You are here

Buồn Vui với Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Việt Nam tại Quốc hội tiểu bang California

Nguồn: Báo Người Việt
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=111011&z=1

Nửa số nghị sĩ bỏ phòng họp, Hạ Viện hủy bỏ lễ tiếp đón

Tiffany Lê - Ðông Bàn/Người Việt

SACRAMENTO, Calif. - Chuyến viếng thăm chính thức của phái đoàn Quốc Hội Việt Nam đến Quốc Hội Tiểu Bang California hôm 5 tháng 4 bị hủy bỏ tại Hạ Viện, và gặp phải sự phản đối của khoảng một nửa số nghị sĩ tại Thượng Viện.

Thượng Nghị Sĩ Lou Correa (trái), phát biểu tại Thượng Viện trước khi phái đoàn Việt Nam được giới thiệu. Dân Biểu Tiểu Bang Trần Thái Văn gởi thư phản đối đến Chủ Tịch Hạ Viện John Perez. (Hình: Văn Phòng TNS Correa và DB Văn Trần cung cấp)

Phái đoàn Việt Nam do bà Lê Thị Thu Ba, chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội Việt Nam, dẫn đầu. Và theo Dân Biểu Trần Thái Văn, ông đã viết thư ngay cho Chủ Tịch Hạ Viện Tiểu Bang John Perez, “ngay sau khi được biết phái đoàn Việt Nam sẽ được tiếp tại Hạ Viện.”

Ông Văn nói với Người Việt, ông đã giải thích với Dân Biểu Perez rằng, sẽ hoàn toàn không đúng đắn nếu “một phái đoàn như vậy, từ một chế độ toàn trị như vậy, lại được tiếp trang trọng ngay trong mùa lễ Tưởng Niệm 35 năm biến cố Tháng Tư Ðen.”

Chủ Tịch Hạ Viện Tiểu Bang John Perez, sau đó đã quyết định hủy buổi đón tiếp.

Tuy nhiên, chương trình đón tiếp tại Thượng Viện Tiểu Bang vẫn diễn ra như dự kiến.?

Cuộc tiếp xúc của Thượng Viện với phái đoàn Quốc Hội Việt Nam gặp sự phản đối của khoảng một nửa số nghị sĩ tiểu bang.

Ngay trước khi phái đoàn này, gồm tám thành viên, được chính thức giới thiệu, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa lên tiếng phản đối, chỉ trích Hà Nội, và đưa ra một số “gợi ý.” Thượng Nghị Sĩ Lou Correa nói với Người Việt rằng, ông khuyên phái đoàn Việt Nam “nên học cách mà chính quyền tiểu bang giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền cá nhân, đến nhân quyền, đến quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và tự do tôn giáo.”

Ngay tại phòng họp của Thượng Viện của Tiểu Bang, với phái đoàn Việt Nam đang đứng phía sau, Nghị Sĩ Correa phát biểu, rằng mặc dầu “không thể ngăn chặn chuyến viếng thăm này, nhưng nếu quý vị đã có mặt tại đây, quý vị cần học tất cả các điều liên quan đến ‘quyền,’ để hiểu chính quyền tiểu bang California đối xử với quyền tự do ra sao.”

Phát biểu xong, ông Correa rời phòng họp. Khoảng một nửa số nghị sĩ, hơn 20 người, đa số là các nghị sĩ Cộng Hòa, cũng rời khỏi phòng họp để biểu thị sự phản đối.

Bản tin của văn phòng Nghị Sĩ Correa cho biết, trong khi tám thành viên phái đoàn Việt Nam được giới thiệu tại Thượng Viện, thêm một số nghị sĩ khác cũng đứng dậy, rời phòng họp.

Phía Thượng Viện, Nghị Sĩ Ellen Corbett chính thức giới thiệu phái đoàn này với các đồng viện.

Phóng viên Người Việt gọi đến văn phòng Nghị Sĩ Corbett. Văn phòng từ chối đưa ra lời nhận định, và chuyển sang văn phòng Nghị Sĩ Steinberg. Thượng Nghị Sĩ Steinberg là chủ tịch Ủy Ban Ðịnh Chế Thượng Viện California. Hồi cuối tháng 3 vừa qua, Nghị Sĩ Correa đã gởi phản đối đến Nghị Sĩ Steinberg khi biết rằng Thượng Viện tiểu bang sẽ tiếp chính thức phái đoàn Việt Nam.

Nói với Người Việt, bà Alicia Trost, phát ngôn nhân của văn phòng Nghị Sĩ Steinberg, giải thích về lý do của chuyến viếng thăm Thượng Viện. “Chuyến thăm này là do Chính Phủ Liên Bang sắp xếp. Văn Phòng Quan Hệ Quốc Tế của Thượng Viện Hoa Kỳ sắp xếp các cuộc thăm viếng lẫn nhau, với nhiều quốc gia khác nhau.”

