You are here

Blog của VietTuSaiGon

Bế tắc đất đai tại Việt Nam, đâu là chìa khóa?

Cho đến giờ phút này, khi mà số lượng câu chuyện nổi cộm, trục trặc, bi thảm về đất đai xảy ra trên cả nước mỗi ngày có thể tương đương với vụ tai nạn xe, nghĩa là nơi nào đụng đến cũng thấy trục trặc về đất đai, có dự án đi qua thì có chuyện để buồn về đất đai, ngay cả mua – bán trên thị trường nhà đất cũng có trục trặc… Đáng sợ hơn là các vụ nổi cộm đất đai ngày càng có dấu hiệu bạo động, bạo lực và máu lạnh hơn, phức tạp hơn. Điều này do đâu? Và liệu có chìa khóa để mở cái còng này ra hay không?

Tại sao nhà độc tài sợ nhà văn?

Với kẻ độc tài, trong mắt họ, nhà văn, hoặc là phải cúi đầu cung phụng họ, hoặc là kẻ thù, không hơn không kém. Và nhà độc tài luôn sợ nhà văn, vì sợ nên họ bằng cách này hay cách khác biến nhà văn thành thứ tôi đòi, hoặc giả một thứ tù nhân, và nếu không làm được như vậy, đương nhiên chỉ còn một cách khác, làm cho nhà văn đó thất sắc

Hoan hô lương tri nhân loại

Cho đến giờ phút này, cho dù Nga thắng hay thua, thì dường như tháng năm rực rỡ hay oanh liệt gì đó của Putin chỉ có thể đếm ngược từng ngày, từng giờ, vì sao? Vì ông ta đã chơi trò chơi dại dột nhất trong cuộc đời một chính khách: Chọc gậy vào lương tri nhân loại.

Du lịch Việt Nam hậu Covid-19, câu chuyện đau đầu

Nói du lịch sau Covid-19 là câu chuyện đau đầu hình như có nói bớt, nói giảm đi một chút, mà phải nói là nền kinh tế Việt Nam sẽ là câu chuyện đau đầu. Nhưng, điều này sẽ biểu hiện rõ nét nhất ở du lịch, bởi ba yếu tố: Hành xử của chính quyền; Tâm tính nhân dân và; Kinh tế chết lâm sàn.

Hất ra đá vô rồi lại hất ra

Tình trạng phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam có thể tóm gọn trong mấy chữ này: Hất ra đá vô rồi lại hất ra. Bởi cho đến lúc này, chẳng có gì khác ngoài chuyện chính phủ dồn dập cách ly, giãn cách, giới nghiêm như lên đồng, rồi chính phủ thả lỏng đi chơi lễ, rồi chính phủ lại giới nghiêm toàn thành phố như lên đồng, rồi chết chóc, rồi lại thả lỏng, rồi lại sống chết mặc bây như lúc này.

Vaccine cho trẻ em 5 tuổi +, vì cái gì?

Đời sống, hai chữ nghe giản dị ấy lúc này chẳng giản dị một chút nào. Bởi có hàng trăm mối tác động đến tương lai người dân, và có vẻ như những ngày này, mỗi ngày bước ra đường là một câu hỏi, những câu hỏi tưởng chừng không bao giờ xảy ra nhưng nó đang xảy ra trên đất nước này!

Những câu hỏi về dân quyền, nhân quyền, tự do công dân, có vẻ như không cần nhắc đến lúc này, bởi nó quá xa xỉ và còn lâu dài lắm chúng ta mới chạm được nó.

Hai cú đột phá của hai ông trùm

Nói gì thì nói, đến thời điểm này, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng là trùm của các trùm, có lẽ hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Tô Lâm là hai ông trùm chỉ dưới một người mà trên triệu người trong hệ thống quyền lực đảng. Và cũng có thể đoán rằng, chức danh Tổng Bí Thư sẽ nằm trong tầm cạnh tranh giữa ông Lâm và ông Phúc, khả năng rơi vào tay Vương Đình Huệ hay Phạm Minh Chính là rất thấp. Bởi chí ít, đến lúc này, cuộc chạy đua và test thử nghiệm quyền lực của cả hai ông khá là ngoạn mục, khác xa sự mờ nhòa của Huệ cũng như càng làm càng rối của Chính.

Những kẻ phản phé dân chủ

Cho đến lúc này, mặc dù có xuất phát điểm cùng lúc và có nhiều điều kiện để phát triển hơn thanh niên dân chủ các nước khu vực, nhưng gần như tình trạng dân chủ của Việt Nam vẫn dẫm chân tại chỗ và ngày càng bị câu thúc, đi vào chỗ khó khăn, thúc thủ tứ phía. Và để nói về dân chủ Việt Nam, đến lúc này, có thể nói rằng rơi vào tình trạng “không có gì” bởi quá nhiều xung lực phản dân chủ trong chiếc áo dân chủ. Vậy những xung lực đó là gì?

Đôi khi nhìn sự phát triển xã hội chỉ thông qua một số hình ảnh điển hình là đủ. Nhiều nhà nghiên cứu thị trường chọn các khu chợ để điều nghiên và cho kết quả khá tương thích với thực tế. Và một số nhà xã hội học, nghiên cứu văn hóa lại chọn hình ảnh Cò để so sánh mức độ phát triển hay thụt lùi của đất nước. Vậy chọn ra sao và so sánh dựa trên tiêu chuẩn nào?

Ai đi đâu về đâu?

Hình như đây là câu hỏi không chỉ riêng Việt Nam trong lúc này, sau đại dịch cúm kinh hoàng có gốc gác từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, thế giới trở nên thay đổi, đơn điệu, hoang mang, bất an và cô tịch. Nỗi cô tịch đến từ bên ngoài và cả bên trong mỗi con người, cô tịch trước thế giới trắc ẩn và ba đào, cô tịch trước sự trống vắng của tâm hồn, cô tịch trước những chính sách khô khan, phi nhân tính và lạnh lùng của các nhà quản trị độc tài, độc đoán. Có lẽ người dân các nước tiến bộ, văn minh sẽ đỡ cô tịch hơn người dân các nước có nền chính trị độc tài, chắc chắn là vậy rồi!

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon