Song Chi.
Suốt một thời gian dài, song song với nỗ lực phát triển vượt bực về kinh tế, Trung Quốc ra sức xây dựng niềm tin với các nước láng giềng và thế giới bằng những thông điệp về sự trỗi dậy hòa bình-rằng sự phát triển của một đất nước TQ khổng lồ sẽ không có hại cho ai mà chỉ có lợi cho khu vực và thế giới.
Thế giới đã tin tưởng TQ cho đến những năm gần đây, khi sự tự tin có phần quá đáng vào sức mạnh kinh tế cộng thêm tham vọng trở thành một siêu cường có vị trí quan trọng trên toàn cầu và cơn khát dầu, khát năng lượng đã khiến nhà cầm quyền TQ trở nên chủ quan.
Tự cho là đã qua thời kỳ giấu mình chờ thời, đã đến lúc chứng tỏ cho các nước trong khu vực và thế giới thấy được sức mạnh của TQ, nhà cầm quyền TQ đã thi hành hàng loạt chính sách ngoại giao hung hăng, gây hấn.
Từ những sự căng thẳng, xung đột khá thường xuyên giữa TQ với các nước láng giềng đang có tranh chấp về chủ quyền trên vùng biển Đông, qua đó bộc lộ cách hành xử ngang ngược cộng với ngôn từ sặc mùi hiếu chiến trên mặt trận ngoại giao, mặt trận truyền thông của TQ khiến cái nhìn của thế giới về TQ buộc phải thay đổi. Hình ảnh một đất nước TQ hòa bình, thân thiện mà các thế hệ lãnh đạo nhà nước này cố công xây dựng trong mấy thập niên vừa qua đã bị sứt mẻ đi nhiều.
Không những thế, bản chất bá quyền, tham vọng bành trướng từ thời Đại Hán xa xưa, cùng với các thủ đoạn dắt mũi dư luận, gây nhiễu thông tin, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, sự xảo trá “nói một đằng làm một nẻo”… mà các nhà nước độc tài nói chung và cộng sản nói riêng rất giỏi, khiến mối họa TQ trở nên nguy hiểm hơn với các nước trong khu vực.
Thật ra, nước lớn nào thì cũng muốn đóng một vai trò quan trọng trên bàn cờ kinh tế chính trị thế giới, thậm chí là vai trò lãnh đạo. Nước lớn nào thì cũng hay hành xử theo kiểu nước lớn, tìm những cách khác nhau để ảnh hưởng, lôi kéo, ràng buộc các nước nhỏ hơn. Nhẹ nhàng, kín đáo thì bằng “quyền lực mềm”-sử dụng con đường kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa… Lộ liễu hơn thì bằng “quyền lực cứng”-sử dụng con đường quân sự, gây chiến tranh, đô hộ, xâm chiếm lâu dài…
Là một nước lớn, TQ, tất nhiên, cũng không là ngoại lệ.
Nhưng vì nóng vội, chủ quan, nhà cầm quyền TQ đã có phần đánh giá sai về nước mình và nước khác. Mà không chỉ nhà cầm quyền, ngay người dân TQ, nhiều người mà tôi có cơ hội tiếp xúc cũng rất tự tin về sức mạnh kinh tế, quân sự của nước mình. Cộng với việc bị “tẩy não” bởi hệ thống giáo dục và truyền thông luôn cố tình kích động tinh thần dân tộc và những tư tưởng sai lệch về sự xuống dốc của Mỹ, sức mạnh đang lên của TQ và TQ sẽ vượt qua Mỹ nay mai, hay việc TQ đang bị Mỹ và thế giới bủa vây, cô lập…khiến người dân có cái nhìn không chính xác về TQ và về thế giới.
Nếu nhà cầm quyền TQ trong thời gian qua có những bước đi sai lầm trong chính sách đối ngoại, nôn nóng muốn chứng tỏ tư cách nước lớn, bắt nạt, o ép các nước khác nhỏ yếu hơn trong những vấn đề có liên quan đến chủ quyền và lợi ích trên biển Đông, thì một bộ phận người dân TQ do bị hướng dẫn dư luận nên cũng đồng tình với chính sách ngoại giao hung hăng, xấc xược, chả coi ai ra gì này. Và khi bị các nước láng giềng nhỏ bé hơn phản ứng, các nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn độ…cũng chả ai tỏ ra tán thành, TQ cư xử như thể họ không hiểu tại sao lại như thế. Tại sao thế giới lại oán ghét TQ, tại sao TQ không có bạn, không có đồng minh v.v…
Bởi đơn giản, là nước lớn, đâu chỉ lớn về diện tích, dân số, túi tiền, thậm chí kể cả sức mạnh quân sự-điều mà hiện nay TQ vẫn còn thua xa vài nước khác, nhất là Mỹ.
Là nước lớn, và nếu muốn các nước nhỏ yếu hơn phải “tâm phục khẩu phục” chấp nhận vai trò siêu cường, đàn anh của mình, TQ còn phải chứng minh nhiều giá trị khác.
