Tại các Hội nghị Trung ương 12 và Hội nghị Trung ương 13 (khóa XI), vấn đề nhân sự là công tác phức tạp nhất, nguyên do là sự thiếu thống nhất giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Vì thế cho đến nay, việc biểu quyết trường hợp "đặc biệt", trong số tứ trụ của khóa XI đã quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức danh Tổng Bí thư là phức tạp và rắc rối nhất, đến Hội nghị Trung ương 14 lần này không biết sẽ được giải quyết ngã ngũ hay không hay phải treo lại đến Đại hội 12?
Theo quy định, các Ủy viên Bộ Chính trị tái cử không được quá 65 tuổi, do vậy "tứ trụ" gồm các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, tất cả đều đã quá tuổi quy định. Và sẽ không có chuyện gì xảy ra và một ban lãnh đạo mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sẽ kế nhiệm tiếp tục lãnh đạo đất nước, nếu như các ông không đòi ở lại.
Sự tham quyền cố vị của một số Ủy viên Bộ Chính trị dưới chiêu bài để đảm bảo tính kế thừa, nên mới đẻ ra việc Bộ Chính trị đã có quyết định bổ xung trường hợp "đặc biệt", để đảm trách chức vụ Tổng Bí thư của Đại hội XII. Tuy vậy, khi quyết định này đã được đưa ra thì lúc đó Bộ Chính trị mới giật mình là đã vô tình tạo điều kiện cho một người "có tham vọng chính trị"ở lại tiếp khóa XII, đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - một người lâu nay dư luận vẫn đồn đoán rằng sẽ giữ chức vụ Tổng Bí thư sau Đại hội XII, thậm chí là kiêm cả chức vụ Chủ tịch Nước.
Các nhà nhà quan sát chính trị Việt nam lúc này đều cho rằng, từ trước đến nay chưa có kỳ đại hội Đảng lần nào lại có nhiều diễn biến bất ngờ, đầy kịch tính như Đại hội XII. Những diễn biến gần ngày Đại hội Đảng XII chính thức khai mạc đã cho thấy nội tình chính trị Việt Nam có thể xảy ra những điều bất ngờ hơn các dự đoán trước đây. Nhất là khi trên các trang mạng liên tục xuất hiện những tài liệu được xem mật, thậm chí là tuyệt mật được tiết lộ một cách có chủ ý từ bên trong nội bộ đảng. Tuy vậy, không ai có thể xác nhận độ hư thực của những thông tin trên. Điều đó chứng tỏ nội bộ ban lãnh đạo đảng đã mất đoàn kết một cách trầm trọng, từ đó cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt chưa từng có trong nền chính chính trị độc đảng ở Việt Nam từ trước đến nay.
Mới nhất là các thông tin từ BBC, RFA dẫn theo nguồn tin được cho là từ trong nước về "các vị trí lãnh đạo chủ chốt", cả 2 bản tin nói trên đều có một nhận định chung khi cho biết "Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 1 năm - hoặc nửa nhiệm kỳ trong lúc chờ đợi Đại Hội XII chọn người thay thế". Thông tin này hầu như trái ngược hoàn toàn với những đánh giá mới nhất của các nhà bình luận chính trị, các chuyên gia quốc tế hàng đầu về Việt nam, khi cho rằng "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam sẽ lên làm tổng bí thư Đảng". Điều đó khiến dư luận ở Việt nam xôn xao và khiến cho nhiều người bất ngờ và thất vọng.
Vây thực chất của vấn đề này là gì và thông tin nói trên có cơ sở đến mức nào?
Trước hết thông tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư Đại hội 12, cũng như việc "Chức Chủ Tịch Nước được trao cho người đang nắm giữ Bộ Công An Đại Tướng Trần Đại Quang. Vai trò thủ tướng sẽ do ông Nguyễn Xuân Phúc đảm nhiệm, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân lãnh trách nhiệm của chủ tịch quốc hội." là những thông tin có thật. Thông tin này dựa trên báo cáo ĐỀ XUẤT của của Bộ Chính trị, trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được ông Tô Huy Rứa - UV Bộ CT, Trưởng Ban Tổ chức TW thông báo trong ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Trung ương lần thứ 14.
