You are here

Blog của nguyenvubinh

Ảnh của nguyenvubinh

Về việc canh, chặn người hoạt động và đấu tranh ở Việt Nam

     Những người hoạt động môi trường, hoạt động từ thiện và hoạt động nhân quyền cũng như người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam ngoài việc phải đối diện với việc bắt bớ, giam cầm, tù đày và đánh đập còn phải chịu một hình thức đàn áp rất thô thiển, đó là việc họ bị canh, chặn tại nhà của mình khi nhà cầm quyền thấy có bất cứ sự việc, hay dấu hiệu nào mà họ cho rằng cần ngăn cản và cấm đoán. Việc ngăn cản bằng hình thức canh, chặn ở nhà người hoạt động, đấu tranh đã có từ rất lâu rồi.

Ảnh của nguyenvubinh

Hãy cứu giúp Lê Anh Hùng!

       Lê Anh Hùng là một dịch giả, và là nhà báo viết blog cho Ban Việt ngữ Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Anh đồng thời tham gia phản biện xã hội, và đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ ở Việt Nam. Trong suốt nhiều năm, Anh đã tố cáo một quan chức cao cấp trong đảng và nhà nước Việt Nam trong một vụ việc có liên quan tới gia đình Anh. Vì việc tố cáo nhiều năm, nhiều lần không được giải quyết, Anh đã có hành động giương biểu ngữ tạo sự chú ý để sự việc tố cáo của Anh được giải quyết.

Ảnh của nguyenvubinh

Sức ép công khai hóa và vấn đề tuyên truyền của đảng qua vụ việc đột quỵ của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (tiếp theo và hết)

     …

     Đảng cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam đang phải đối diện với sức ép công khai hóa nói chung và công khai hóa trong vụ việc về tình hình sức khỏe của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước. Sức ép công khai hóa có những lý do và phương diện sau.

Ảnh của nguyenvubinh

Sức ép công khai hóa và vấn đề tuyên truyền của đảng qua vụ việc đột quỵ của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (tiếp theo)

     …

     Đối với các quốc gia dân chủ, người dân bầu lên các lãnh đạo nhà nước, họ cần được biết thông tin về sức khỏe người họ đã bầu, người cần có đủ sức khỏe để lãnh đạo quốc gia. Trong trường hợp người lãnh đạo đột ngột mắc bệnh, họ cũng cần được biết tình trạng sức khỏe của những người đó, để có thể yên tâm những người này vẫn có đủ sức khỏe lãnh đạo nhân dân, đất nước. Nhưng đối với các quốc gia cộng sản, trong đó có Việt Nam, lại ra một quy định pháp luật thông tin về sức khỏe của lãnh đạo là bí mật quốc gia?!? Vấn đề này nói lên điều gì và cần được giải thích ra sao?

Ảnh của nguyenvubinh

Sức ép công khai hóa và vấn đề tuyên truyền của đảng qua vụ việc đột quỵ của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (tiếp theo)

         …

     Chiều ngày 15/4, khi bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Lê Thanh Hải (cựu bí thư thành phố HCM) vào thăm, ông Trọng đã tỉnh, ăn cháo được 7 hay 8 thìa. Ông Trọng nói muốn về Hà Nội (ý cũng lo xa có gì còn gặp vợ con). Các bác sĩ động viên là bệnh không có gì, nằm nghỉ ngơi sẽ lành như vết đứt tay chảy máu cần để yên cho se miệng.

Ảnh của nguyenvubinh

Sức ép công khai hóa và vấn đề tuyên truyền của đảng qua vụ việc đột quỵ của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

     Trong vòng hơn một tuần qua, mạng xã hội và dư luận Việt Nam đã xôn xao với tin đồn về việc đột quỵ (có cấp cứu) của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước trong chuyến công tác đến Kiên Giang ngày 14/4 vừa qua. Trong khi đảng và nhà nước không hề có một thông báo, thông tin nào về vụ việc này thì mạng xã hội và dư luận liên tục đưa ra các thông tin xung quanh vụ việc. Đã có rất nhiều tin đồn liên quan đến vụ việc, thậm chí cả những giả thiết về nguyên nhân cũng được đưa ra.

Ảnh của nguyenvubinh

Các yếu tố dẫn tới biến cố 19/8/1945 và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (phần 1)

     Có thể nói, những thay đổi tình hình chính trị thế giới có ảnh hưởng, tác động lớn tới tình hình chính trị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Việt Nam sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới sự đô hộ của Pháp đã có những biến chuyển rất sâu rộng và mạnh mẽ, khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai mới bắt đầu. Thực dân Pháp thua trận tại châu Âu, và tại Đông Dương, Pháp đã đầu hàng Nhật để Nhật đem quân vào chiếm đóng Đông Dương. Đông Dương là một thuộc địa đặc biệt của đế quốc Nhật, nơi chính quyền thuộc địa của một nước Tây Phương không bị người Nhật thay thế.

Ảnh của nguyenvubinh

Các đảng phái chính trị Việt Nam trước biến cố 19/8/1945 (tiếp theo và hết)

     ...

     2/ Các chính đảng quốc gia không có được sự hậu thuẫn của một lực lượng có tiềm lực với sự chính đáng, chính danh

Ảnh của nguyenvubinh

Các đảng phái chính trị Việt Nam trước biến cố 19/8/1945 (phần 1)

     Từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đến trước biến cố tháng Tám năm 1945, trong phong trào yêu nước Việt Nam (ở cả trong nước và hải ngoại) đã xuất hiện một số chính đảng với những tư tưởng và phương thức tổ chức khác nhau. Xét theo tiêu chí chính đảng, các chính đảng ở Việt Nam chỉ xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Tuy nhiên, trước đó đã có những tổ chức chính trị mang màu sắc của một đảng chính trị hiện đại.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenvubinh