Công an tỉnh Bắc Giang đã tổ chức họp báo công bố nguyên nhân cái chết bất thường của anh Nguyễn Văn Khương tại trụ sở công an huyện Tân Yên ngày 23 tháng 7 năm 2010.
Anh Khương, 21 tuổi, chết chỉ sau chưa đến một tiếng đồng hồ bị dẫn độ về trụ sở công an.
Cái chết đầy oan khuất và bí ẩn của anh cùng với cách giải thích loanh quanh của công an đã khiến dân chúng căm phẫn. Hàng chục ngàn người đã bao vây cơ quan chính quyền và phá huỷ hàng rào.
Công an đã phải sử dụng hơi cay để giải tán.
Tin tức và các hình ảnh đã nhanh chóng đựơc truyền đi khắp thế giới, và các hãng thông tấn quốc tế đã có bản tin về câu chuyện. Kỳ này không thấy nhà nứơc Việt Nam cáo buộc các bản tin là “bịa đặt” hay “không có cơ sở” của “các thế lực thù địch” nữa.
Cuộc họp báo diễn ra vào chiều ngày 6 tháng 8, tức là đúng hai tuần sau cái chết của anh Khương. Theo lời đại tá Dương Ngọc Sáu trong buổi họp báo, thì ngay “sau khi sự việc xẩy ra, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh tổ chức khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường.”
Thật ra, sau hai tuần mới công bố kết quả khám nghiệm thì phải nói là hơi …bị muộn.
Mặc dù thế, khi có nhà báo nêu câu hỏi rằng liệu có thể khẳng định rằng nguyên nhân cái chết của nạn nhân là do công an đánh hay không, thì ông Sáu vẫn trả lời là chưa thể kết luận cụ thể.
Chi tiết đựơc quan tâm nhất trong cuộc họp báo tất nhiên là phần mô tả cái chết của anh Khương. Đoạn ấy nguyên văn như sau, theo từơng thuật của báo mạng VNEXPRESS, trích lời đại tá Sáu:
“Chúng tôi đã có cơ sở xác định thiếu úy Nghiệp đã có hành vi lôi đẩy anh Khương vào phòng làm việc. Viện Khoa học hình sự kết luận nạn nhân chết do tụ máu màng mềm, cơ chế hình thành dấu vết do tổn thương tụ máu dưới da thái dương, do vật tày tác động trực tiếp gây nên”
Thứ nhất là làm sao một người lại vừa lôi lại vừa đẩy người khác?
Thứ hai là “do vật tày tác động trực tiếp gây nên,” nói rõ hơn là do vật cứng đánh vào. Vậy thì ai đánh và đánh vào lúc nào?
Cho dù ông phải thiếu uý Nghiệp đánh chăng nữa thì cũng phải là do một công an khác. Vậy mà còn chưa chịu xác định một điều đã đựơc một nhà báo can đảm nêu lên là có phải anh Khương bị chết vì công an đánh không.
Kết luận là,
“vẫn cứ loanh quanh,
Loanh quanh vẫn hoàn loanh quanh!”
Quốc Thạch
Bài bình luận gần đây