Cứ 5 năm một lần là các cử tri ở Việt nam sẽ tiến hành bỏ phiếu, để lựa chọn người đại diện của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất, đó là Quốc hội. Và theo quy định của luật pháp thì, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phải là người được cử tri Việt Nam trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước cử tri cả nước trong việc định đoạt các vấn đề quan trọng của đất nước.
Theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã được Quốc hội thông qua đã quy định, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước và việc lựa chọn các chức danh lãnh đạo của nhà nước là công việc của cử tri, và quyền đó phải thuộc về người dân. Theo đó:
Tuy vậy với một thể chế chính trị độc đảng như ở Việt nam hiện nay, thì tất cả các quy định của luật pháp chỉ mang tính hình thức chứ không có giá trị thực tiến. Một điều trớ trêu là, luật pháp quy định như vậy, nhưng không phải vậy.
Thực trạng Quốc hội
Cho dù hiện nay, Hiến pháp Việt nam (sửa đổi năm 2013) đã quy định rõ, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, đồng thời ĐBQH có nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đó là, qua các kỳ họp của Quốc hội, tham gia thảo luận, chất vấn và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như: lập hiến, lập pháp; quyết định chính sách đối nội, đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Nhưng trên thực tế, theo nguyên tắc đảng lãnh đạo thống nhất nên Quốc hội Việt nam hiện nay chỉ mang vai trò bình phong để hợp pháp hóa các nghị quyết của Đảng CSVN. Chính vì thế Quốc hội có vai trò không đáng kể trong các quyết sách đối với các vấn đề hệ trọng của đất nước. Theo ông Lê Quang Bình, Chủ nhiệm UB Quốc phòng và An ninh của Quốc hội "Hiện nay, đại biểu Quốc hội chỉ là ông bưu điện, bởi chỉ nhận đơn khiếu kiện của người dân rồi chuyển đến các cơ quan nhà nước yêu cầu trả lời". Dấu ấn duy nhất của các ĐBQH Việt nam trong mấy chục năm qua, có lẽ là việc ngày 19/6/2010 các ĐBQH kiên quyết bác bỏ dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà nội - TP. Hồ Chí Minh do Chính phủ đệ trình.
Vì vậy, việc từ trước đến nay, Đảng CSVN đã tiến hành việc lựa chọn các ĐBQH theo lối "Đảng cử - Dân bầu", việc các kỳ đại hội toàn quốc của Đảng CSVN tiến hành lựa chọn sẵn các chức danh lãnh đạo quốc gia như: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ là việc vi phạm hiến pháp và trái pháp luật. Tuy vậy đây là việc bình thường của thể chế chính trị cộng sản theo mô hình xô viết. Cho dù theo Hiến pháp, Quốc Hội là cơ quan lập pháp, tuy vậy trên thực tế, cơ quan Hành pháp đã luôn làm thay việt của cơ quan Lập pháp trong việc xây dựng các bộ Luật. Đó là việc hầu hết các Dự thảo Luật đều do các Bộ, Ngành trực thuộc Chính phủ - cơ quan Hành pháp trình, và Quốc hội chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ thảo luận và thông qua. Đây là một đặc thù đồng thời là một nhược điểm khá trầm trọng của Quốc hội Việt nam. Nguyên nhân chính, dẫn đến việc này là do các ĐBQH đa số là không đủ năng lực, thiếu chuyên môn và hiểu biết cần có để tham gia trong công việc xây dựng pháp luật.
Bầu cử Quốc hội Khóa 14
Ở Việt nam sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội khoá 14 - nhiệm kỳ 2016-2021 và theo kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày 22/5/2015. Theo báo chí cho biết, sẽ có 500 ĐBQH được bầu từ 896 ứng cử viên và dự kiến sẽ có 198 ĐBQH thuộc khối trung ương (gồm 80 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng và một số người thuộc các cơ quan chính phủ và Quốc hội) và 302 ĐBQH thuộc địa phương, trong đó sẽ có khoảng từ 25 đến 50 ĐBQH là người ngoài đảng.
Từ lâu nay ở Việt nam, các cuộc bầu cử Quốc hội chỉ là một việc làm mang tính hình thức do vậy người dân không mấy ai quan tâm. Đây là một đặc thù đồng thời là một nhược điểm khá trầm trọng của Quốc hội Việt nam. Đây được cho là hậu quả của vấn đề dân chủ hình thức, thiếu thực chất trong việc lựa chọn nhân sự của Quốc hội trong cơ chế "Đảng cử, Dân bầu". Về thực chất, người dân chỉ có quyền lựa chọn và bầu các đại biểu theo danh sách Đảng đã duyệt sẵn. Rồi kết quả ai trúng, ai trượt thì cũng do Đảng đã cơ cấu sẵn từ trước. Chuyện người tự ứng cử ĐBQH là chuyện vô cùng hiếm hoi vì chẳng ai quan tâm, hơn nữa hầu như những người tự ứng cử ĐBQH cầm chắc là "trượt từ vòng gửi xe", vì bằng mọi cách những người đại diện cho chính quyền tìm cách ngăn cản. Một kết cục dành cho những người cử ĐBQH trước đây là các bản án tù với các cớ cực kỳ phi lý, như trốn thuế dành cho LS. Lê Quốc Quân, hai bao cao su "đã qua sử dụng" cho TS. Luật Cù Huy Hà Vũ v.v...
