Hôm nay là ngày thơ Việt Nam
Ngày thơ VN là ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch, do hội nhà văn quyết định. Tôi đã tham gia nhiều lần. Khoảng 5 năm trở lại đây thì thôi.
Tôi đoán, sở dĩ lấy vào ngày ấy là vì bài thơ Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng) của Hồ Chí Minh. Bài thơ này đứng đầu trong danh sách 100 bài thơ hay nhất Thế kỷ Hai mươi.
Bài thơ được làm bằng chữ Hán, nguyên văn như sau:
NGUYÊN TIÊU
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
(Hồ Chí Minh – 1948)
Xuân Thủy dịch:
RẰM THÁNG GIÊNG
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Tuy nhiên, tìm hiểu ra, bài thơ này cũng làm người yêu thơ ngỡ ngàng:
Có người tỉ mẩn nhặt ra, 4 câu thơ trong bài thơ 4 câu của Hồ Chí Minh đều na ná 4 câu của 4 bài khác nhau:
Câu 1: Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên,
trích từ bài “Ngư Ca Tử Kỳ 5” của Trương Chí Hòa
Câu 2: Nguyệt quang như thủy thủy như thiên
trích từ bài “Giang Lâu Thư Hoài” của Triệu Hỗ
Câu 3: Yên ba thâm xứ hữu ngư châu
trích từ bài "Thú Nhàn” của Cao Bá Quát
Câu 4: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
trích từ bài “Phong Kiều Dạ Bạc” của Trương Kế
Xong người này này lại tạm ghép 4 câu của 4 bài ấy thành một bài mới:
Tiêu Nguyên
Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên,
Nguyệt quang như thủy thủy như thiên
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
để so sánh với bài Nguyên Tiêu của Hồ Chí Minh:
Nguyên Tiêu
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Tôi không muốn lửng lơ để bạn đọc tưởng cái sự dày công đọc và phân tích trên là của tôi, vì đó không phải là lao động của tôi nên buộc phải khai ra lấy từ đâu. Vậy người chỉ ra cái sự na ná nhau của 4 câu thơ trong 4 bài thơ của cổ nhân với 4 câu thơ của bài thơ 4 câu là ai? Xin mời đọc bài "Đọc bài thơ “Nguyên Tiêu” của Hồ Chí Minh".
Tôi chỉ làm công việc rút gọn.
NTT
Bài bình luận
So bài "Lương Châu Từ" và bài