Về mặt ngoại giao, đó là giá trị của những chính sách ngoại giao thân thiện, cùng chung sống hòa bình với nhau, hai bên cùng có lợi, và trong tư cách một nước lớn càng phải hành xử cho ra nước lớn, có trách nhiệm hơn với những vấn đề chung của thế giới…
Chứ không phải đường lối chính sách ngoại giao “diều hâu” với tham vọng lâu dài là bành trướng bá quyền trên biển Đông, biến cái của người làm của mình, bất chấp mọi cơ sở về lịch sử và pháp lý. Không phải chính sách ngoại giao nói một đằng làm một nẻo, với các nước láng giềng lúc nào cũng tuyên bố phát triển hòa bình, tình hữu nghị anh em…nhưng hở một chút thì lại dở sức mạnh ra đe dọa, lựa thời cơ lại cướp đất cướp đảo của nước khác, lấn ép từng chút một lãnh thổ lãnh hải trong những hiệp định, hiệp nghị song phương…
Với thế giới, lại càng không phải chính sách ngoại giao vô trách nhiệm, không quan tâm đến những vấn đề chung, những quy ước, nguyên tắc chung, sẵn sàng bắt tay, thậm chí che chở, dung dưỡng cho các chế độ độc tài tệ hại nhất miễn là có lợi v.v…
Về kinh tế, đó là giá trị của chữ Tín trong quan hệ làm ăn thương mại với các nước khác, giá trị của những thương hiệu hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tên tuổi và sức mạnh tầm cỡ quốc tế của các tập đoàn kinh doanh lớn, điều mà những nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Anh, Nhật, Đức, thậm chí Hàn Quốc đã xây dựng được.
Trong khi đó nhắc tới TQ người ta chỉ nhớ tới khả năng làm thuê, làm hàng nhái, hàng giả, hàng chất lượng kém, thậm chí độc hại… Không có nước nào lại bị mang tai tiếng nhiều như TQ về chất lượng sản phẩm, thực phẩm, lối làm ăn bất chấp mọi quy ước về đạo đức kinh doanh, quyền sở hữu về trí tuệ/sáng tạo hay hậu quả độc hại cho con người và môi trường…Chưa kể, trong quan hệ làm ăn với các nước thì chỉ biết vơ vét, thu lợi về cho mình, mặc cho nước khác bị thiệt thòi.
Về mô hình thể chế chính trị, cách thức điều hành quản lý quốc gia cho đến những giá trị đạo đức xã hội, TQ sẽ thuyết phục được các nước khác bởi những giá trị gì khi TQ vẫn là một nước đang phát triển, dù nhiều tiền nhưng thu nhập đầu người vẫn thuộc loại thấp, một nước độc đảng độc tài đang phải đối diện với rất nhiều vấn đề nội tại, những nguy cơ bất ổn thường xuyên?
TQ sẽ thuyết phục được các nước khác bởi những giá trị gì khi trong mọi bảng xếp hạng từ chỉ số tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, thành tựu về nhân quyền, an sinh xã hội, sự an toàn cho người dân, môi trường sống…TQ đều đứng ở những thứ bậc thấp, thua xa các nước tự do dân chủ và phát triển khác? Khi các giá trị nhân văn, đạo đức trong xã hội đã bị cái chế độ độc tài trong bao nhiêu năm bào mòn, hủy hoại?
TQ sẽ thuyết phục được các nước khác như thế nào khi hệ thống mô hình chính trị xã hội của TQ còn chưa chinh phục được chính người Hongkong, người Đài Loan cùng một dòng máu với người Trung Hoa đại lục? Hay người dân Tây Tạng, Tân Cương mà quốc gia của họ đã thuộc về TQ, “là một phần của TQ” theo quan điểm của nhà cầm quyền TQ từ bao nhiêu năm nay?
Ngay cả “quyền lực mềm” đến từ những ảnh hưởng văn hóa từ sách, phim, nhạc…cho đến lối sống, TQ cũng chưa làm được. VN, một nước có số lượng sách tiếng Trung được dịch rất nhiều, có tỷ lệ phim truyền hình TQ chiếm đa số trên các đài trung ương và địa phương, nhưng với đa số người dân bình thường, nhất là giới trẻ, tỷ lệ thích/mê phim Mỹ hoặc phim Hàn, nhạc Mỹ hay nhạc Hàn Quốc…vẫn nhiều hơn, chẳng hạn.
Như vậy TQ sẽ thuyết phục các nước láng giềng, chứ chưa nói đến thế giới, bằng những giá trị nào? Mà khi chưa chinh phục được các nước trong khu vực thì sao đã nghĩ đến chuyện đóng vai trò quan trọng trên thế giới, thậm chí vượt qua Mỹ để lãnh đạo toàn cầu?
Với những lợi thế từ sức mạnh của một nước lớn, dân số đông, có bề dày văn hóa lịch sử phong phú hàng ngàn năm, là một trong những cái nôi văn hóa của nhân loại, sức mạnh ấy của TQ sẽ được khai phóng và nhân lên gấp bội nếu quốc gia này có một mô hình thể chế chính trị tự do dân chủ cho phép mọi giá trị của đất nước, của dân tộc được phát triển mạnh mẽ. Và khi ấy, cộng thêm đường lối chính sách ngoại giao hòa bình, từ bỏ mọi tham vọng về lãnh thổ lãnh hải, một cách tự nhiên, TQ sẽ chinh phục được thế giới mà không cần phải “hùng hổ”, không cần đến sức mạnh quân sự hay túi tiền như hiện nay.
Bài bình luận
Cám ơn bài viết thẳng
Trung Quoc se chinh phuc cac nuoc bang nhung gia tri gi?
Your ideas about Red China were so poor!
TÀU cọng kg chinh phục được ai
Giac Tau vao den nha rui !
Song Chi tu xem lai minh
hay!
TRUNG QUOC SE CHINH PHUC CAC NUOC
TQ SE CHINH PHUC CAC NUOC..
Ke trom xin an.
Gởi ông Song Chi Chưa có quốc