You are here

Blog của VietTuSaiGon

Nâng lương để giữ người tài, nghe có hợp lý?

Trong phiên họp Quốc hội gần đây nhất (sáng 5 tháng 11), cùng tham gia trả lời chất vấn tại Quốc hội về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60 năm 2021 về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Ông đưa ra quan điểm về việc nâng lương cơ bản để giữ nhân tài. Ý kiến của ông tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều. Nhưng, vấn đề cần đặt ra nghiêm túc ở đây là việc tăng lương có thực sự ý nghĩa trong cơ chế này? Và tăng lương có phải là cách để giữ nhân tài?

Nhiệm vụ chính trị là cái gì?

Trong đợt khủng hoảng xăng lần này ở các thành phố lớn (và các lần trước cũng vậy), người trong ngành thuộc hành chính nhà nước thường an ủi nhau rằng cứ yên tâm, xăng vẫn sẽ bình ổn giá, nhất là các thành phố lớn, các thủ phủ của quốc gia sẽ không hề hấn gì, bởi nhiệm vụ chính trị của các thành phố này rất lớn, đó là an dân, tạo niềm tin trong quần chúng và bình ổn thị trường cũng như củng cố trật tự chính trị. Và mỗi khi hữu sự, các đảng viên hay nhắc tới nhiệm vụ chính trị. Thế nhưng nhiệm vụ chính trị là cái gì? Có có nên tồn tại hay không?

Dốt và tàn nhẫn, một cặp bài trùng

Loay hoay thôi, mới đây thôi, đã ngót nghét thập kỉ trôi qua với những người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh, và với cả những người có quan tâm về môi trường. Sau vụ Formosa Hà Tĩnh, hay chính xác hơn là công ty gang thép Formosa Hưng Nghiệp xả độc vào biển miền Trung Việt Nam, đã có không ít sự kiện phái sinh. Rất tiếc, mọi sự kiện đều xoay quanh trục lợi dụng, cơ hội, tàn nhẫn, bất chấp và dốt nát… Cũng thử nhìn lại vấn đề.

Qui hoạch củi…

Gần nửa thế kỉ thống nhất hai miền đất nước, thu về một mối, gần nửa thế kỉ đất nước nhuộm đỏ màu Cộng sản, gần nửa thế kỉ người dân nếm đủ mùi cay đắng và cũng có lúc ngọt bùi của thời cuộc. Nhưng có vẻ như, chưa đầy nửa thế kỉ cho thấy một vấn đề hết sức nhức nhối: Đất nước chưa bao giờ bình yên! Hay nói khác đi, mối nguy của đất nước luôn rình rập và ngày càng nặng nề. Vì đâu? Và căn cứ vào đâu để nói rằng đất nước lâm nguy?

Khi hiệu trưởng là ma cô

Chuyện này, tôi nhớ những năm tôi còn học cấp ba, tức vào những năm giữa thập niên 1990 của thế kỉ trước, thầy tôi, người xem tôi là học trò thân tín, thường than thở với tôi về cái nạn ma cô trong trường học, đặc biệt là ma cô trong giới lãnh đạo trường. Ban đầu tôi cứ nghĩ thầy chỉ giận một số kẻ bất hảo trong trường nên nói vậy, nhưng càng về sau, tôi mới hiểu là thầy đã nói giảm đi rất nhiều, bởi có những kẻ làm lãnh đạo ngành giáo dục, đội lớp áo trí thức, mô phạm nhưng kì thực tư duy và tâm thức của họ còn thấp kém hơn ma cô một bậc.

Sự khốn nạn của một lối giáo dục

Chưa có thời đại nào mà ngành giáo dục thối nát như lúc này! Lạ ở chỗ là hình như sự thối nát này được ngấm ngầm công nhận hoặc nó đã được cài đặt từ trứng nước, nên nó dễ dàng chạy trong hệ thống một cách nhịp nhàng, chỉ có những sản phẩm của nó, từ nó là trở nên méo mó và đáng sợ hơn bao giờ hết.

Một ông Bộ trưởng dám mở miệng đưa ra ý kiến, đề xuất nữ sinh không được phép bán dâm quá ba lần.

Một hiệu trưởng làm môi giới mại dâm cho các nữ sinh của trường mà y quản lý bán dâm cho các quan chức địa phương.

Cái giá của một nền giáo dục vô cảm

Có khi nào chúng ta đặt câu hỏi: Vì sao con cái chúng ta trở nên khó bảo và hỗn xược, cho dù chúng ta đã dồn hết tâm lực để lo cho chúng?

Hoặc giả chúng ta hỏi vì sao nền giáo dục ngày càng trở nên đổ đốn, mà không riêng gì ngành giáo dục, hầu như mọi ngành trong đất nước này đã chạm với điều tệ hại nhất: Băng Hoại!

Và, khi xuất hiện ngày càng nhiều những tai nạn nghề nghiệp từ ngành giáo dục, tỉ như nạn buôn bán tình dục trong ngành, nạn tự tử của giáo viên, lẽ nào chúng ta không có câu hỏi tương ứng?

Văn minh phong bì, vệt nối của văn minh lúa nước

Người ta sẽ hỏi với nhau rằng đến bao giờ người Việt thoát khỏi tai ách phong bì? Bởi với kẻ giàu có, lắm tiền nhiều của, cái thứ văn hóa phong bì là cơ hội để thể hiện sức mạnh, để chiếm chỗ đứng tối ưu trong xã hội, nhưng với người nghèo, đó là tai ương, là nỗi khổ.

Người ta sẽ tự hỏi rằng cái thứ văn hóa phong bì nó có từ bao giờ, cụ thể là từ thời người Việt có đồng tiền giấy đầu tiên của nhà Hồ hay là đồng tiền nhuốm đầy vị chua chát và bất chấp của những kẻ sống trên mồ hôi và nước mắt tha nhân?

Chuyện y tế, chuyện giáo dục

Người ta nhìn vào sức mạnh của một quốc gia thông qua nền kinh tế, nhưng, đó là sức mạnh nhìn thấy được, có phần phô trương, muốn nhìn vào sức mạnh thực thụ của một quốc gia, người ta nhìn vào văn hóa, y tế và giáo dục. Chính vì lẽ này, có những quốc gia mà ở đó, một bữa ăn sáng của người bình thường có thể bằng một bữa tiệc của một đại gia trong siêu cường, nhưng sự giàu có, xài tiền của người trong quốc gia đó không thể kéo dân tộc họ lên thành siêu cường được. Bởi sức mạnh của quốc gia phụ thuộc rất lớn vào văn hóa, y tế và giáo dục. Với Việt Nam thì sao?

Vì điếc nên không sợ súng?

Đó là câu hỏi khá phù hợp cho bối cảnh lò của Tổng Trọng càng đốt càng lòi ra củi, toàn củi gộc và nếu tiếp tục đốt, đốt nữa, đốt mãi, sẽ đến lúc xảy ra một chuyện hết sức khôi hài: cây củi cuối cùng để giữ lửa chống tham nhũng lại là Nguyễn Phú Trọng. Bởi nói theo nghĩa bình thường, mọi quan chức, thư lại Cộng sản đều phải chịu chung một hướng dẫn của đảng, mà người đại diện là Tổng Bí thư. Nhưng nếu đặt vấn đề một cách nghiêm túc, thì cả hệ thống đảng lại đang phải chạy đuổi theo một thứ qui luật bất biến khác, đó là bệnh điếc kinh niên.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon