You are here

Ô Xin Việt Nam Ở Malaysia


Sau khi hay tin một số phụ nữ Việt Nam làm nghề giúp việc nhà ở Malaysia gặp khó khăn đến phải bỏ trốn và hiện gần như bị giam lỏng trong một ký túc xá cho người lao động ở Kuala Lumpur, Thanh Trúc đã liên lạc để thực hiện câu chuyện Đời Sống Người Việt Khắp Nơi, qua đó phản ảnh ý kiến từ nhiều phía .

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/vietnamese-labors-in-malaysia-12052008172442.html


Kỳ thị đối với người Việt Nam


Cả bốn chị xuất thân từ thôn quê miền Bắc là Nguyễn Thị Hà, Phạm Thị Quỳnh,  Đặng Thị Hà,  Phan Thị Hoa, sang Malaysia  qua trung gian của  SONA, Công Ty  Xuất Khẩu Nhân Lực và Thương Mại thuộc  Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội. Trong bốn người , chị  Phan Thị Hoa  bị quản lý túc xá  đánh đập vì cho là  chị giả ốm để khỏi đi làm.


Đối tác của SONA ở Việt Nam là công ty môi giới Winbond  ở Malaysia phụ trách đưa người giúp việc đến nhà chủ.



Chị Phạm Thị Quỳnh, quê ở Thái Bình, qua Malaysia vào Tháng Mười 2008, thuật lại những sự việc xảy đến với chị ngay từ ngày đầu tới Kuala Lumpur:


Em qua tới sân bay là người ta đón về công ty ở Kuala Lumpur. Có một người tới kiểm tra rồi người ta lấy điện thoại di động nói đổi tiền Việt Nam qua đôla Mỹ ạ. Thì họ nói là nhà chủ họ trả hết. Nhưng mà cuối cùng đến nhà chủ thì họ không trả, họ nói là họ không biết.


Em vào nhà chủ làm, 5 giờ dậy làm cho tới 11 giờ đêm đấy ạ. Làm cho chủ được ăn cơm xong rồi đi làm luôn chứ không được nghỉ tí nào. Sau đó thì em nói là em bị đau lưng cho em đi chữa thì bà chủ nói là ốm thì bả không cần làm và trả lại công ty. Em ra công ty thì công ty đưa em đi về bên nhà ký túc Indo thì ở với những người Indo và họ nói nếu em ở đây mà không làm thì không cho em ăn.


Thế là một ngày hôm đó họ không cho em ăn. Em ở đó một ngày xong rồi họ đưa ra công ty ngồi ở đó từ sáng cho tới 10 giờ đêm họ mới cho về ký túc mà có người Indo nữa và có 3 người Việt Nam ở đấy nữa. Trong thời gian em chờ đợi ở đấy thì công tởi phía SONA ở Hà Nội đã đưa người tới gia đình em nói với bố mẹ em rằng là em ở bên này theo kẻ xấu đi ra ngoài đã bị cảnh sát bắt bỏ tù Ma Lai.


Bố mẹ em xấu hỗ chẳng dám đi đâu mà họ nhiếc  móc gia đình em nhiều lắm. Bố mẹ em khóc chẳng biết bây giờ em đang ở đâu. Họ bảo là em ở trong tù mà. Công ty phía Việt Nam cấm gia đình nhà em không được nghe một cuộc điện thoại nào ở bên Ma Lai gọi về. Có lần em gọi về bố mẹ em không được nghe bởi vì em theo kẻ xấu. Bố em nói thể, bố em khóc bố em nói thế.


Nạn nhân của các Cty xuất khẩu?


Chị Nguyễn Thị Hà, quê ở Thanh Hoá , sang Malaysia tháng Năm 2008, cho biết chỉ đến lúc sắp lên máy bay rời Việt Nam thì chị mới  được đọc lướt qua bản hợp đồng:


- Bản hợp đồng nói là công ty bên này giữ 3 tháng lương của em, thì lúc đó em hỏi những người phụ trách đưa bọn em ra sân bay là 3 tháng lương này nhà chị giữ hay công ty giữ thì họ có nói là chỉ giữ 3 tháng lương của em.


