Dân biểu Cao Quang Ánh của hạ viện Hoa kỳ vừa gửi thư trả lời thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn của Việt Nam về đề nghị ông Ánh “hợp tác” để cùng có “những cụôc trao đổi cởi mở thẳng thắn” để góp phần xây dựng “một cộng đồng người Việt ở hải ngoại thực sự đoàn kết vì quê hương đất nứơc ruột thịt của mình.”
Lời yêu cầu ấy dựa trên hai tiền đề: Thứ nhất là vì nhiều ngừơi Việt ở hải ngoại còn thiếu “thông tin đứng đắn về Việt Nam” và thứ hai là vì ông Ánh, cũng như hầu hết ngừơi Việt hải ngoại khác, đều “yêu mến quê hương Việt Nam” và “mong muốn Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh.” Hơn nữa, lời yêu cầu lại còn có cơ sở thực tế, là “những gì ngài (dân biểu Ánh) đã tận mắt chứng kiến và thực sự cảm nhận qua chuyến về Việt Nam vừa rồi.”
Bức thư viết sai tên ông Ánh, vì tên ông là Anh Joseph Cao chứ không phải là Ánh “Joseph” Cao. Bức thư cũng có một lỗi chính tả, huy vọng thay vì hy vọng, vốn là điều tối kỵ trong những văn bản chính thức, nhất là khi nó mang tầm vóc “phương diện quốc gia.”
Nhưng bức thư viết khéo vì đã căn cứ vào cơ sở thực tế cũng như dựa trên hai điều được coi là “hiển nhiên.” Điều thứ nhất là “hiển nhiên,” vì đó là điều đựơc nhà nứơc Việt Nam, với sự phụ hoạ của một hệ thống tuyên truyền khổng lồ, nhắc đi nhắc lại nhiều lần đến độ (phải đựơc coi là) trở thành … “hiển nhiên,” và điều thứ hai thì đánh ngay vào tâm tư sâu thẳm của tất cả người Việt hải ngoại.
Dân biểu Cao Quang Ánh cũng đã căn cứ trên cơ sở thực tế là chuyến đi (chứ không phải chuyến về như trong bức thư ông nhận đựơc), nên đã từ khước yêu cầu của thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Những điều tai nghe mắt thấy của ông trong chuyến đi ấy, cộng thêm với những tin tức xác thực khách quan về Việt Nam mà ông nhận được nhờ công nghệ thông tin hiện đại ngày nay đã khiến ông khẳng định rằng tiền đề của bức thư là “sai lầm.”
Sau khi nêu lên một số yêu cầu, ông Ánh kết luận thư trả lời của ông bằng câu nguyên văn như sau: “Cho đến khi chính phủ Việt Nam nghiêm túc trong vấn đề bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo, lời kêu gọi của ông Thứ Trưởng đến với cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ tiếp tục không đựơc đón nhận.”
Cũng như từ “sai lầm” ở trên, câu này của ông Ánh không đựơc … khéo lắm, nhưng phải nói là hay vì nó thể hiện cách nói đúng, nói thẳng và nói chân thành.
Bài bình luận
luan dieu cua csvn