You are here

Động thái khó hiểu của chính quyền Việt nam

 


Kami
-
Đúng ngày mùng một Tết Chinese new year (23.01.2012), chính phủ Thái lan của bà YingLuck Shinawatra em gái của cựu thủ tướng lưu vong Thackshin Shinawatra đã chính thức tiến hành cải tổ nội các sau 06 tháng lên cầm quyền. Một động thái mà giới quan sát đánh giá là quá sớm, vì trong 6 tháng nắm quyền thì chính phủ của bà YingLuck đã mất 03 tháng đối mặt với cơn "Đại hồng thủy" tồi tệ nhất trong 50 năm qua, nó đã làm tổn thất cho nền kinh tế Thái lan ước chùng  lên đến 150 tỷ baht (khoảng 5 tỷ USD - tương đương 1,3-1,5% GDP). Lý do cải tổ nội các được người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng cho biết là nhằm tăng hiệu quả làm việc của chính phủ, nhưng ngược lại đảng Dân chủ - đối lập thì cho rằng đó là việc mang tính chất trả ơn cho cá nhân những người ủng hộ cựu thủ tướng lưu vong Thackshin Shinawatra, nhằm dọn đường cho sự trở về Thái lan của ông Thackshin trong thời gian gần đây.

Thôi chuyện đó là chuyện của người ta, vì ở các nước theo thể chế chính trị tự do, dân chủ, đa nguyên thì chuyện cải tổ nội các là chuyện làm bình thường của người đứng đầu chính phủ, mục đích để nhằm tăng hiệu quả cho công việc lãnh đạo đất nước. Vì đơn giản nó là quá trình đào thải những cái không tốt để thay bằng cái tốt và ưu việt hơn. Mục đích cuối cùng là vì sự phát triển của quốc gia của họ nhằm để lấy lòng cử tri, còn chuyện có mục đích cá nhân hay không thì cử tri họ sẽ đánh giá, lần bầu cử sau sẽ biết hậu quả đúng hay sai.
Nhưng sự thay đổi nội các của bà YingLuck Shinawatra lần này có một chuyện bị chỉ trích và tương đối ầm ĩ dư luận, đó là việc bổ nhiệm bà Dr. Nlini Thaweeshin nhậm chức Bộ trưởng Văn phòng Phủ thủ tướng. Người theo Đại sứ quán Hoa kỳ ở Thái lan cáo buộc đã bị Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài Bộ Tài chính tại Hoa Kỳ (Office of Foreign Assets Control Ministry of Finance in the United States) đưa vào danh sách đen (blacklist). Với lý do bà là một trong ba người kinh doanh để hỗ trợ tham nhũng của Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, và bà Nlini là người đã trực tiếp (thay mặt cựu thủ tướng lưu vong Thackshin Shinawatra) làm kinh doanh và rửa tiền với vợ của ông  Robert Mugabe trong việc khai thác các mỏ kim cương ở Zimbabwe. Điều mà việc khai thác kim cương trở thành vấn đề được quốc tế quan tâm khi Hội đồng Kim cương Quốc tế kêu gọi một chính sách khẩn cấp về việc buôn lậu và những người khai thác lậu đã bị quân đội giết hại.

Bà Dr. Nlini Thaweeshin Bộ trưởng Văn phòng Phủ thủ tướng Thái lan

Cũng cần nói thêm chính quyền của Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe từ nhiều năm nay đã bị các tổ chức nhân quyền như Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch cho rằng đã vi phạm các quyền có nơi ở, tự do cư trú, đi lại và cư ngụ, tự do hội họp và bảo vệ pháp luật. Đã có những cáo buộc về các vụ tấn công vào truyền thông, đối lập chính trị, các nhà hoạt động xã hội dân sự, và những người bảo vệ nhân quyền. Cộng đồng Châu Âu (EU) và Hoa kỳ áp dụng chính sách cấm vận kinh tế đối với Zimbabwe vì lý do vi phạm nhân quyền và gian lận trong bầu cử.  Điều này đã là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của kinh tế Zimbabwe, cũng như tỷ lệ thất nghiệp chính thức lên tới 80% ở nước này và đồng bạc Zimbabwe đưa ra đã có đồng tiền giấy 100 nghìn tỷ và sự tan rã kinh tế cùng những biện pháp đàn áp chính trị tại Zimbabwe đã dẫn tới một làn sóng người tị nạn (ước tính 3.4 triệu người) đổ tới các quốc gia láng giềng. Cũng vì do bị áp dụng chính sách cấm vận của EU và Hoa kỳ nên về mặt đối ngoại hiện nay chính quyền Zimbabwe tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc, Ấn độ để giải quyết bế tắc.

