You are here

Blog

Cờ Đài Loan, quyền Việt Nam

Lá cờ của Đài Loan phấp phới ở Bình Dương, Việt Nam, có lẽ không qua được 72 tiếng đồng hồ, nhưng bản thân sự có mặt của nó như là một cuộc kháng chiến không mệt mỏi về chủ quyền của mình.

2 ngày sau khi có tin hãng gỗ Kaiser ở Khu Công Nghiệp Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương được treo cờ Đài Loan để phân biệt với các công ty trung Quốc trong khu vực này, nhằm tránh các cuộc biểu tình bao động nhằm vào Trung Quốc, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã giận dữ yêu cầu Việt Nam phải "sửa sai" về việc này. Thông cáo của Bộ ngoại giao Trung Quốc phát đi dõng dạc vào ngày 31/7/2018.

Ảnh của songchi

Thấy gì qua việc nhiều tướng công an, quân đội bị kỷ luật?

Song Chi.

Trang Việt Nam thời báo đưa lên «Danh sách 13 tướng lĩnh bị bắt, kỷ luật, kiểm điểm thời gian gần đây” trong đó có:

EVFTA: VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

Lợi ích từ Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, là khó có thể bàn cãi. Một đánh giá tác động thực hiện bởi Ủy ban Châu Âu (EC) chỉ rõ Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhất trong các nước ASEAN nếu Hiệp định đi vào hoạt động, với mức tăng thêm về xuất khẩu là 35%, về tăng trưởng GDP là 15% và lương bổng cho người lao động là 13%.

Ảnh của nguyenvubinh

Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (tiếp theo và hết)

     …

    - Hàng hóa bị tăng thuế không bán được dẫn tới sản xuất bị đình trệ, công nhân mất việc làm, doanh nghiệp phá sản. Một số mặt hàng bị áp thuế trong cuộc chiến tranh thương mại rơi vào tình trạng này, đây là hệ lụy trực tiếp nhất.

Ảnh của nguyenhuuvinh

“Nỗi oan của một linh mục” và bài học với cộng sản – Phần 2

Linh mục không có đạo?

Câu chuyện “Linh mục không có đạo” bắt đầu từ việc trang web của HĐND Tỉnh Hà Tĩnh ghi nghề nghiệp chức vụ hiện tại là Linh mục quản Hạt Nghĩa Yên, Đức Yên, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Thế nhưng phần tôn giáo lại ghi là “Không”.

Với những người thuộc thế hệ chúng tôi, việc oái oăm để có hiện tượng “Linh mục không có đạo” là điều không khó hiểu.

Vì sao Trương Minh Tuấn vẫn nguyên chức Phó Ban Tuyên giáo TW?

Vấn đề mấu chốt nhất, nếu chúng ta biết rằng Thứ trưởng Công An Tô Lâm và Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn trước Đại hội 12 đảng CSVN đều nhăm nhe chiếc ghế Bộ trưởng hai bộ vừa kể. Song Quan trọng là, để đạt được mục đích đó thì 2 ứng viên này phải chạy vào Ban Chấp Hành Trung ương bằng được đối với tướng Tô Lâm để lọt vào Bộ Chính trị, cũng như chạy Ban Tổ chức Trung ương để trúng Ủy Viên Trung ương bằng mọi giá đối với Trương Minh Tuấn. Mà nói đến việc chạy vào các vị trí đó thì phải cần rất nhiều tiền, như triết lý " Cái gì không mua được bằng tiền, thì phải mua bằng rất nhiều tiền" của ông trùm mafia Năm Cam. Động cơ đó chính là nguồn cơn của phi vụ MobiFone mà AVG, chắc chắn số tiền chạy chọt đó đã nằm gọn trong túi các quan chức cỡ lớn trong đảng. Vì thế, nếu việc xử lý vụ việc mua AVG đến nơi đến chốn như Đinh la Thăng thì lấy gì đảm bảo rằng các bí mật đó không bị Trương Minh Tuấn bật mí?

Chính trị nội bộ đảng qua trường hợp Trương Minh Tuấn 

Trong chế độ một đảng, không phải lá phiếu cử tri mà kỷ luật đảng mới là thứ quyết định sinh mệnh chính trị của chính khách.

Việt Nam là một trường hợp như thế, nơi mà đảng cộng sản cầm quyền trừng phạt đảng viên của họ theo 4 mức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. 

Ảnh của nguyenvubinh

Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (tiếp theo)

     …

     - Trục lợi trong các chính sách kinh tế cũng làm biến dạng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Các chính sách kinh tế trong nền kinh tế thị trường có tác dụng làm phẳng bớt chu kỳ kinh doanh cũng như giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình phát triển các ngành nghề trong nền kinh tế. Nhưng các chính sách kinh tế của Việt Nam được đưa ra và thực hiện vì lợi ích nhóm, nhằm trục lợi thông qua chính sách càng làm cho nền kinh tế vốn đã khó khăn càng sốc, nghẹn và co giật triền miên.

Mẹ của Trần Hoàng Phúc "gia đình sẽ đồng hành đến cùng với Phúc"

Sau phiên tòa ngày 10/7 xử 3 nhân vật Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc, thì đến cuối tháng 7, nhân vật cuối cùng trong nhóm mới được thăm nuôi và gặp mặt thân nhân trước khi bị chuyển sang trại giam.

Ngày 19/7/2018, gia đình Phúc đã vào Trại tạm giam số 1 gặp mặt.

Trang

Subscribe to RSS - blog