, Mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Yên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tôi tại nơi làm việc. Mở đầu hội nghị giới thiệu sơ lượt về tôi, sau đó cho các luật sư tham dự đấu tố tôi: có 05 luật sư tham gia đấu tố, nội dung xoay quanh việc tôi trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài, tôi bị sở Tư pháp phạt tiền vì không lập sổ báo cáo tài chính nhưng không khai báo, tôi không thừa nhận Facebook là không trung thành với tổ quốc…. nên không đủ điều kiện làm Đại biểu quốc hội".
Qua tìm hiểu, được biết, ngày 07/3/2016 LS. Võ An Đôn đã có mặt tại Phòng an ninh Chính trị nội bộ, theo Giấy mời của Công an tỉnh Phú Yên để làm rõ việc đăng tin trên mạng xã hội Facebook. Khi làm việc nhân viên an ninh điều tra hỏi tài khoản Facebook Đôn An Võ có phải của anh không? Thì LS. Võ An Đôn trả lời là không phải. Sau khi hỏi LS. Võ An Đôn xong, cơ quan an ninh điều tra cho in toàn bộ các bài viết đăng trên Facebook Đôn An Võ ra đưa cho LS. Võ An Đôn ký xác nhận với nội dung là Facebook Đôn An Võ và các bài viết không phải là của LS. Võ An Đôn và ông đã ký xác nhận theo nội dung trên.
Chỉ ít giờ đồng hồ sau, LS. Võ An Đôn đã viết trên trang facebook cá nhân như sau: "Công an tỉnh Phú Yên mời tôi làm việc liên quan đến Facebook của tôi đã vi phạm pháp luật trắng trợn, cụ thể là quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ quan điểm của mỗi công dân đã được Hiến pháp và pháp luật qui định, cũng như Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 mà Việt Nam đã ký kết. Hơn nữa, việc này còn nhằm mục đích giằn mặt vì tôi nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 này.
Tôi là người trung thực không biết nói dối, hôm nay là lần đầu tiên trong đời tôi nói dối, không phải tôi hèn nhát không dám nhận Facebook Đôn An Võ là của mình, mà chính là tôi muốn tiếp tục được làm luật sư bào chữa cho dân nghèo và người cô thân yếu thế trong xã hội. Nếu hôm nay tôi thừa nhận Facebook Đôn An Võ là của tôi, thì họ sẽ tìm cách tước Thẻ luật sư của tôi và vĩnh viễn tôi không bao giờ giúp được người dân. Xin lỗi cộng đồng vì hôm nay tôi đã nói dối!"
Xung quanh sự việc này cũng đã có nhiều luồn ý kiến khác nhau, có ý kiến thấy rằng trong thể chế chính trị độc đảng như ở Việt nam, khi quyền lực tập trung trong tay một nhóm người đã cho phép lực lượng công an một sức mạnh vô song. Họ có quyền bắt người nọ, thả người kia không cần căn cứ theo quy định của pháp luật pháp, thì việc LS. Võ An Đôn chối tội (nói dối) cũng là biện pháp cần thiết để tự bảo vệ mình. Ngược lại, có ý kiến thấy rằng LS. Võ An Đôn không chỉ là một luật sư nhân quyền, còn là một người hoạt động chính trị - đang tham gia tự ứng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 sẽ diễn ra vào tháng 5/2016 và là một người của công chúng. Theo họ, việc nói dối là hành động xỉ nhục và khó có thể chấp nhận được.
Nên hiểu như thế nào?
Thông qua ba dẫn chứng nêu trên cho thấy, phải chăng trong chính trị người ta có thể bất chấp các nguyên tắc, chuẩn mực và các chính trị gia được phép nói một đằng làm một nẻo không có giới hạn?
Tuy vậy, các trường hợp nêu trên cần được hiểu như sau:
Không nên coi, những diễn biến của vận động tranh cử Mỹ 2016 đã một lần nữa cho thấy nền dân chủ ở Mỹ cũng không là tuyệt đối như chúng ta tưởng và cũng có lúc nguyện vọng của cử tri sẵn sàng bị các chính trị gia bỏ vào sọt rác. Vì trên thực tế, những điều đang diễn ra trong nội bộ đảng Cộng hòa là việc làm mang tính giám sát và tự điều chỉnh trong nội bô của một tổ chức chính trị. Đây là việc làm cần thiết, vì nếu không khả năng đảng Cộng hòa sẽ nhận thất bại là cao trong cuộc bầu cử năm 2016 trước đảng Dân chủ. Do vậy, vì quyền lợi của đảng Cộng hòa nói riêng hay nước Mỹ nói chung, thì việc tạo ra các áp lực cần thiết, kể cả là việc loại bỏ Donald Trump vì nó không giữ được uy tín cho đảng này.
Về phát biểu "Tôi sẽ đứng trên cả tổng thống" bà Aung San Suu Kyi về nguyên tắc thì đúng đây là một phát ngôn chà đạp lên Hiến pháp Myanmar. Song nếu hiểu, thời điểm của phát ngôn ấy là trước ngày bầu cử Quốc hội Myanmar là điều hết sức cần thiết, nhằm để khẳng định quyết tâm cao độ của bà Aung San Suu Kyi với cử tri và ủng hộ viên của bà. Phát ngôn đó nhằm để đảm bảo với họ rằng bà sẽ không bao giờ chịu lùi bước trước những khó khăn đồng thời để tạo cho họ một niềm tin mãnh liệt. Và kết quá thắng lợi áp đảo của đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc bầu cử vừa qua đã chứng minh điều đó. Tuy vậy, sự im lặng của bà Aung San Suu Kyi trước các câu hỏi của các phóng viên báo chí Myanmar và quốc tế đã cho thấy bà ta đã nhận ra sai lầm trong phát biểu của mình.
Việc LS. Võ An Đôn đã buộc phải nói dối được cho rằng, cũng vì sự an toàn cho bản thân mình là việc làm cần thiết, việc ngay sau đó tiếp tục công khai khẳng định và xin lỗi cộng đồng là một hành động dũng cảm, đáng trân trọng. Cũng như trường hợp một số nhà đấu tranh dân chủ, khi bị bắt đã chấp nhận nhận tội, để đổi lại họ được hưởng lượng khoan hồng từ phía chính quyền, bằng những bản án rút xuống chỉ còn 1/3 và sau khi được tự do thì họ lại tiếp tục đấu tranh. Song họ đã bị cộng đồng coi thường, thậm chí không chấp nhận chỉ vì họ đã từng đầu hàng. Như vậy thử hỏi chúng ta có bất công với họ không?
Từ xưa đến nay, người ta luôn coi chính trị là thủ đoạn, thậm chí người ta không ngần ngại cho nó là dối trá và bẩn thỉu. Nhưng nếu theo định nghĩa, thì thủ đoạn là cách làm khôn khéo (thường là xảo trá) để đạt được mục đích riêng của mình thì chính trị cũng có thể chấp nhận được. Nên hiểu được như thế để tạo cho bản thân mình một thói quen, đó là mọi việc trên đời có cái gì là tuyệt đối đâu? Và chính trị cũng vậy, chúng ta hãy đừng tin nó bởi sự mù quáng. Nhưng quan trọng hơn, như phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trước thềm chiến dịch tranh cử vận động cho cuộc tổng tuyển cử năm 2015, khi cho rằng "Nhân phẩm yếu kém, đừng làm chính trị".
Ngày 16/04/2015
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
Bài bình luận gần đây