Khi em qua tới sân bay Ma Lai này thì công ty thu hết toàn bộ giấy tờ của em, sau đó người ta đưa em qua 3 cái công ty lúc ấy chủ mới đón em về. Em cũng về làm một thời gian thì trong người em bị bệnh. Công ty đưa em đi khám chi nói là em bị bệnh bướu cổ. Bướu cổ là căn bệnh của em và em đòi công ty cho em về nước để em có điều kiện em đi chữa bệnh mà công ty không cho em về.


Hơn ba tháng mà lúc đấy em đau đớn mà không có mộ viên thuốc nào, thì em mới nói chủ, chủ mới điện công ty thì công ty có nói là đưa em về công ty để cho công ty đưa em đi khám bệnh. Thì em về công ty, công ty nó đánh lừa em là để cho về nước. Chủ nói là nếu mà khi nào về thì chủ sẽ chuyển vé máy bay cho em về. Trong 3 tháng lương đó chủ có thể trả lại cho em, nhưng mà về đây thì công ty nhốt em lại.


Khóc lóc mãi thì công ty xứ này mới cho em liên lạc về với gia đình em, sau đó lại bắt em làm cho một chủ nữa mà chỉ làm 10 ngày thôi bởi vì chủ đấy chuẩn bị đi Mỹ. Người ta bắt em làm đúng mười ngày trời để chuyển đồ đạc sang nhà khác. Đến ngày cuối cùng là em gọi hết là công ty lại đưa em về công ty. Thì em có hỏi công ty rằng tại sao lại đưa tôi về công ty, thì họ nói là về đến công ty thì biết.


Nhưng mà em hỏi công ty thì công ty nó không nói một điều gì  như thế nào thế nào cả. Hai chủ đầu tiên là em không lấy được một đồng lương nào hết, rồi lại bắt em đến chủ thứ ba nữa. Trong khi em nghe tin chồng em bị tai nạn, công ty bên này cho em điện về Việt Nam thì công ty Việt Nam  nói là nếu em có về thì phải đưa gia đình lên ký kết để nọp 14 triệu thì em mới được về.


Mấy hôm sau nó lại bắt em đến một chủ nữa thì em làm được 10 ngày nữa thì lúc đấy nó mới cầm cái tờ giấy bắt em ký vào 3 tháng lương không có lương. Nó bắt em ký vào thì em có nói là trong khi em làm được ba bốn tháng đầu tiên tại sao không trả lương mà bây giừo đến chủ mới lai bắt em ký là 3 thàng lương không có lương nữa? Thì nó nói là nếu không ký thì nó điện về Việt Nam cho chồng con em nói là em ở bên này thế này thế nọ.


Sang đây gần 7 tháng rồi mà không hề có một đồng lương nào cả. Em ức quá và em hối hận. Bây giờ công ty bắt gia đình ký kết 15 triệu thì mới được về.


Về trường hợp chị Phan Thị Hoa bị quản lý người Indonesia đánh đập, chị Nguyễn Thị Hà thay bạn kể lại:


-  Bởi vì là Hoa lúc đấy là buồn bực bì bị bắt phải nọp mười mấy triệu mới cho về nước, mà bên này thì không ai thuê Hoa để làm. Bá sĩ khám Hoa có bệnh thần kinh rồi. Có một người Indo cai quản đánh Hoa sướt cả chân cả tay thì lúc đấy bọn em nghĩ là Việt Nam với Việt Nam không để cho nó hành hạ, thì lúc đó em đứng lên em mới gàn, thì lúc đấy nó mới đè mắt em nó đánh em chảy cả máu mắt. Em lên cảnh sát thì cảnh sát chụp ảnh vào mắt em nhé.