Trong các cuộc bầu cử Quốc hội đều thành công với kết quả cao, có tới hơn 90% cử tri tham gia bỏ phiếu. Song chuyện kiểm phiếu là việc làm hình thức lấy lệ, không có ai chứng kiến và kết quả thế nào thì người dân cũng không quan tâm kể cả việc ai trúng, ai trượt. Vì thế tình trạng một người đi bầu thay cho cả gia đình hay chuyện ông tổ trưởng dân phố "tiện tay" bỏ phiếu hộ cho những ai chưa bỏ phiếu là điều bình thường.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 được chú ý hơn, dù chỉ ở mức một bộ phận cộng đồng mạng, vì có phong trào tự ứng cử ĐBQH. Đã có một số nhà hoạt động tự ứng cử và công bố các cương lĩnh tranh cử của cá nhân mình. Với mục đích của họ không vì việc trở thành ĐBQH, mà chỉ nhằm đến thúc đẩy sự quan tâm, nhận thức của người dân đối với bầu cử. Với hy vọng tạo ra một sự chuyển biến về nhận thức của người dân về vấn đề chính trị, để từ đó dần hướng đến nền dân chủ thực sự, thông qua việc sử dụng lá phiếu bầu của mình. Như phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng: “Tôi không đặt việc trúng cử, hay vào sâu các vòng sau là mục tiêu chính. Tôi muốn dấy lên một phong trào để người dân học hỏi, các cơ quan nhà nước cũng phải học hỏi, từ đó tác động thay đổi nhận thức một cách từ từ.”
Những khó khăn của người tự ứng cử
Theo quy định, người ứng cử ĐBQH phải là công dân Việt Nam, từ đủ 21 tuổi trở lên, có quyền ứng cử và để được trở thành một ứng cử viên, người ứng cử phải được địa phương giới thiệu qua các vòng hội nghị hay hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Trên thực tế, các vòng mang tính hiệp thương này bị biến trở thành những màn đấu tố đối với những người tự ứng cử. Kết cục cuối cùng, tất cả những ứng cử viên tự do đều bị loại và không có tên trong Danh sách ứng cử.
Không chỉ có thế, Điều 3 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội quy định một ĐBQH phải có những tiêu chuẩn sau đây:
Với quy định này, thì đương nhiên người tự ứng cử không chỉ mặc nhiên phải chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng CSVN và các luật chơi trong cuộc bầu thiếu công bằng và minh bạch ấy. Hơn nữa nếu đối chiếu theo các tiêu chuẩn vừa nêu, thì hầu hết những người tự ứng cử sẽ không đủ tiêu chuẩn để trở thành ĐBQH. Đó là chưa kể đến một trận đồ bát quái các quy định nhằm để đánh trượt những người tự ứng cử. Ví dụ như, có 4 hành vi bị cấm trong vận động bầu cử, gồm:
Nghĩa là dẫu có đạt được kết quả ở vòng hiệp thương thì các ứng cử viên tự do sẽ tiếp tục bị loại vì các khoản 1 và 2 trong quy định này. Điều đó đã cho thấy, với mục đích nhằm làm thức tỉnh quan điểm chính trị của người dân và coi đây là việc tập dượt cần thiết để hướng tới một xã hội dân chủ là điều bất khả thi.
Những điều muốn nói
Hiện nay, trước việc một số cá nhân tuyên bố tự ứng cử ĐBQH đồng thời công bố cương lĩnh tranh cử của mình, thì có hai luồng ý kiến trái ngược. Một bên là ủng hộ việc tự ứng cử và ngược lại có rất nhiều ý kiến thấy rằng cần phải tẩy chay triệt để cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 và việc tự ứng cử là việc làm không có kết quả gì và là việc tiếp tay cũng như hợp pháp hóa cho cuộc bầu cử giả hiệu như hiện nay. Tuy nhiên, nếu xét với mục đích nhằm làm thức tỉnh quan điểm chính trị của người dân và coi đây là việc tập dượt cần thiết để hướng tới một xã hội dân chủ hơn thì cũng điều đáng quan tâm. Do vậy, nhận thấy rằng việc ứng cử ĐBQH không chỉ là việc nên làm, mà còn là điều cần thiết nhằm khẳng định quyền của công dân trong việc bầu cử và ứng cử đã được Hiến pháp và Pháp luật quy định.
