Câu hỏi cần đặt ra lúc này là ai sẽ là nhà thầu xây dựng sân bay Long Thành nếu nó chính thức thi công? Bởi chắc chắn một điều là cho dù có cả trăm ngàn sự phản đối, nó vẫn được xây dựng một khi nó được đặt lên làm công trình “trọng điểm quốc gia” của đảng. Và đương nhiên, khi trung ương đảng đã thông qua, đã chia chác phần trăm lợi nhuận thì chuyện trình ra quốc hội chỉ là trò diễn cho vui, giết thời gian. Và một câu hỏi nữa cần đặt ra là tất cả các sự cố Tân Sơn Nhất, đặc biệt là hai sự cố mất điện hệ thống UPS vào tháng 11 năm 2014 và tình trạng nhiễu sóng trong hơn hai giờ đồng hồ vào sáng ngày 16 tháng 6 năm 2015 bởi bị một “tầng số lạ”. Vấn đề này nói lên điều gì?
Ở câu hỏi thứ nhất, ai sẽ là nhà thầu xây dựng sân bay Long Thành khi nó bắt tay vào thi công? Câu trả lời sẽ là ai, ông quan nào dám đứng ra bảo đảm sẽ không có hơn 70% công trình thuộc vào phần thi công của người Trung Quốc. Bởi chuyện này đã thành thông lệ, nhà thầu Trung Quốc luôn bỏ thầu cực thấp, thấp đến mức các nhà thầu phương Tây, các nhà thầu Nhật chỉ còn nước lắc đầu, lè lưỡi để bỏ của chạy lấy người.
Trong khi đó, với ngân sách quá mỏng, không thể nào dồn hết cho sân bay Long Thành, xây dựng bằng cách huy động nguồn vốn nhân dân, nguồn đầu tư trái phiếu và nghe đầy vẻ “làm tới đâu tính tiếp tới đó” như vậy, chắc chắn nhà thầu nào bỏ thầu thấp sẽ đắc lợi. Bởi nhà cầm quyền luôn đưa ra lý lẽ “ngân sách chúng ta còn yếu, nhà thầu này xây dựng sẽ dư ra một khoản tiền lớn cho ngân sách quốc gia”. Và đương nhiên là nhà thầu Trung Quốc sẽ là kẻ “làm dư được khoản ngân sách quốc gia đáng kể”, sẽ thắng thầu.
Chuyện này không còn là chuyện đoán mò nữa mà là thực tế. Kinh nghiệm xây dựng èo ọp, làm trước hỏng sau của hàng loạt công trình nhiệt điện trên khắp đất nước Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc xây dựng. Không những vậy, công nghệ của họ quá lạc hậu, thuộc về thế kỉ trước hoặc trước nữa, thế giới đã ném vào sọt rác, họ không có sọt rác để bỏ, mang sang Việt Nam để bán với giá hời, giới lãnh đạo Việt Nam lại có cái để tư túi, họ cũng bán được rác và người chịu trận duy nhất là nhân dân, từ đường sá, thủy điện, nhiệt điện đều có bàn tay người trung quốc nhúng vào nhờ khả năng bỏ thầu rẻ, biết chia chác, biết xài phong bì đúng chỗ của họ.
Sắp tới đây, sẽ rất khó mà đoán rằng nhà thầu Trung Quốc chiếm được bao nhiều phần trăm gói thầu xây dựng sân bay Long Thành. Nhưng, có hai biểu hiện làm cho mối nghi vấn này dễ dàng được làm rõ, đó là hai sự cố liên quan đến vấn đề tầng số phát sóng không lưu của cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Cũng xin nói thêm, hệ thống UPS là một hệ thống đảm bảo tuyệt đối không mất điện 100%, hoạt động 24/24h của tân sơn Nhất. Có bất kỳ sự cố nào về điện đều có những máy phát điện dự phòng trong chớp nháy và khó mà có chuyện mất điện cục bộ diễn ra trong vòng 30 giây chứ đừng nói đến vài phút hay vài giờ đồng hồ. Trong khi đó, sự cố mất điện ở hệ thống UPS Tân Sơn Nhất vào tháng 11 năm 2014 diễn ra trong thời gian vài giờ đồng hồ. Sau đó, sự việc được kết luận do sân bay cũng tương đối cũ kĩ, mọi hệ thống đã có dấu hiệu trục trặc. Và cũng có vài con tốt thí trong chuyện này.
Thử hỏi, một cảng hàng không quốc tế của nhà nước quản lý, trong đó có đội bay trọng điểm thuộc Sky Team mà chuyện điện nước nghe ò e như vậy nghe có hợp nhĩ? Tiêu chuẩn để vào Sky Team cũng như tiêu chuẩn để Sky Team đáp xuống một cảng bay nằm ở đâu? Liệu có một bàn tay nào đằng sau sự cố UPS Tân Sơn Nhất năm 2014?
Và chưa đầy nửa năm sau đó, sự cố “tầng số lạ” khống chế sóng không lưu của Tân Sơn Nhất hàng giờ, làm cho nhiều máy bay phải lượn vòng chờ lệnh đáp vào ngày 16 tháng 6 năm 2015, lại cũng Tân Sơn Nhất! Rõ ràng có một điều gì đó không bình thường ở sân bay này? Và theo logic này, một khi những hoạt động quan trọng nhất, quyết định tính sống còn của một sân bay, đó là điều khiển không lưu lại liên tục bị sự cố như vậy, lý do tồn tại của sân bay này nghe ra có vẻ quá thấp!
Trong lúc đó, ở quốc hội, người ta vẫn đang cãi chày cãi cối với nhau về vấn đề xây dựng hay không xây dựng sân bay Long Thành. Nhưng trên thực tế, sân bay Long Thành đã lên mâm lên dĩa cả rồi, việc bắt tay xây dựng nó chỉ là thời điểm hợp lý nhất và việc này chỉ bị trì hoãn khi nhân dân đồng loạt biểu tình phản đối, thậm chí chống đối. Nhưn g chuyện này nghe có vẻ khó xãy ra trong lúc này!
Trở lại sự cố UPS và bị “tầng số lạ” cưỡng bức trong vòng vài giờ đồng hồ trong chưa đầy sáu tháng tại Tân Sơn Nhất. Nếu xâu chuỗi sự vụ, sẽ thấy nó rất trùng hợp với thời điểm mà phái ủng hộ xây dựng sân bay Long Thành áp đảo so với phái phản đối xây dựng Long Thành trong quốc hội. Điều này làm cho nhiều người thắc mắc, đặt câu hỏi: Liệu có “bàn tay lạ” nào đó nhúng vào các sự cố ở Tân Sơn Nhất? Và đó có phải là ,một trong những chiêu trò để dẫn đến kết luận Tân Sơn Nhất đã cũ kĩ, cần phải có một cảng bay mới thay thế. Cảng bay mới đó là chỗ nào, chắc không cần bàn thêm!
Vấn đề cần bàn là sau Tân Sơn Nhất, sẽ có những đài không lưu nào bị phá sóng bởi “tầng số lạ”? Và đến bao giờ tầng số lạ đó trở nên quen thuộc, để rồi nó thay thế mọi tầng số đang dùng hiện nay? Đó không còn là chuyện nói chơi nữa rồi!
Bài bình luận gần đây