Hai trong những điểm “hấp dẫn” nhất của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nứơc ngoài là chính trị ổn định và nhân công rẻ.
Chính trị ổn định trước hết có nghĩa là không có tình hình bị mô tả là “xáo trộn,” phát biểu hay đòi hỏi này nọ vì lẽ giản dị là cứ anh chị nào hó hé hay nói không đúng ý nhà nứơc là bị vào tù rồi, kể cả vịêc phát biểu đúng ý nhưng chưa đúng lúc, hay đúng ý đúng lúc nhưng không đúng kiểu. Nhiều nhà phân tích cho rằng đó chỉ là sự ổn định giả tạo, bởi không ai có thể cứ mãi mãi cúi đầu tuân theo những lời phán như thánh sống trong khi thực tế thì ngày càng giật lùi so với hàng xóm láng giềng. Nhưng các phân tích ấy đều là của “số ít không có cảm tình với Việt Nam” cả, theo xếp loại chính thức của nhà nứơc, do đó không đáng theo mà cũng chẳng đáng tin.
Ổn định cũng có nghĩa là nhân công mặc dù làm việc nhiều, lãnh lương ít, nhưng lại rất hiền lành và “vui vẻ” chấp nhận mọi chế độ làm việc cũng như sinh hoạt theo quy định của công ty, kể cả quy định về số lần và thời gian đi vệ sinh, hay sự nóng tính và cục cằn của chủ nứơc ngoài. Đựơc vậy là nhờ cơ chế tổ chức chặt chẽ của hệ thống công đoàn: Viên chức công đoàn ăn lương của chủ, lại do đảng và nhà nứơc quản lý, nên giữ sao cho công nhân làm việc ổn định là vẹn cả đôi bề rồi, còn giữ cách nào thì tuỳ tài riêng.
Vũ khí của công nhân là đình công, nhưng muốn đình công hợp pháp thì phải thông qua các thủ tục do nhà nước quy định, trong đó vai trò chủ chốt thụôc về công đoàn. Nhưng công đoàn lại đứng về phía chủ nhân (vì đựơc trả lương và o bế) và nhà nứơc (để thực hiện lời quảng cáo chính trị ổn định + nhân công rẻ), nên hàng trăm cụôc đình công từ trứơc đến nay đều là bất hợp pháp.
Bất hợp pháp nghĩa là có thể bị bắt bị tù tội, nhưng đình công vẫn xẩy ra! Ấy là bởi sức chịu đựng của người công nhân có giới hạn. Thiếu thốn, cơ cực, nhọc nhằn, bị áp bức, bị hạ nhục, bị đối xử như nô lệ thì còn gì để mất? Chẳng còn gì để mất thì còn gì để sợ? Bài “Quốc tế ca” của cộng sản là chế độ mà đảng tuyên bố quyết tâm đi theo chẳng bắt đầu bằng câu “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian…” đấy sao?
Hàng chục ngàn công nhân của công ty trách nhiệm hữu hạn Pouchen Vietnam có trụ sở tại xã Hoá An thành phố Biên Hoà đã đình công sang đến ngày thứ tư. Đây là cuộc đình công thứ ba trong hai năm qua. Khẩu hiệu đựơc đưa ra lần này là “Công Nhân Đại Đoàn Kết.”
Những hình ảnh ngang tàng của của người công nhân khiến ta nhớ lại câu tuc ngữ Việt Nam “Con giun xéo lắm cũng quằn” và lời tuyên bố của người hùng Robespierre hồi Cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18: “Người ta lớn vì chúng ta quỳ xuống!”
Quốc Thạch
Bài bình luận gần đây