Nếu biết rằng, trong Thông báo của Hội nghị TƯ 13 phiên bế mạc có viết rằng: "Đồng thời (Ban Chấp hành Trung ương Đảng) giao Bộ Chính trị tiếp tục chuẩn bị nhân sự trường hợp đặc biệt là ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư TƯ Đảng khoá 11 quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, trình hội nghị TƯ 14 xem xét, quyết định.". Điều đó đã cho thấy, Hội nghị Trung ương lần thứ 13 đã diễn ra không theo ý chí của Bộ Chính Trị cũng như sự sắp xếp của ông Nguyễn Phú Trọng. Nghĩa là, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bác bỏ giới thiệu của Bộ Chính trị khi giới thiệu duy nhất 1 trường hợp nhân sự đặc biệt, đó là TBT Nguyễn Phú Trọng. Và kể từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 13, Bộ Chính trị đã phải bốn lần họp về chủ đề nhân sự và đã buộc phải đồng thuận với yếu cầu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Và đến Hội nghị lần thứ 14, theo website Chính phủ cho biết: “Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị cũng đã nghiên cứu, xem xét, cân nhắc và đề nghị giới thiệu thêm một số đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XII." thì càng chứng tỏ nhận định vừa nêu trên là đúng.
Điều đó cho thấy rằng, trong các Hội nghị Trung ương gần đây, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng luôn luôn áp đảo ý kiến của Bộ Chính trị, trên cơ sở buộc Bộ Chính trị phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc bầu cử dân chủ trong đảng. Đó chính là lý do vì sao đã xuất hiện lá thư của nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh gửi cho ông Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN. Trong lá thư của mình, ông Lê Đức Anh nhắc lại cho ông Nguyễn Phú Trọng về nguyên tắc đảng, trong đó có nói đến quyền đề cử, quyền ứng cử và quyền bầu cử. Điều đó cho thấy, ông Lê Đức Anh đã ngấm ngầm bắn tín hiệu cho Ban Chấp hành Trung ương phải ủng hộ cho ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư. Đây là một sự tác động tương đối có ý nghĩa về mặt tình thế.
Đó là lý do vì sao trong thông báo khai mạc Hội nghị Trung ương 14 cho biết, "Tổng Bí thư đề nghị Trung ương nghiên cứu Tờ trình của Bộ Chính trị một cách kỹ lưỡng, thảo luận, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh Báo cáo công tác nhân sự". Phải chăng, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã linh cảm được rằng đề xuất của Bộ Chính trị lần này, một lần nữa sẽ bị Ban Chấp hành Trung ương bác bỏ. Không chỉ thế, chắc chắn sẽ có ý kiến đề cử ông Nguyễn Tấn Dũng trong danh sách bầu Tổng Bí thư khóa XII trong việc biểu quyết nhân sự "đặc biệt" tại Hội nghị Trung ương 14. Nếu như thế thì khả năng ông ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư là hoàn toàn có thể.
Trở lại các thông tin của BBC, RFA về "các vị trí lãnh đạo chủ chốt", thì thấy rằng các thông tin này nếu hiểu đúng sẽ có tác dụng "giết" phe ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc lấy biểu quyết của Ban Chấp hành Trung ương sẽ diễn ra vào chiều mai, ngày 13/01/2016. Điều đó cho thấy, nguồn tin từ trong nước không là ai khác, chỉ là người thuộc phe ông Dũng đưa các tin đó có chủ ý.
