You are here

Blog của VietTuSaiGon

Từ bao cao su qua sử dụng đến đập cao su quá hạn

Chúng ta đang sống trong thời đại cao su, thời gian cao su, lời hứa cao su, gạo cao su, thạch lựu cao su, trà trân châu cao su… và chính trị cao su. Chính trị Việt Nam là một loại chính trị với đầy đủ tính chất cao su của nó, từ cái bao cao su đã qua sử dụng của luật sư Cù Huy Hà Vũ cho đến những lời thề cao su kéo từ quốc hội 13 qua quốc hội 14 và cái đập cao su đang treo lơ lửng hàng triệu khối nước trên đầu nhân dân.

Đảng Cộng sản đã làm được gì cho nhân dân?

Vài tháng trở lại đây, dường như tin tức Việt Nam xoay quanh bốn vấn đề: Những cuộc đấu đá chính trị của trung ương đảng Cộng sản Việt Nam; Tình hình nắng hạn và nhiễm mặn trên khắp cả nước; Những trận đấu tố của nhà cầm quyền nhắm đến các ứng viên tự do và; Biển Đông trở thành sân nhà của Trung Quốc trong lúc nhà cầm quyền Cộn sản Việt Nam bận tâm cho chỗ ngồi quyền lực. Và, nếu nhìn vào tất cả các sự việc trên đây, người ta có thể thốt lên rằng: Trời ơi, vậy thì người dân được gì?!

Minh Béo bị bắt là giọt nước tràn ly?

Hơn tuần nay, dư luận trong nước bỗng dưng sôi lên vì câu chuyện nghệ sĩ trẻ Minh Béo bị bắt tại Mỹ vì cáo buộc xâm hại tình dục trẻ em. Câu chuyện kéo theo hai luồng dư luận trái chiều: Số đông cộng đồng mạng ném đá, thậm chí nguyền rủa Minh Béo đã làm ô danh người Việt Nam và; Một số rất ít người thông cảm, thương cảm đối với Minh Béo.

Ông nào nói chia tay cũng vậy thôi!

Dường như hầu hết các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam khi về hưu hay sắp mất chức cũng có những hành động phá bĩnh, cũng nói quá một chút những việc mà lúc đương chức dù có biết, có đủ khả năng làm họ cũng không bao giờ nhắc đến. Cái sự nói quá kiểu như Nguyễn Sinh Hùng thì chép miệng nói rằng “với hàng trăm khoản thuế như vậy thì dân làm sao sống nổi!” hoặc “cơ quan hành chính của chúng ta làm việc quá rườm rà, thủ tục quá phức tạp”. Hay ông Nguyễn Tấn Dũng nói về vấn đề sống tử tế, nói về đặt để cấp quản lý chưa phù hợp.

Thế nào là phản động? Ai phản động?

Thời gian bầu cử quốc hội cũng không còn xa. Đương nhiên, tại Việt Nam, ngoại trừ những ứng viên tự ứng cử đã có những cuộc vận động tranh cử ở một số nơi và thông qua mạng internet. Cách vận động này hoàn toàn hợp pháp và có cơ sở, chẳng có gì là sai luật bầu cử. Tuy nhiên, phía nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã có những động thái nhằm loại bỏ các ứng viên tự do. Nguyên nhân của các động thái này vẫn chưa rõ và sẽ không bao giờ được làm rõ trong chế độc độc tài. Nhưng dường như ai cũng có thể hiểu được nguyên nhân của nó.

Nhức nhối chuyện giáo dục ở Việt Nam

Việt Nam là nước nghèo, dù đứng trên góc độ nào vẫn không thể chối bỏ thực trạng nghèo khổ và lạc hậu. Nhưng đáng sợ hơn cả là đất nước hình chữ S này lại gánh chịu trên đôi vai vốn gầy gò của mình cái gánh y tế và giáo dục quá tồi, hỏng hóc và vô luận. Chỉ có thể nói vậy!

Ngày 8 tháng 3 và thân phận người phụ nữ

Hiện nay, trên thế giới gồm hai trăm lẻ tư quốc gia, chỉ có hai mươi tám quốc gia tổ chức rầm rộ ngày Quốc tế Phụ nữ. Những quốc gia này có thể khác nhau về thể chế chính trị nhưng có một điểm chung, đó là những quốc gia độc tài và người phụ nữ chịu những thiệt thòi, bất công và áp bức nặng nề nhất trong lịch sử phát triển loài người. Và khi thế giới tiến bộ đã tẩy chay một cách tuyệt đối đối với ngày 8 tháng 3 thì những quốc gia độc tài vẫn dùng ngày 8 tháng 3 như một thứ vũ khí tuyên truyền hiệu dụng nhất.

Chuyện đầu năm xứ Việt, ai vô văn hóa hơn ai?

Đầu năm, bắt đầu từ mồng Một tháng Giêng, câu chuyện đầu năm xứ Việt có vẻ như không giống xứ nào bởi có quá nhiều chuyện để kể và càng kể càng thấy sợ. Từ chuyện các lễ hội cho đến chuyện đi chùa xem bói, đi chùa xin lộc, đến đền miếu vay vốn cõi âm rồi ngày thơ Việt Nam, dâng bánh chưng nặng vài tạ cho mẹ bác Hồ… Kính thưa các loại lễ. Đó là chưa muốn nói đến số lượng người chết, bị thương vì đi chơi Tết, gặp tai nạn xe, đánh nhau, cướp lộc, tranh lộc, đâm chém nhau vì lộc… Dường như chuyện nào cũng nổi cộm.

Từ thị trường lộc đầu năm béo bở

Mùa Xuân 1979 và mùa Xuân 2016

Những con người sống sót qua khói lửa chiến tranh năm 1979 ở biên giới phía Bắc Việt Nam nay về đâu? Làm gì? Và thời gian có làm thay đổi được số phận chất ngất nỗi đau mất mát, làm lành vết thương lòng của họ hay không? Đó là những câu hỏi mà tôi muốn tìm câu trả lời dù rất mảy may chính xác trong bài viết này.

Tết và lạnh lùng tương lai Việt

Đầu Xuân, rủ bạn bè làm một chuyến du khảo Đà Nẵng, Hội An, Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh… Và mai mốt là Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, lục tỉnh miền Tây… Nhưng đi nửa chừng, mới qua Đà Nẵng, Hội An, sắp bước vào đất Hà Tĩnh thì chẳng còn muốn đi thêm nữa. Cảm giác lạnh lùng, trống rỗng và đôi khi sợ hãi hiện ra càng thêm rõ. Nổi trội hơn có lẽ là cảm giác lạnh. Cái lạnh đến từ bên trong tâm hồn chứ không phải những trận rét của thiên nhiên. Tự dưng, một câu hỏi ám ảnh: Người Việt đã lạnh lùng từ bao giờ? Và tương lai Việt đi về đâu?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon