You are here

Blog của VietTuSaiGon

Tết Bính Thân, năm Bính Thân…

Loay hoay làm ăn, kiếm sống, thời gian trôi như tên lao, vèo một cái, năm lại qua năm, Tết đến, mọi lo toan, háo hức, buồn tủi, hoan hỉ… đều hiện rõ trên khuôn mặt từng người, tùy vào hoàn cành và số phận riêng. Nhưng, hình như đại đa số người Việt không thuộc diện giàu có, quan chức lại có một mẫu số chung, đó là Tết đến, sự mặc cảm hiện ra rất rõ. Vì sao đại đa số người Việt lại tỏ rõ sự mặc cảm của mình trong dịp Tết đến? Và sự mặc cảm này nói lên điều gì? Quan trọng nhất là đến bao giờ đại bộ phận nhân dân Việt Nam hết mặc cảm?

Một cú áp phe ở đại hội 12 đảng CSVN

Cho đến lúc này, mọi chuyện dường như đã rõ, đại hội 12 đảng CSVN không nằm ngoài một vấn đề căn cốt của CSVN, đó là giữ đảng và chia chác quyền lực. Và cũng đến thời điểm hiện nay, có thể nói rằng cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều thành công. Không có ai thất bại trong cuộc chơi này của họ, chỉ có nhân dân là thất bại và thiệt thòi nhiều nhất, một kiểu thiệt thòi bị mất gà trong lúc xem tuồng.

Vì sao lại nói rằng cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều thành công? Và nhân dân thiệt thòi như thế nào để gọi là mất gà trong lúc xem tuồng?

Cụ rùa chết và đại hội 12 đảng CSVN

Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam bước vào ngày thứ hai với nhiều ẩn số và cũng nhiều dự đoán bên ngoài nhưng chắc chắc những dự đoán chỉ là những dự đoán. Cụ rùa hồ Gươm chết nổi lềnh bềnh khiến cả nước xôn xao. Đó là những câu chuyện có thật!

Và cũng đến lúc giở một quẻ xem cái chết của cụ rùa có liên quan gì tới đất nước, vận mệnh dân tộc. Liệu việc xem qủe này có chính đáng? Và giữa cái chết của cụ rùa, với đại hội 12 tốn kém hàng núi tiền cũng như những em bé miền núi phải ăn cơm với muối rang gừng mỗi ngày để cầm hơi mà học có mối liên hệ gì?

Những phiên bản đại hội 12 đảng CSVN

Hiện tại, cuộc chơi của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) là một cuộc chơi của những phiện bản và không có bất kỳ một phiên bản nào là ổn định cho dù nó định vị mọi thứ từ ghế ngồi, chức danh cho đến quyền lực sau đại hội 12 này. Vì sao nói đại hội 12 là đại hội của nhiều phiên bản?

Sau bốn mươi đêm giao thừa

Đêm giao thừa, khoảnh khắc chuyển đổi, bắt nhịp giữa năm cũ và năm mới, giữa cái đã qua và cái sắp tới… Đây cũng là khoảnh khắc mà người ta lắng đọng nhất trong nỗi vui mừng, hồ hởi của mình. Việt Nam, kể từ ngày tôi sinh ra đến nay, đã sau bốn mươi đêm giao thừa.

Bỏ qua khoảng tuổi thơ với những ngày cùng mẹ từ ba, bốn giờ sáng đi xếp hàng nhận lương thực tem phiếu hằng tháng. Tôi thử nhìn lại quê hương mình, nơi tôi chôn nhau, cắt rốn và lớn lên đã thay đổi ra sao?

Kịch bản giả thuyết của đại hội 12 đảng CSVN

Chuẩn bị đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, đây cũng là thời điểm vở kịch quyền lực lên cao trào. Có rất nhiều ý kiến nhận định khác nhau từ giới quan sát và có vẻ như lần này hoàn toàn khác, từ lâu, bộ sậu tứ trụ triều đình Cộng sản đã soạn sẵn một vở kịch hoàn toàn ngược với dự đoán của nhiều người.

Đàn ông Việt với quán nhậu, gái gọi và Tân Hiệp Phát

Đàn ông Việt Nam (ngoại trừ một số rất ít biết quan tâm đến xã hội, dân tộc, quốc gia) đã làm được gì sau khi đàn bà đã hy sinh quĩ thời gian quí báu, tuổi xuân để mà cán đán việc gia đình, cho người chồng, người con, thậm chí người em, người anh đi ra xã hội? Thật đáng buồn và xấu hổ khi phải nói rằng đại đa số đàn ông Việt Nam chỉ quan tâm đến tiền, quán nhậu và gái gọi! Câu chuyện con ruồi Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.

Người đi qua đời tôi

Xin mượn tên ca khúc “Người đi qua đời tôi” của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương để thay lời tựa của bài viết này. Một bài viết có tính chất nối ghép những mảnh rời tâm cảm sau một năm dài với không ít những biến cố, một năm dài buồn nhiều hơn vui, một năm dài hoài vọng vào những thay đổi của đất nước, dân tộc, một năm dài làm con ếch ngồi ngóc cổ nơi đáy giếng để mong ngóng sự thay đổi trong khoảng trời xanh nhỏ nhoi trên đầu… Và một năm dài đứng lặng ngắm cây dân chủ Việt Nam đâm chồi nảy lộc, chịu bão táp mưa sa, sấm sét, giông tố và… tạo trầm.

Xét lại khái niệm “Hèn với giặc mà ác với dân”

Đây là khái niệm có lẽ đã rất cũ kĩ trong chế độ Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Chí ít là nó cũng cũ kĩ từ những năm 1988, khi bãi đá Gạc Ma, Trường Sa nhuộm máu của 64 chiến sĩ bộ đội và trên bàn tròn hội nghị nơi đất liền những lãnh đạo Cộng sản Việt Nam vẫn nói cười, bắt tay với lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc.

Bàn về chữ nhục thời bây giờ

Chữ “nhục” hay chữ “vinh” không phải mới có bây giờ. Nếu không nhầm, cặp phạm trù đối lập này có từ thời con người bắt đầu ý thức được mối tương quan giữa bản thân với xã hội chung quanh họ. Đương nhiên tùy vào từng bối cảnh, hoàn cảnh mà cặp phạm trù này mang những cái tên khác nhau. Nhưng xét về mặt ý niệm, khái niệm, có lẽ không có gì khác.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon