You are here

PHIM TRUYỆN BẠO LỰC

"...Bị hai nữ “đại ca” tấn công tới tấp, Thu chỉ còn biết ôm đầu vừa khóc, vừa van xin. Hai nữ “đại ca” Tuyền và Tú đã bỏ ngoài tai mọi lời năn nỉ của nạn nhân, quyết “thanh toán” cho kỳ được “cái gai” trong mắt mình.

Thu bị đánh xây xẩm mặt mày, lăn lộn khóc than dưới gót giày liên tiếp nện vào người. Chưa hả dạ, hai nữ sinh này còn túm tóc Thu kéo xuống, liên tục lên gối vào ngực, mặt và xuống chỏ vào lưng.

Khi Thu không còn sức vùng vẫy, hai nữ “côn đồ” tiếp tục nắm đầu em đập vào cạnh bàn rồi lôi xềnh xệch ra ngoài đập vào gốc cột trước lớp. Đỉnh điểm của vụ việc là khi nữ sinh Tuyền nhảy lên bàn rồi “bay” xuống đạp lên người Thu, khiến em ngất xỉu tại chỗ. Đến lúc này hai nữ “đại ca” mới chịu bỏ đi.”

Ghi chú của Nguyễn An: 1. Đây không phải là trích đoạn phim bạo lực mà là chuyện thật, đựơc đăng trên báo Dân Trí. Đừơng link ở cuối bài.
2. Tuyền, Tú và Thu: Ba nữ sinh lớp tám, nếu học đúng tuổi thì khoảng 14t.
3. Địa điểm: Một trừơng trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. Thêm một chi tiết đáng lưu ý : “Theo bản tường trình của các học sinh, vụ việc diễn ra ngay giữa lớp trong giờ ra chơi, trước sự chứng kiến của tất cả các học sinh trong lớp. Nhưng “không có bạn nào dám vào can vì sợ bị trả thù.”
4. Lời tâm sự của thầy hiệu trưởng : “Liên quan đến vụ việc trên, thầy Ngô Đức Bình, Hiệu trưởng trường THCS Lê Lai cho biết, năm học trước thầy cũng đã từng bị chính học sinh của mình dùng bọc ni lông đựng nước dơ ném thẳng vào người.

Nghiêm trọng hơn nữa, trong một buổi hướng dẫn an toàn giao thông cho học sinh trước cổng trường, thầy đã bị hai phụ huynh của trường lao vào tấn công tới tấp. “Khi công an vào cuộc thì tôi mới được biết nguyên nhân là do mình đã “la” học sinh quá nhiều. Đến nay, tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi chuyện này nên mỗi khi ra đường, tôi luôn bịt kín mặt.”
5. Nếu quý vị muốn xem đầy đủ chi tiết, thì đây là đừơng link:
http://dantri.com.vn/c20/s20-387908/nu-sinh-lop-8-bi-danh-bat-tinh-vi-xi...
6. Ý kiến: Hết ý.

Bài bình luận

Trong các văn kiện,của chính quyền , và những bài học "chính trị nhồi sọ" của Đảng Cộng sản trong&nbsp; lực lượng vũ trang, đại ý như;QUÂN ĐỘI LÀ CÔNG CỤ BẠO LỰC CỦA ĐẢNG, ngay những ngôn từ đơn giản như vậy , đã nói lên sự chuyên chế độc tài và bạo lực,thực trạng này không dể gì thay đổi, những quan niệm lổi thời nhưng luôn lặp đi lặp lại mãi,trong quan hệ xã hội nhiều thập kỷ nhà cầm quyền chỉ quan trong giáo dục về mặt trung thành tuyệt đối với chế độ ,nhứt là trong giáo dục học đường,thường xuyên nhồi sọ học sinh bằng những ngôn từ không thực tế trong một xã hội đang phát triển,bỏ qua những bài học đạo đức truyền thống của dân tộc, nếu có cũng không được quan tâm lắm,vì vậy, tự nhiên sinh ra những khoảng cách mới,&nbsp; con của những quan chức có quyền lực và những gia đình giàu có( tất nhiên muốn giàu phải có quyền ..)chúng là những học sinh ngoài tầm kiểm soát của nhà trường,những Cậu ấm Cô chiêu này thường tạo ra những phong cách lạ đời mang tính nổi loạn vô tổ chức.., đó là hệ lụy của một môi trường sống không trong sạch và thiếu đạo đức của những bậc cha ,chú có quyền lực và lắm tiền(toàn tiền bất minh..)những học sinh này thường&nbsp; thấy sự tôn kính của thầy cô hơi thái quá đối với gia đình chúng, thậm chí còn nhờ đở chuyện này nọ,những hành xữ của người lớn tạo nên lối sống &nbsp;vô đạo đức cho một bộ phận giới trẻ ,mất phương hướng và xem quyền &nbsp;lực ,tiền bạc là tối thượng. không ai làm gương , trong giáo dục thì xem nhẹ&nbsp; đạo đức làm người, quyền lực lúc nào cũng đi đôi với bạo lực( thể hiện quyền lực..) để tạo quyền lực lớp trẻ phải tạo ra bạo lực, bạo lực để thể hiện quyền lực và nuôi nấng nó bằng những trò chơi phi đạo đức,&nbsp; vẫn cho là bình thường và đương nhiên , vì giới trẻ thường ngày vẫn thấy,nghe và chứng kiến những bất minh trong đời sống, đạo đức không thể vản hồi , nếu cách giáo dục thiên về&nbsp; một chiều thiếu tính khách quan , bắt những tâm hồn trong trắng phải nghe những điều không&nbsp; thực &nbsp;vô lý, tạo khoảng cách quyền lực sinh ra bạo lực, điều đáng buồn là những cô chiêu , cậu ấm này, học hành thế nào không biết nhưng tương lai, công việc . đã có người lo,, chuyện còn&nbsp; dài ,những vấn đề xã hội trong đó có giáo dục học đường còn&nbsp; phải bàn thêm,nhưng cốt lỏi của vấn đề là trong một không gian thiếu dân chủ và đạo đức, có muốn thay đổi cũng rất khó, khi quyền quyết định những vấn đề lớn của đất nước&nbsp;nằm trong tay môt&nbsp; số ít người ĐỘC QUYỀN YÊU NƯỚC và ĐỘC QUYỀN LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC, buồn thay tuổi trẻ đầy bạo lực trong bất lực, xin một vài chia sẽ<br>