35 năm đã qua kể từ những ngày miền Nam Việt Nam hấp hối trứơc các đợt tấn công ào ạt của Bắc quân. Rồi đến ngày miền Nam buông súng đầu hàng theo lệnh của người đứng đầu lúc bấy giờ là tổng thống Dương Văn Minh. Ngày ấy người miền Nam, hay ít nhất, những ngừơi ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa gọi là ngày Quốc hận trong khi những người miền Bắc và những người theo họ ở miền Nam gọi là ngày Giải phóng. Khá nhiều ngừơi đơn giản chỉ coi đó là ngày hòa bình lập lại. Dầu gọi là ngày gì, và dù có quảng bá thế nào về những thành công thần kỳ, thì thực tế là sau khi “đụơc giải phóng” không lâu, hàng trịêu người miền Nam đã bỏ hết tài sản, nhà cửa, quê hương để lao ra biển đào thóat khỏi quê hương. Sự chọn lựa thật là ghê gớm vì một bên là nơi chôn nhau cắt rốn, mồ mả tổ tiên ông bà, khung cảnh sống quen thuộc từ những ngày chập chững biết đi, ngôi trừơng cũ, con đường xưa, tóm lại là nơi từ trước đến nay luôn được coi là nơi “để trở về”, chứ chưa bao giờ bị coi là nơi “phải rời xa.” Bên kia là tương lai bất định, ngay trứơc mắt là chuyến đi chín chết một sống, chưa biết có lên đựơc đến tàu để ra khơi hay không, chưa biết chiếc tàu sẽ ra sao, biển cả sẽ thế nào và sau đó nữa, làm sao làm lại cuộc đời với chỉ hai bàn tay trắng? Nhưng họ đã ra đi. Cả thế giới đã phải xúc động khi chứng kiến những thảm cảnh thuyền nhân, và lương tâm nhân lọai kêu gọi phải ra tay cứu giúp. Bao nhiêu ngừơi đã chết, đã tan nàt cuộc đời để đánh thức đựơc lương tâm ấy? Không ai có con số thồng kê chính xác. Nhưng nếu tính thử rằng ra đi có thể bị bắt, vào tù, hay bỏ xác trên biển hay đến đựơc an tòan nơi muốn đến (Con nuôi má, hay con nuôi cá, hay má nuôi con), thì số nạn nhân trên biển Đông có thể tính phác, là tương đương với số ngừơi đến đựơc bến bờ tự do. Số người ấy, theo thống kê của Liên Hiệp quốc, là gần 900 ngàn. Điều đáng chú ý là không phải chỉ những người “đựơc giải phóng” mới đào thóat khỏi quê hương, mà sau này, nhiều ngừơi miền Bắc, tức thụôc phía những ngừơi “đi giải phóng” cũng bỏ quê hương ra đi. Đó là thực tế. Dù những tấm bia kỷ niệm ở các trại tỵ nạn đã bị đục bỏ, và dù có dùng bao nhiêu từ ngữ để tô hồng xã hội, bôi đen người ra đi, hay làm như không có chuyện ấy, thì thực tế là có một đợt đào thóat khỏi đất nứơc mà lịch sử thế giới chưa bao giờ chứng kiến.
Gần 30 năm sau, mặc dù những thành tích to lớn trong mọi lãnh vực được quảng bá rộng rãi trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, mặc dù những thăng tiến trên trường quốc tế được báo chí trong nứơc xưng tụng hết lời, một thực tế là hàng trăm ngàn người Việt Nam đã phải ra xứ người chỉ để mưu sinh. ‘Tha phương cầu thực’ không còn là một thảm cảnh đời người mà chính là một giấc mơ! Không kể những người nằm trong chương trình xuất khẩu lao động vốn đựơc coi như một chính sách quốc gia, hay những thiếu nữ bụôc phải rời bỏ làng mạc quê hương cha mẹ họ hàng để đi làm dâu xứ lạ, lấy những ngừơi không thể kiếm ra đựơc một người vợ bản xứ, chỉ để lấy một khỏan tiền giúp gia đình thóat cảnh bần hàn, thì thực tế là nhiều ngừơi đã đã tìm mọi cách để ra đi, để tìm đến nhập cư và sống bất hợp pháp nơi các nước Âu châu. Hòan cảnh của họ là bi thảm và chuyến đi của họ thật gian nan, nguy hiểm và đau đớn. Những nhân chứng và cả những nạn nhân đã nói lên tiếng nói của họ trong những tình cảnh tuyệt vọng.
