You are here

VUI CHUYỆN QUÊ NHÀ 11: Còn tình đâu nưã, là thù đấy thôi! (Quốc Thạch ghi nhận)

Báo Phap luat Online cho biết kể từ thứ ba 20 tháng tư, cảnh sát giao thông thành phố Hà nội sẽ đội mũ cứng. Bản tin cũng nói là lực lượng này “vưà được trang bị đồng bộ dùi cui điện, súng bắn đạn hơi cay và còng số 8” và “những CSGT được trang bị công cụ hỗ trợ này được quyền hành động khi bị đối tượng chống trả, hành hung theo đúng quy định của pháp luật.”
http://phapluattp.vn/2010041701024268p0c1015/trang-bi-mu-cung-dui-cui-su...
Trang bị như thế cho thấy rằng cảnh sát giao thông được chuẩn bị để làm việc trong một môi trường thù nghịch, và phải sẵn sàng đối phó với hiểm nguy.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao lực lượng cảnh sát giao thông, vốn là con em cuả nhân dân, là “bạn cuả dân” và là một phần cuả bộ mặt thủ đô chính trị và văn hoá cuả một nước thường được giới thiệu là ổn định chính trị vững vàng nay laị phải ở trong thế sẵn sàng tác chiến như thế?
Không có câu trả lời chính thức, và đây là một vài phỏng đoán:
Thứ nhất, tại sao Pháp luật online chỉ có bản tin này ba ngày trước khi lệnh được thi hành? Lý do là vì ngày 30 tháng tư đã gần đến. Đối với các cậu ấm cô chiêu thì ngày này chỉ đơn giản là ngày nghỉ và là dịp để vui chơi, mà khoe giầu, đua xe là một trong những thú vui lớn cuả các cô cậu sinh ra và lớn lên trong những gia đình cực giàu có mà tài sản tích luỹ được cứ như tự trên trời rơi xuống. Cho nên, giữ được an toàn giao thông trong những dịp này còn khó hơn cả đối mặt với kẻ thù ngoài chiến trường.
Thứ hai, tại sao thí điểm đầu tiên lại là Hà nội? Vì Hà nội mới là nơi xẩy ra nhiều tệ nạn tệ nhất: những video clip nữ sinh đánh bạn tàn bạo nhất, những lời chửi bới tục tằn nhất nghe đựơc từ học sinh, những vụ làm ăn táo bạo nhất trong mọi lãnh vực, và cả những vụ tấn công cảnh sát giao thông ngang nhiên nhất đều xẩy ra tại Hà nội.
Thứ ba, những điều đó cho thấy, sự “miễn trừ luật pháp” đối với những “con ông cháu cha” đã được tận dụng và đang đi đến lạm dụng, đẩy xã hội lún sâu thêm một bậc nưã trong nấc thang sa đoạ, khi cảnh sát phải rút về thế phòng ngự ở ngay trong cái nôi cuả một chế độ mà họ chính là lực lượng bảo vệ.
Thứ tư, phong cách giao thông thể hiện nét văn hoá cuả một thành phố. Hà nội là trung tâm văn hoá cuả cả nước và đang chuẩn bị cho đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng long, vậy mà tại sao giao thông lại cần có những biện pháp “mạnh” như thế? Thắc mắc này chưa có “đáp án!”
Thôi thì, xin chúc lành cho lực lượng cảnh sát giao thông Hà nội phải làm việc ở nơi mà “còn tình đâu nưã, là thù đấy thôi!”