Tuy nhiên, việc ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư đã không được đa số thành viên Bộ Chính trị ủng hộ, vì họ lấy lý do rằng sau khi nắm trọn các chức vụ này, ông Dũng sẽ cải cách thể chế chính trị và trở thành một vị tổng thống. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự tồn vong của Đảng CSVN. Đây là một điểm yếu nhất của ông Nguyễn Tấn Dũng trong lúc này, điều này cũng đã ảnh hưởng đến số lượng các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương cơ hội khi bỏ lá phiếu quyết định chọn ai làm Tổng Bí thư. Vì chế độ hiện tại được độc trị bởi Đảng CSVN đang mang lại cho cá nhân họ quá nhiều quyền lợi, nếu ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư, phần nào cũng ảnh hưởng đến túi tiền của họ.
Hiện nay, nhiều người thường đánh giá quá thấp các Ủy viên Trung ương Đảng CSVN, khi cho rằng họ là những người không có tư duy độc lập, thường bị lệ thuộc. Song số các Ủy viên Trung ương Đảng CSVN như thế hoặc không có trình độ thì hiện nay chỉ chiếm khoảng 20%, phần lớn đó là các đối tượng trưởng thành từ công tác đoàn thanh niên và làm công tác tuyên giáo. Thực tế cho thấy, đa số các Ủy viên Trung ương Đảng CSVN hiện nay là những người có trình độ, có viễn kiến, đặc biệt là tư duy. Chính điều đó sẽ giúp cho họ có các quyết định chính xác khi lựa chọn người lãnh đạo của mình.
Có nguồn tin cho rằng, trong cuộc đấu này ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ buộc phải chơi sát ván, vì nếu không, khi ông Nguyễn Tấn Dũng đã "về vườn" và Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Tổng Bí thư thì lấy gì đảm bảo phe của ông Trọng sẽ không phát động chiến dịch "đả Hổ, diệt Ruồi" như Trung Quốc? Đó không chỉ là những tin đồn thổi khi cho rằng ông Dũng sẽ chi các khoản tiền rất lớn để giải quyết tình thế. Đồng thời, sự vắng mặt bất thường của một số tướng lĩnh quân sự cao cấp thuộc phe ông Dũng, được cho là đang thăm và động viên các đơn vị tác chiến mà báo chí không đưa tin sẽ là một ẩn số lớn. Điều đó cho thấy vì sao phe đảng của ông Nguyễn Phú Trọng luôn bị ám ảnh bởi một cuộc đảo chính quân sự. (!?)
Do vậy, để giảm khả năng và để tránh một cuộc chiến đối đầu một mất một còn, sẽ buộc các phe trong đảng phải đi đến một sự thỏa hiệp để tránh đổ vỡ. Vì thế, việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nắm vị trí Tổng Bí Thư đến năm 2018 và thì đổi lại ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ chức vụ Thủ tướng. Đến Đại hội giữa kỳ, cả 2 cùng nghỉ và để lại cho lực lượng kết cận tiếp thu. Điều đó sẽ có lợi cho tát cả mọi bên, và đất nước cũng được lợi.
Trong một bản tin mới nhất của RFA về nhân sự chủ chốt có cho biết "... chúng tôi ghi nhận được trong những tuần lễ vừa qua, cho rằng trong 4 nhân vật lãnh đạo chủ chốt hiện nay, Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng nhận được phần lớn sự ủng hộ của người dân, nếu ông Dũng được đề cử trong danh sách nhân sự ra tái cử trong khóa XII.". Điều này sẽ hoàn toàn đúng nếu hiểu rằng, từ trước đến nay Đảng CSVN không bao giờ hành động để đáp ứng mọi đòi hỏi và mong muốn của nhân dân cả.
Tuy vậy, vấn đề của chính trị của Việt Nam là vấn đề thể chế chính trị, đây là vấn đề cần được giải quyết. Vấn đề nhân sự lãnh đạo chủ chốt ai đi ai ở cũng chỉ là chuyện tạm bợ.
Ngày 12/01/2015
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
Bài bình luận
Nếu nguyên phú trọng tiếp tục