Bà Trost cũng nói thêm, rằng “mọi phái đoàn ngoại quốc đến thăm California đều được giới thiệu trước Thượng Viện. Và đây là phép lịch sự thông thường.”

“Nếu chúng ta đến thăm họ, họ cũng sẽ có hành động tương tự.”

Thông thường, một phái đoàn nước ngoài đến thăm Thượng Viện là để “học về thể chế dân chủ Hoa Kỳ.”

Bà Trost nói văn phòng Nghị Sĩ Steinberg không biết chi tiết của chuyến viếng thăm này.

Thông cáo báo chí của văn phòng Nghị Sĩ Correa viết, có đoạn nói về lời phát biểu của ông trước khi phái đoàn Việt Nam được giới thiệu. Phát biểu có đoạn, “...Tôi đại diện khu vực trung tâm quận Cam, và vùng Little Sài Gòn, nơi có đông người Việt Nam sinh sống nhất, bên ngoài Việt Nam. Chính tai tôi đã nghe nhiều câu chuyện từ cử tri của tôi, về những trường hợp bị tù cải tạo hàng chục năm. Nhiều người bị đi tù cải tạo, không chỉ là những quân nhân, mà còn cả những nhà thơ, nhà báo, ký giả, trí thức, và các lãnh đạo tinh thần...” “Quý vị có thể nói rằng chuyện đó là quá khứ, và hiện tại là khác. Nhưng, những quan tâm về sự thiếu nhân quyền tại Việt Nam vẫn còn và được sự chú ý và quan tâm của mọi giới.”

Trong khi đó, bức thư mà văn phòng Dân Biểu Trần Thái Văn gởi Chủ Tịch Hạ Viện John Perez có đoạn, “Cá nhân tôi là một người tị nạn cộng sản. Gia đình tôi được di tản ra khỏi Việt Nam cũng vào tháng này, 35 năm trước. Chúng tôi ra đi để trốn sự đàn áp tiếp ngay sau thời điểm những người cộng sản miền Bắc chiếm đóng miền Nam.”

“Và từ thời điểm ấy, Việt Nam luôn là thủ phạm của những vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng mô tả tình trạng nhân quyền Việt Nam là yếu kém...”

Cuối tháng 3 vừa qua, Nghị Sĩ Lou Correa, trong thư phản đối chuyến viếng thăm của phái đoàn Quốc Hội Việt Nam, đã viết tương tự, rằng tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vẫn tồi tệ, và nhiều nhân vật tranh đấu cho tự do bị cầm tù.

Thượng Nghị Sĩ Correa cũng nhắc cho đồng viện của ông tại Quốc Hội Tiểu Bang, là thời điểm tưởng niệm biến cố 30 tháng 4 đang đến gần. Biến cố này đáng ghi nhớ cho cộng đồng gốc Việt, và cho “tất cả chúng ta, về những người đã chết trong cuộc chiến Việt Nam.”

Bài bình luận

nếu nói đây là những lời lẽ phản quốc thì cũng không sai. cớ gì phải nói cay đắng như thế. nhân quyền là cái gì ở mỹ. bọn mày cảm thấy thoải mái khi ở đó lắm hả. chúng mày là ngời việt phải không. biết viết tiếng việt thì chắc là thế rồi.mấy bài báo của chúng mày tao đọc đã có cái gì là khách quan đâu khi mà tất cả đều là chỉ trích và châm biếm. cái xã hội thối nát chúng mày đang ở khiến chúng mày quay mặt với quê hương vậy àh. mày có nghĩ tới cha mẹ tổ tiên của chúng mày là người việt nam không. hay chúng mày bị đồng tiền làm mờ mắt. ở đây chúng tao cần tiền thật nhưng cũng không đến mức mang tiếng phảnbội tổ quốc. <br>

30 thang 04, ngay quoc han cua toan dan VN trong va ngoai nuoc, nguoi Viet Nam khong the nao quen nhung toi ac kinh thien dong dia ma cong san VN da lam tu truoc cung nhu sau ngay 30 thang 04 nam 1975. <br>Nhung u uat trong long nguoi dan&nbsp;luon soi sut, luon nuoi y chi quat cuong, roi se co mot ngay khong xa, toan dan VN cung sat vai nhau dung len danh do bon CS gian ac, doc tai de gianh lai cuoc song thanh binh, no am cua nguoi VN , de cho nhung Viet tha huong duoc tro ve que cha dat tova cung&nbsp; nhau xay dung mot cuoc song thanh binh that su.<br><br>Nhat dinh se co ngay do, chung ta hay cho xem bon CS cung nhau thao chay khong con manh giap.<br>