Bình luận về việc phía Hoa kỳ lên tiếng trong việc bổ nhiệm  bà Nlini Thaweeshin vào chức vụ Bộ trưởng Văn phòng Phủ thủ tướng của chính phủ của bà YingLuck Shinawatra, Giáo sư Misay Lsumphanth cựu Chủ tịch Thượng viện, cựu Chủ tịch Hạ viện Thái lan cho rằng đó là việc phía Hoa kỳ đã vi phạm vào công việc nội bộ của Thái lan. Mà theo Giáo sư Misay Lsumphanth đã đặt câu hỏi rằng Chính phủ Hoa kỳ giải quyết vấn đề nội bộ của họ có căn cứ vào luật pháp của Thái lan hay không, mà phía Hoa kỳ lại ám chỉ phía Thái lan phải căn cứ vào luật pháp của Hoa kỳ?

Nhắc đến các vấn đề nêu trên để thấy chuyện xảy ra cách đây không lâu trong quan hệ ngoại giao giữa Việt nam và Zimbabwe, đó là chuyện trang website BBC cho hay rằng "VN cấm phi cơ Mugabe vào không phận". Mà theo BBC trang tin điện tử The Zimbabwean cho biết ngày 08.01.2012 phi cơ chở tổng thống Zimbabwe, Robert Mugabe khi đón ông từ Trung Quốc bay sang Singapore để đón các nhà lãnh đạo Zimbabwe đang đi nghỉ tại đây, đã bị nhà chức trách Việt Nam không cho bay vào không phận. Và họ đã phải sử dụng một tuyến bay dài hơn, bay qua Biển Đông, do đó phi cơ của ông Robert Mugabe về nước bị trễ vài giờ vào hôm Chủ Nhật. Cũng bản tin trên cho hay ông Robert Mugabe 87 tuổi ,hiện trong tình trạng sức khỏe kém, đã cai trị Zimbabwe kể từ khi nước này giành độc lập khỏi Anh Quốc năm 1980, ông Robert Mugabe nói rằng các nước phương Tây, dẫn đầu là Anh, đang tìm cách lật đổ ông chỉ vì ông ủng hộ phong trào chống thực dân.

Câu hỏi được đặt ra là nếu thực sự ông Robert Mugabe và chính quyền của ông ta vi phạm nhân quyền, và đang bị các nước phương Tây tìm cách lật đổ ông chỉ vì ông ủng hộ phong trào chống thực dân, thì tại sao chính quyền Việt nam lại có quyết định không cho phi cơ của ông Tổng thống Robert Mugabe bay vào không phận Việt nam? Việt nam chịu sức ép của ai để làm việc này? Trung Quốc ư? Câu trả lời chắc chắn là không thể. Vây là ai, quốc gia nào buộc phía Việt nam, một nhà nước tự nhận họ là cộng sản phải ra một quyết định chống lại một người ủng hộ phong trào chống thực dân như vậy?

Chuyện chính quyền Việt nam chịu sức ép của quốc gia nào để làm việc đó cũng dễ giải thích, nhưng qua việc này nó mới lộ rõ bộ mặt thật của chính quyền Việt nam. Bề ngoài thì họ tự xưng là một nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, chống lại các thế lực đế quốc và phản động quốc tế. Nhưng bên trong họ lại chịu sự chỉ đạo của các thế lực "đế quốc và phản động quốc tế" để chống lại nhà nước Zimbabwe, một quốc gia có vai trò quan trọng trong quá trình đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển trong quá trình toàn cầu hoá. Đặc biệt là Zimbabwe đã từng giữ cương vị Chủ tịch Phong trào không liên kết và Zimbabwe cố gắng góp phần tăng cường đoàn kết và duy trì mục tiêu phong trào này.

Đúng là cái trò nói một đằng làm một nẻo của mấy ông cộng sản, nhân đây cũng nói để nhờ những ai vẫn cứ lu loa rằng Việt nam làm tay sai của Trung Quốc, rồi suy diễn việc dùng lá cờ 6 - 7 sao để đón ông Tập Cận Bình là thế nọ thế kia giải thích giúp hộ thực chất của vấn đề này là cái gì? Việc này là Việt nam có đi ngược lại chính sách của Trung Quốc hay không?

Tôi thì nghĩ đơn giản nó chỉ là trò như ngày xưa các cụ thường bảo đó là loại đĩ tạp, người ta thường nói "đánh đĩ chín phương, nhưng phải giữ một phương để lấy chồng", nhưng chính quyền Việt nam thì họ đánh đĩ cả mười phương, chẳng giữ phương nào để lấy chồng cả. Hay nói lịch sự là kiểu ngoại giao đu dây. Chính vì thế nó mới có chuyện ba lăng nhăng như vậy!

Chứ chính quyền hiện nay ở Việt nam là chính quyền tay sai, nô lệ của  của đồng tiền, hễ ai cứ có tiền là sai khiến họ được mọi thứ, chứ làm gì còn cái gì là chất cộng sản nữa.

Khai bút đầu xuân Nhâm Thìn, mùng 3 Tết (25.01.2011)

-----------------
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA