“Tại Việt Nam, không có ai bị bắt, giam giữ và xét xử vì bày tỏ chính kiến.” Đó là điều được các vị lãnh đạo nhà nước, hay ít nhất thì cũng phải là phát ngôn viên bộ ngoại giao khẳng định và tái khẳng định nhiều lần tại các diễn đàn trong ngoài nứơc.
Khi nghe đi nghe lại như thế, nhiều người đã cười nụ, cho là nói như thế là “nói cho được,” nói như “lưỡi gỗ.” Cũng có người nghe như thế thì tấm tắc thán phục người nói là can đảm, hay có làn da mặt thật “tốt” vì khăng khăng một điều không có mà giữ đựơc nét mặt thản nhiên cứ như nói thật.
Tuy nhiên, khi điểm lại những vụ án từng khiến dư luận trong ngoài nước quan tâm và các tổ chức nhân quyền hay các chính phủ lên tiếng, thì mới thấy rằng quả nhiên, nhà nước Việt Nam không bắt, giam giữ và xét xử những người ấy vì họ bày tỏ chính kiến, mà vì những lý do khác, mặc dù tiến trình ấy có “mất công” hơn.
Nói ngắn gọn là, cho dù lý do sâu xa của những tai hoạ một người phải chịu là vì họ bày tỏ chính kiến, thì lý do thật để đưa họ vào tù vẫn phải có ghi trong pháp luật hiện hành đàng hoàng. Chỉ có điều là cách ghép tội thì từ “hơi” đến “quá” gượng, và khi đem ra xử thì cũng từ “hơi” đến “quá” vội thôi.
Cũng phải nói là đối với những trừơng hợp thế này, tiến trình tư pháp có hơi “bị ngựơc chiều,” nghĩa là thay vì thấy tội mới bắt người, thì ở đây, bắt người trứơc rồi qui tội sau. Cũng thế thôi! Đây chẳng qua là “điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế” mà thôi. Uống rượu trứơc rồi đưa mồi hay đưa mồi trứơc rồi uống ruợu sau thì khác gì nhau? Vẽ chuyện!
Nhưng khi gặp tay cứng cựa, giữ mình cẩn thận, lại vững lý thì cũng hơi khó, mặc dù để yên thì cũng tức! Nhưng khó là khó với ai, chứ nhất định là không khó với cơ quan an ninh. Mời bạn đọc coi trường hợp của luật sư Lê Trần Luật mà bài báo của phóng viên Khánh An của RFA kể lại sau đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Cul-de-sac-for-dissidents-KhAn-04...
Ông Luật đã liên tục gặp đủ mọi khó khăn và bị làm phiền dài dài kể từ khi ông nhận biện hộ cho vụ Thái Hà. Câu hỏi xin đựơc đặt ra với những thế lực đang dồn ông Luật và gia đình vào chỗ khốn khó là,
Tại sao, cũng là
“…phương diện quốc gia,
quan trên trông xuống người ta trông vào,” (Kiều-Nguyễn Du)
mà đành tâm có cung cách hành xử như thế?
Bài bình luận gần đây