Từ tỉnh Thái Bình, thân phụ chị Phạm Thị Quỳnh , ông Thuân, nói với Thanh Trúc :


Tức là Bộ Lao Động của bên Hà Nội với lại cái ông đưa Quỳnh sang Malaysia để làm việc là ông Ninh đó trên công ty SONA của Hà Nội đó, về đến xã này nói là coi như là em nó bị người xấu ở bên Malaysia lôi cuốn theo bọn người ấy coi như đả đảo lại chính quyền  Việt Nam, hai bác phải lên công an trình báo, cấm không cho liên lạc với ai ngoài Quỳnh ra.


Họ bảo con tôi mang những tranh ảnh đối truỵ tại Việt Nam sang đấy. Làm gì có như thế. Tôi bảo như thế nào thì để tôi liên lạc với con tôi. Rồi cuối cùng từ cái hôm về xã làm việc như thế đến nay là coi như không có một tin tức gì của công ty SONA nữa.


Cty. thiếu trách nhiệm


Để hiểu rõ vụ việc hơn, Thanh Trúc điện về  Công Ty Xuất Khẩu Nhân Lực Và Thương Mại SONA ở  Hà Nội, được ông Dương Kim Huyền , phó giám đốc công ty SONA, xác nhận tiền dịch vụ mà người qua Malaysia làm ô xin phải trả cho SONA là ba triệu hai trăm ngàn đến ba triệu năm trăm ngàn đồng.


Được hỏi  SONA có buộc người  muốn về phải  trả cho công ty mười bốn mười lăm triệu đồng hay không,  ông Huyền nói không có chuyện đó. Về câu hỏi vì sao các chị ô xin qua Malaysia làm mấy tháng mà không có đồng lương nào, ông Huyền giải thích:


Ông Dương Kim Huyền : Lương một người lao động thì chủ sử dụng trả trực tiếp cho người lao động, về tổng thể là như vậy. Nhưng mà cũng có những hợp đồng là người lao động có thể uỷ quyền lại cho chủ sử dụng lao động và chủ sử dụng lao động chuyển về tài khoản của công ty để công ty trả trực tiếp cho thân nhân người lao động.


Đó là cái dạng thứ hai. Nhưng riêng đối với người giúp việc nhà thì chủ trả trực tiếp thẳng cho người lao động. Và theo như tôi biết thì trong thời gian đầu có thể người lao động họ đặt cọc nào đấy đối với chủ sử dụng lao động, cái để mà xét lại tay nghề hay thái độ của người lao động trong 3 tháng đầu tiên thử việc như thế nào. Cái đó cũng là rất bình thường, chứ hoàn toàn không có ai quỵt đồng nào của người lao động cả đâu.


Thanh Trúc : Vì sai công ty môi giới Winbond ở bên Malaysia đưa họ đến nhà chủ có 10 ngày xong lại đổi họ qua chủ khác rồi lại trả về nhà chủ cũ hay là lại đổi qua một chủ mời khác? Có lẽ cái đó cũng làm cho công nhân hoang mang.


Ông Dương Kim Huyền :  Chúng tôi chỉ khẳng định chung như thế này. Cái nghề giúp việc gia đình là cái nghề thoạt nhìn ngoài thì người ta tưởng dễ nhưng mà thực chất là một cái nghề cực kỳ khó, thí dụ chị ở Việt Nam hoặc chị ở Washington thì chị thuê người giúp việc thì người giúp việc đấy có thể làm việc cho chị lâu dài, những mà cũng có thể người giúp việc ấy không phù hợp với chị, hoặc họ có tính cách nào đó mà mình không chấp nhận, thì cái trường hợp đó là phải đổi chủ cho người lao động để làm sao họ tìm được môi trường tốt nhất cho người lao động làm việc lâu dài.


Cũng có nhiều trường hợp người lao động có những vi phạm, có những sai sót mà chủ không chấp nhận thì mình cũng tìm mọi cách để chuyển chủ cho người lao động để cho người lao động làm việc dài và an tâm. Trong trường hợp mà người lao động không chấp nhận hoặc người lao động cố tình về thì công ty cũng giải quyết cho về.