Trong phần sau đây, xin gửi đến bạn đọc hai tài liệu: thứ nhất là lọat bài “Cuộc đổi đời gian nan” của Hùynh Tâm, đăng trên báo Thông Luận xuất bản và phát hành tại Paris và thứ hai là lọat bài về những người phụ nữ, nạn nhân của nạn buôn người của Khánh An, phát thanh trong chương trình của đài Á Châu Tự Do. Mỗi bài đều có đường dẫn đến bài gốc để quý vị có thể tìm hiểu thêm và xem hình ảnh. Xin hãy đọc để thấy một thực tế đầy nứơc mắt.
Nguyễn AnBài 1: Những bước đổi đời gian nan
Huỳnh Tâm “…“Chúng tôi đến Anh là vì nơi đó tìm kiếm việc làm dễ hơn, lương cũng cao hơn và sẽ có giấy tờ cư trú hợp pháp, cũng như nơi ăn ở đã có chủ lo hết”. Qua tìm hiểu, công việc lương cao, chủ bao là trồng cỏ hay bán sản phẩm quốc cấm, còn nữ có khả năng phải làm trong ngành buôn hương bán phấn …” Ngày 15.6.2009, những người quen ngậm ngùi tham dự lễ hoả táng một người Việt nhập cư trái phép, tại nhà quàn tỉnh Dunkerque. 27 tuổi, anh này chết khi rơi từ mui xe tải xuống đường, bỏ lại vợ và hai con ở Việt Nam. Chi phí an táng do người dân địa phương bảo trợ.
Ba tháng sau, chuyên viên bảo vệ rừng thuộc tỉnh Dunkerque, miền bắc nước Pháp phát hiện khá đông người Việt sống bất hợp pháp trong rừng Nam Téteghem. Huỳnh Tâm
Xem tòan bài:http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4325
Bài 2: Đi đường Cỏ, bỏ mạng đường xa!
Huỳnh Tâm
“…Đã là thành phần nhập cư bất hợp pháp, cho dù đi bằng đường Cỏ, đường Bãi hay đường hàng không, số phận của họ đều gian nan và gặp nhiều thách đố như nhau…”
Vào lúc 16 giờ 30 chiều, ngày 22-11-2009, chúng tôi có mặt tại một khu rừng thuộc thành phố Grande Synthe, tỉnh Nord, vùng Nord-Pas de Calais, cực bắc nước Pháp. Huỳnh Tâm
(Paris, 10-12-2009)Xem tòan bài:http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4411
Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (Bài 1)
Khánh An, phóng viên RFA
2010-03-05Đã qua thời vượt biên, đổi máu lấy tự do của những con người khốn khổ Việt Nam. Thế mà vẫn có những con đường hẹp và tối, vương đầy máu và nước mắt của những người Việt đi mưu cầu hạnh phúc ở xứ người.
Bước chân vào địa ngục.
Tình trạng buôn người tưởng đã lùi vào dĩ vãng vẫn xảy ra tại Đông Âu và châu Âu, nơi những phụ nữ Việt phải đánh đổi danh dự, tiền bạc và thậm chí cả sinh mạng cho đường dây khủng khiếp mà phóng viên Khánh An của đài chúng tôi phát hiện qua lọat bài phóng sự sau đây về những địa ngục trần gian ấy.
Xem tòan bài và nghe âm thanh:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-new-form-of-vietnamese-women-tr...
Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (phần 2)
Khánh An, phóng viên RFA
2010-03-05
Qua câu chuyện của một nạn nhân của tệ nạn buôn người ở Đông Âu và châu Âu ở phần 1, cuối cùng nạn nhân ấy và những người bạn đồng cảnh ngộ với chị có đến được vùng đất hứa? Mời quý vị theo dõi phần tiếp theo của câu chuyện với phóng viên Khánh An. Xem tòan bài và nghe âm thanh:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/A-new-form-of-women-trafficking-p...
Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (phần 3)
Khánh An, phóng viên đài RFA
2010-03-06
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ước đoán mỗi năm có khoảng 600.000 - 800.000 là nạn nhân buôn người trên thế giới
Đa số phụ nữ bị hãm hiếp, đối xử tàn tệ, thậm chí có những người phải bỏ mạng nơi đất khách. Trong khi đó, những kẻ buôn người vẫn tiếp tục làm tiền và mở rộng mạng lưới chân rết khắp Đông Âu và châu Âu.
Khánh An gửi đến quý vị phần cuối của loạt bài phóng sự. Xem tòan bài và nghe âm thanh:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/A-new-form-of-women-trafficking-p...
Bài bình luận
respond this post
Chân Thành
Ra đi là sự lựa chọn cuối cùng.........