Có ý kiến cho rằng, việc tham gia tự ứng cử ĐBQH chỉ có được chứ không hề mất cái gì có lẽ là chưa đúng. Mà mỗi ứng viên cũng cần phải tự đánh giá năng lực cũng như sự hiểu biết của cá nhân mình, có đảm nhận được chức trách đó là chuyện quan trọng hơn. Cần phải hiểu rằng, để trở thành một chính trị gia của cơ quan lập pháp - ĐBQH thì đòi hỏi năng lực thực sự cũng như sự hiểu biết sâu, rộng về nhiều vấn đề, đặc biệt là kiến thức làm luật của mỗi cá nhân. Chứ không thể nghĩ đó là một cái trào lưu để đua đòi, lấy tiếng và tự sướng. Vì nếu như thế vô tình là một sự coi thường chất lượng ĐBQH, nếu chúng ta nghĩ như thế thì khác gì đảng CSVN đang làm?
Phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam hiện nay với 22 tổ chức XHDS là một hướng đi đúng,. Song về lâu dài, lẽ ra các tổ chức XHDS phải được tận dụng và hướng tới việc vận động, tuyên truyền quyền của người dân đã được pháp luật quy định và sự lạm quyền của nhà nước trong việc bầu cử người đại diện cho mình trong Quốc hội cho một cuộc bầu cử thực sự dân chủ. Một việc đòi hỏi thời gian và sự làm việc bền bỉ chứ không thể phục vụ cho một mục đích mang tính thời vụ như lúc này. Chính vì việc tiến hành đấu tranh chỉ mang tính thời vụ và hình thức, thiếu hẳn tư duy về chiến lược cũng như đường lối, nên đến lúc này hầu hết các tổ chức XHDS đã, đang đứng ngoài và chưa có sự hỗ trợ cần thiết cho những ứng viên ĐBQH tự ứng cử.
Điều đó đã cho thấy, trên thực tế ở Việt nam còn quá ít các tổ chức XHDS độc lập hoạt động có hiệu quả và đặc biệt là sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau. Nhiều tổ chức và cá nhân trong các tổ chức XHDS chưa hiểu rằng các tổ chức XHDS phải giữ vai trò kết nối các cá nhân trong xã hội lại với nhau, thông qua các tổ chức XHDS sẽ tạo ra sự kết nối toàn xã hội để có thể hành động theo một mục tiêu chung đã được thống nhất. Chỉ khi nào tạo ra sự lớn mạnh và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức XHDS, thì mới có thể tổ chức được một phong trào tẩy chay bầu cử một cách có quy mô và được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Có như vậy mới phát huy được hiệu quả.
Kết
Đánh giá các nhược điểm của Quốc hội Việt nam, chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: “Quốc Hội Việt Nam rất đặc biệt là nó tập hợp rất nhiều lĩnh vực với nhiều kinh nghiệm khác nhau. Ở Việt Nam mấy người vào Quốc Hội như mấy ông sư hay tướng tá là một việc hết sức khác so với các nước. Họ không bị bắt buộc phải hiểu biết về chính trị hay lập pháp, luật lệ. Nó độc đáo ở chỗ phần lớn là nghiệp dư, cứ mỗi năm tới gặp nhau chờ chính phủ đưa ra những dự án luật này luật kia rồi họp nhóm rồi cho ý kiến và cuối cùng thì bấm nút thế là xong!”. Và không chỉ thế, lâu nay, nhiều ý kiến thấy rằng chất lượng ĐBQH thấp hoặc quá thấp, tới mức có luồng ý kiến cho rằng: "Đừng để người tâm thần ứng cử đại biểu Quốc hội". Như ĐBQH Trần Du Lịch đánh giá cho rằng: “Tôi thấy tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội đơn giản quá, nếu cứ chung chung thế này thì một người mới từ bệnh viện tâm thần cũng ứng cử được”. ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thẳng thắn đề nghị các ứng viên phải được khám sức khỏe tâm thần.
Vì thế, thiết nghĩ những người tham gia tự ứng cử ĐBQH cần phải có trình độ và năng lực thực sự, phải vượt trội hơn chất lượng các ĐHQH hiện nay và đó sẽ được dùng như các chuẩn mực cho các ĐBQH, chứ không thể bằng hoặc kém hơn. Hầu hết các ứng viên tự ứng cử ĐBQH cho đến lúc này chắc chắn chưa đạt được điều đó, vì nếu như xem các cương lĩnh tranh cử của họ thì thấy họ ở dưới mức bình thường mà một ĐBQH cần phải có.
Ngày 22/02/2016
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
Bài bình luận gần đây