You are here

Blog của VietTuSaiGon

Phạm Minh Chính tinh tướng, ngớ ngẩn hay là…?

Đó là một tay rất thủ đoạn, có thể nói mọi động thái cho đến lúc này, là sự tiếp nối của một chuỗi, hay một kiểu thủ đoạn vặt mà các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hay lơ mơ nghĩ rằng dùng nó, mình sẽ phân hóa cái nội bộ đối phương. Mọi chỉ dấu “ngớ ngẩn” của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam trong rất nhiều lần tiếp xúc với phương Tây, đặc biệt Mỹ, đều cho thấy điều này. Thế nhưng lần này thủ đoạn của Chính thâm, có phần thực dụng hơn.

Cấm, kiểm duyệt và tác dụng ngược

Mục đích của kiểm duyệt nhà nước độc tài là nhằm tìm ra những chi tiết bất lợi cho nhà độc tài và đi ngược với đường lối tuyên truyền của họ. Mục đích của cấm đoán, cắt bỏ sau kiểm duyệt nhà nước nhằm tránh phổ biến những gì có tính “phản động, đồi trụy…” theo tiêu chuẩn thẩm mỹ và nghệ thuật nhà nước.

Việt Nam chỉ còn đúng một nước chọn

Cho đến lúc này, Việt Nam vốn dĩ quen đi hai chân trên hai thái cực và đã đến đoạn đường mà hai thái cực đó giãn rộng đến độ nguy cơ không thể tiếp tục đi được nữa, phải chọn một trong hai thái cực, Mỹ, phương Tây hay Nga, Trung? Có lẽ, Việt Nam không còn chọn lựa nào khác ngoài Mỹ, phương Tây.

Ta đã thấy gì sau bao năm?

Những ngày này, giữa tháng Tư này, trước đây gần nửa thế kỉ, nhân dân hai miền Nam và Bắc đón nhận một biến cố, biến cố của kẻ thắng cuộc và biến cố của bên thua cuộc. Sở dĩ tôi gọi biến cố bên thắng cuộc và đồng nhất họ với bên thua cuộc trong một biến cố bởi vì nếu nhìn từ bên ngoài thì miền Bắc đã thắng miền Nam, nhưng nhìn sâu xa hơn thì quốc gia này, dân tộc này đã thua, đã đón nhận một biến cố mà ở đó, các giá trị văn minh của cả hai miền chính thức bị bức tử, một chu kì mới với đầy rủi ro, hoang mang và tan thương đang bắt đầu.

Thương nhớ làng...

Ở Việt Nam hiện nay, có thể nói rằng bạn đang sống ở một làng quê heo hút nào đó, nhưng vẫn thấy thương nhớ làng quê, thương nhớ những gì thuộc về văn hóa làng. Bởi làng quê đã thực sự chết trong mọi ngõ ngách đời sống, trên đất nước này. Nhưng, đáng sợ hơn là mọi vẻ đẹp của làng quê đã chết, nhưng, những cái tệ, cái dở của làng quê thì trường tồn và nảy nở. Mà nguyên nhân của cái chết làng quê lại nằm trong cụm từ “phát triển xã hội chủ nghĩa”. Chính sự phát triển xã hội chủ nghĩa từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị cho đến y tế...

Bắt cho nhiều, nhân dân cũng vậy thôi!

Bởi việc bắt bớ những con cá mập (hay những con lợn béo của chế độ) trong thương trường Việt Nam chỉ giải quyết được các tranh chấp quyền lực giữa các phe nhóm chứ không giải quyết được các tranh chấp quyền lợi giữa người dân thấp cổ bé miệng với những con cá mập này.

Bởi việc bắt bớ những kẻ làm lũng đoạn thị trường, những kẻ đầu nậu, những lẻ thao túng và những kẻ đi đêm, gián điệp cho ngoại bang ngang nhiên làm giàu và đạp lên hàng triệu số phận cùng khổ của nhân dân chỉ mang lại sự ổn định cho an ninh chế độ chứ không mang lại sự ổn định của an ninh tâm lý nhân dân.

Cái chỉ tay của con lợn

Trong các loài vật nuôi, lợn có chỉ số IQ cao nhất, cao hơn cả chó, và cũng trong các loài vật nuôi, lợn là loài bị thịt nhiều nhất, thịt lợn là thứ gần như không thể thiếu trên bàn ăn của con người, đặc biệt người châu Á, người Việt. Và hình như trong chính trường, trong thương trường và cả trong hệ thống điều tiết quyền lực có tính dây chuyền của chế độ chính trị Cộng sản xã hội chủ nghĩa, thịt lợn là món gây khoái cảm và ổn định lâu dài. Vậy, đâu là những con lợn của chế độ và ý nghĩa của cái chỉ tay của những con lợn ra sao?

Bế tắc đất đai tại Việt Nam, đâu là chìa khóa?

Cho đến giờ phút này, khi mà số lượng câu chuyện nổi cộm, trục trặc, bi thảm về đất đai xảy ra trên cả nước mỗi ngày có thể tương đương với vụ tai nạn xe, nghĩa là nơi nào đụng đến cũng thấy trục trặc về đất đai, có dự án đi qua thì có chuyện để buồn về đất đai, ngay cả mua – bán trên thị trường nhà đất cũng có trục trặc… Đáng sợ hơn là các vụ nổi cộm đất đai ngày càng có dấu hiệu bạo động, bạo lực và máu lạnh hơn, phức tạp hơn. Điều này do đâu? Và liệu có chìa khóa để mở cái còng này ra hay không?

Tại sao nhà độc tài sợ nhà văn?

Với kẻ độc tài, trong mắt họ, nhà văn, hoặc là phải cúi đầu cung phụng họ, hoặc là kẻ thù, không hơn không kém. Và nhà độc tài luôn sợ nhà văn, vì sợ nên họ bằng cách này hay cách khác biến nhà văn thành thứ tôi đòi, hoặc giả một thứ tù nhân, và nếu không làm được như vậy, đương nhiên chỉ còn một cách khác, làm cho nhà văn đó thất sắc

Hoan hô lương tri nhân loại

Cho đến giờ phút này, cho dù Nga thắng hay thua, thì dường như tháng năm rực rỡ hay oanh liệt gì đó của Putin chỉ có thể đếm ngược từng ngày, từng giờ, vì sao? Vì ông ta đã chơi trò chơi dại dột nhất trong cuộc đời một chính khách: Chọc gậy vào lương tri nhân loại.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon