Trong âm mưu chiếm đoạt Trường Sa, Hoàng Sa (HS, TS) của Việt Nam, Trung Cộng chỉ có trong tay công thư của ông Phạm Văn Đồng (PVĐ). Vốn liếng của chúng chỉ có thế, không còn gì khác. Ấy vậy mà, từ cái mảnh giấy con con ấy, chúng đòi đuổi người Việt Nam (VN) ra khỏi nơi mà VN đã canh giữ, khai thác từ bao đời nay. Không đuổi được thì tìm cách cướp đoạt như hai cuộc xâm lược năm 1974 và 1988.
Để bác bỏ luận điệu của TC, VN có rất nhiều luận cứ. Xin nêu ra mấy luận cứ quan trọng nhất:
- HS, TS là vùng đất lâu đời thuộc chủ quyền của VN. VN đã liên tục thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo ấy cho đến khi TC dùng chiến tranh cưỡng chiếm HS và đảo Gạc Ma (thuộc TS) thì người TQ mới quản lý của đi cướp được.
- Công thư của ông PVĐ viết vào thời kỳ mà HS, TS đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, một chính thể hợp pháp được quốc tế công nhận nên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) không có quyền tuyên bố là của TQ.
- Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt nam (CHXHCHVN) không phải là nước VNDCCH. Lãnh thổ của nước CHXHCNVN khác với lãnh thổ nước VNDCCH.
Tôi không có tham vọng chứng minh tỉ mỉ rằng HS, TS của Việt Nam. Việc ấy đã có những nhà chuyên môn như nhà sử học, luật sư, ngoại giao làm. Ở đây tôi chỉ nói tới ông thư của ông PVĐ và phân tích xem, TC có quyền đòi HS, TS khi chỉ dựa vào cái công thư ấy không.
Sự thật hiển nhiên là các Nhà nước Việt Nam đã liên tục thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo HS, TS từ đời Nhà Nguyễn dưới các hình thức cho quân trấn giữ, khai thác khoáng vật, sản vật. Vùng biển HS, TS là ngư trường quen thuộc của ngư dân VN từ bao đời nay. Vì vậy không thể chỉ do cái công thư của ông PVĐ mà tự nhiên lãnh thổ của Việt Nam thay đổi. Cứ theo luận điệu của TC mà suy ra thì trước khi có công hàm của ông ta thì HS, TS đương nhiên là của VN
Chẳng lẽ lãnh thổ của một quốc gia có thể thay đổi một cách đơn giản như thế sao.
Việc sang nhượng lãnh thổ của một quốc gia là điều hệ trọng bậc nhất. Không thể có chuyện một ông vua, một ông tể tướng lúc thần kinh không bình thường bảo phần đất ấy không phải của nước tôi mà nó trở thành của nước khác được.
Việc định đoạt lãnh thổ quốc gia phải được các bên đem ra hội nghị, đàm phán. Đàm phán xong rồi cần phải được Quốc hội thông qua.
Xin nêu ra đây một ví dụ về thương vụ Alaska
Năm 1867 Mỹ mua bán đảo Alaska của Nga. Là việc trao đổi, mua bán nên hai bên phải tiến hành đàm phán. Hiệp định được ký vào ngày 30/3/1867 và Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn bản hiệp định ngày 9 tháng 4 năm 1867. Phía Nga cũng phải làm công việc tương tự là phê chuẩn hiệp định. Trong thương vụ này, Mỹ phải trả cho Nga 7.200.000 dollar. Lễ bàn giao được tiến hành ngày 18/10 cùng năm, có đủ các nghi thức như hạ cờ Nga xuống, kéo cờ Mỹ lên, bắn đại bác chào mừng, nhận bàn giao…
Hình 1: Phía Nga phê chuẩn việc bán Alaska, 20 tháng 6 năm 1867.
Hình 2: Tờ séc được dùng để trả tiền mua Alaska, mang mệnh giá 7,2 triệu dollar Mỹ.
Trở lại việc TC cho rằng, HS, TS là của Trung Quốc (TQ). Trong thời kỳ 1958, vấn đề HS, TS không được hai Nhà nước bàn đến. TC cũng không hề ép Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) phải công nhận hai quần đảo ấy của TQ mà đây chỉ là hành động đơn phương của ông PVĐ.
Việc TC cho rằng HS, TS là của TQ cũng phải có bằng chứng là hai bên đã mua bán, hoặc là giấy hiến tặng có giá trị pháp lý vì TC không có chứng lý nào khác. Đằng này chỉ vin vào mỗi cái công thư vài chữ của ông Đồng, bảo nó là của TQ thì hiển nhiên không có giá trị pháp lý.
Rồi sẽ đến lúc, VN và TC kiện nhau ra Liên Hợp Quốc. Nếu chỉ vì mẩu giấy ấy mà xác nhận cho TC thì sẽ tạo ra một tiền lệ rất nguy hiểm cho toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia không thể thu hẹp lại bởi một ông lãnh đạo nào đó nói trong lúc đầu óc không bình thường rằng vùng đất đó là của quốc gia nào.
Ví thử trước đây, khi Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống chạy sang TQ cầu cứu, có nói rằng VN là của TQ thì lãnh thổ VN cũng biến thành đất của TQ hay sao? Chủ quyền quốc gia không thể định đoạt một cách đơn giản như vậy được.
13/6/2014
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Bài bình luận
Đừng viết theo cảm tính.
Bạn đọc kỹ ý của tác giả rồi
Công hàm 1958 của Phạm văn Đồng