Thanh Trúc : Đưa họ về thì thứ nhất là tiền máy bay ai chịu? Thứ nhì, tiền lương mà mấy tháng họ không được lãnh thì họ có được trả không hay là họ đi về tay không?


Ông Dương Kim Huyền :  Về nguyên tắc thì tất cả tiền lương của người lao động, nếu người ta không vi phạm bất cứ điều gì thì phải trả lại cho họ, bởi vì nguyên tắc khi phải về nước không do lỗi của người lao động thì cả bên môi giới hoặc bên chủ lẫn công ty SONA sẽ ủng hộ họ tiền vé để cho họ về nước.


Có những trường hợp có những thông tin mình nghe như thế này nhưng thực tế lại như thế kia nên công việc của chúng ta là phải uyển chuyển, những vẫn phải lấy  việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm trọng.


Thanh Trúc : Qua quá trình điều tra thì ông nghĩ bốn chị mà đang gặp khó khăn ở bên Malaysia, họ có vi phạm kỹ luật gì không?


Ông Dương Kim Huyền : Công ty tôi nắm được thì chưa có vi phạm gì lớn cả, bởi vì dù sao tôi chỉ nghe được báo cáo chứ mình không trực tiếp bên kia xuống tận người lao động mà gặp họ, gặp chủ, do đó cái tường trình chi cũng không thể nói với chị được.


Thanh Trúc : Công ty SONA có gửi người qua đó để tìm hiểu không?


Ông Dương Kim Huyền : Công ty SONA có thường trực đại diện ở bên kia. Trong những trường hợp phát sinh ngay lập tức người lao động họ có hể báo cáo về người thường trực đại diện công ty SONA. Nói chung là về nguyên tắc thì công ty sẽ làm hết sức mình để giải quyết ổn thoả.


Đó là câu chuyện  ô xin Việt Nam ở Malaysia. Trong mục đích trình bày sự việc dưới mọi khía cạnh, Thanh Trúc gọi qua công ty môi giới Winbond Malaysia là đối tác của Công Ty Xuất Khẩu Nhân Lực và Thương Mại (SONA) ở Việt Nam. Điện thoại reo nhiều lần nhưng không có người bắt máy.

Bài bình luận

<P><BR>Cac ban a, </P> <P>Toi that cam dong&nbsp; va chia se voi nan nhan bi cong ty va chu nguoc dai va boc lot suc lao dong.</P> <P>Toi chi yeu cau cac ban phai khuyen cac ban khac dung co tham gia lao dong tai cac nuoc dong A.</P>

cac ban oi . minh ngheo thi da ngheo roi , dung co di lam may cai viec xuat khau lao dong nua . ngay xua may ong chu buon ban no le la giau co lam day .bay gio cac cong ty xuat khau lao dong cung vay thoi ,luc dau ho deu noi nghe rat hay .nhung den khi su viec say ra roi thi moi biet ho la ai ma .minh da bi roi nen minh biet .xin nhung ai co y dinh di lam giau bang xuat khau lao dong thi hay bo di .dung co nghe loi ho nua .<br>&nbsp;xa hoi viet nam nay lam gi co tinh nguoi dau . nha lanh dao viet nam chi la bu nhin thoi hay la khong biet nhung noi kho noi xu nguoi cua cac no le viet nam <br>

cac ban oi . minh ngheo thi da ngheo roi , dung co di lam may cai viec xuat khau lao dong nua . ngay xua may ong chu buon ban no le la giau co lam day .bay gio cac cong ty xuat khau lao dong cung vay thoi ,luc dau ho deu noi nghe rat hay .nhung den khi su viec say ra roi thi moi biet ho la ai ma .minh da bi roi nen minh biet .xin nhung ai co y dinh di lam giau bang xuat khau lao dong thi hay bo di .dung co nghe loi ho nua .<br>&nbsp;xa hoi viet nam nay lam gi co tinh nguoi dau . nha lanh dao viet nam chi la bu nhin thoi hay la khong biet nhung noi kho noi xu nguoi cua cac no le viet nam <br>