Đào Trung Đạo, RFA
Đọc bài “Thái độ & Chế độ” của blog-sĩ Tưởng Năng Tiến tôi – có lẽ không chỉ riêng cá nhân tôi - “cha chả sương mà sáo” (sao mà sướng)! Chứng cớ hầu hết những ý kiến phản hồi, nhất là ý kiến của một độc giả nữ còn nhớ được kỷ niệm về nụ cười trên môi của nữ tiếp viên hàng không VN trước đây dù vào thời điểm trước 1975 độc giả nữ này chỉ mới học lớp 6 lớp 7, đều rất tán thưởng bài viết của blog-sĩ họ Tưởng. Riêng phần tôi, trộm nghĩ: về hiện tượng nụ cười biến mất trên khuôn mặt người nước ta - ở Miền Bắc từ sau năm 1954 và ở Miền Nam sau năm 1975 – cũng còn có đôi điều có thể lạm bàn.
Trước hết ta thử đọc lại đoạn văn trích dẫn sau đây của nhà bỉnh bút Tqân Nam tử tức Nguyễn Văn Vĩnh viết cách nay đã gần một thế kỷ:
“An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang. Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền . Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thảy không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi. Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền . Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thảy không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi.” (Đông Dương Tạp chí, 1913)
Kể cũng lạ là vào những năm đầu thế kỷ 20 nước ta còn dưới sự đô hộ của thực dân Pháp mà dân ‘An Nam ta’ vẫn giữ được nụ cười theo như nhận xét của cụ Nguyễn! Dân ta thời bấy giờ tất nhiên ai cũng hiểu rằng mình là dân nô lệ nhưng trong hoàn cảnh nào cũng vẫn cứ ‘thế nào cũng cười’ khiến nhà bỉnh bút Tân Nam tử vốn chịu ảnh hưởng xâu đậm Pháp học phải bực mình. Lại thêm ý kiến cho rằng dân ta hay cười chứng tỏ họ là ‘người hiền’ càng làm cho cụ Nguyễn bực mình hơn. Tại sao vậy? Phải chăng nhà trí thức họ Nguyễn phải viết bài bỉnh bút đăng trên Đông Dương Tạp chí về chuyện dân ta ‘thế nào cũng cười’ là có ý nhắc nhở thân phân nô lệ của dân ta mà nhiều người cho rằng thời thế này chẳng qua cũng chỉ là ‘trò phường chèo hết thảy’? Cụ phân trần “Ví dù được y như vậy, thì ra nước An Nam ta cả dân là người hiền. Nếu thế tôi đâu dám đem lời phường chèo mà nhủ người nhếch mép bỏ tính tự nhiên mà làm bộ đứng đắn lại, nghiêm nhìn những cuộc trẻ chơi.” Đọc những giòng kế tiếp trong bài “Gì cũng cười” chúng ta càng thấy rõ ý hướng không những chỉ ‘đánh thức thân phậnnô lệ’ mà còn ‘giáo huấn’ dân chúng phải biết lắng nghe ý kiến người khác nữa. Hẳn có không ít người khi đọc bài văn nói trên đã hiểu lầm ý định của nhà bỉnh bút Tân Nam tử có ý ‘cấm cười’! Phải vậy chăng? Tôi nghi rằng không phải vậy đâu. Nghi vấn này có thể có lời giải đáp nếu như ta đặt hoàn cảnh người viết báo ở giai đoạn những năm đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam: dưới sự kiểm duyệt của người Pháp hẳn không thể thẳng thừng nói lên ý kiến của mình mà phải tìm cách nói ra một cách gián tiếp, phải nói vòng. Ngoài ra trong bài viết này cụ Nguyễn cũng có ý phiền hà việc ‘dân An Nam’ vì có thói ‘gì cũng cười’ nên không chịu chú ý đến ý kiến người khác – nhất là ý kiến của trí thức đăng tải trên những cơ quan ngôn luận – một sự thiếu vắng ý thức dân chủ.
Gần một thế kỷ trước dân ta ‘gì cũng cưới’. Thế còn hiện tại thì sao? Phải chăng dân ta ‘gì cũng khóc’? Trong bài blog của mình Tưởng Năng Tiến đã chỉ ra khá đầy đủ những lý do của việc biến mất nụ cười của dân ta hiện nay cho nên phần này cũng không cần thiết phải lạm bàn thêm.
Gần một trăm năm trước cụ Nguyễn đã quở trách dân An Nam gì cũng cười trước những vấn đề hệ trong thiết thân. Nếu như ngày nay cụ Nguyễn còn sống không hiểu phản ứng của cụ sẽ ra sao trước thái độ vô cảm – một thứ văn hóa im lặng - không những của người dân bình thường mà còn cả của những quan chức đảng viên cọng sản trước những vấn đề sinh tử của đất nước, của dân tộc? Thay vì nụ cười nay là sự im lặng. Chắc cụ Nguyễn không những chỉ bực mình mà còn phải nổi điên lên trước cái ‘thói lạ’ câm nín im ỉm nay. Nếu như cười được cụ Nguyễn nhận định “xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác; có cái láo xược khinh người; có câu chửi người ta” thì sự vô cảm câm nín còn độc ác đến đâu? Phản đối ý kiến “...cười hết cả, cũng là một cách của người hiền” vậy có phải “câm nín hết cả, cũng là mộc cách của người ác”của dân ta hiện nay như nhận xét của đạo diễn Song Chi: “ Ngày càng nhiều những vụ xô xát, án mạng với tính chất ngày càng man rợ mà nguyên nhân nhiều khi chỉ vì va chạm nhau trên đường, vì nạn nhân lỡ ‘nhìn đểu’ nên bị đâm cho bõ ghét hay một câu nói, một món nợ tiền bạc rất nhỏ…Chứng tỏ sự bức xúc, tức tối xã hội bị dồn nén bên trong, không biết làm cách nào để giải quyết, gặp dịp thế là bùng phát thành tội ác.”
Có thể nói kho tàng văn chương trào phúng hài hước của Việt Nam phong phú không kém gì văn chương trào phúng hài hước của nhiều nứớc trên thế giới và điều đó cho thấy dân ta không phải không thích cười. Có điều đa phần truyện hài hước của chúng ta nặng phần tiêu cực hơn tích cực. Phần tích cực thường chỉ thấy ở những truyện hài hước có dính dáng tới tình dục. Tinh thần hài hước của người Việt nhắm tới mục tiêu phê phán, chỉ trích. Chẳng hạn Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến khi bị một vị quan chức cao cấp “Việt gian” ép phải làm giám khảo cho một cuộc thi văn thơ do vị quan này tổ chức đã thốt lên: “Thằng bán tơ kia dở dói ra/Làm cho bận đến lão viên già.” Gọi một quan chức cao cấp của chính quyền thực dân Pháp là “thằng bán tơ” tuy hài hước đấy nhưng không kém khinh bỉ, riễu cợt. Hiện nay ở Việt Nam hàng năm có không biết bao nhiêu lần xét giải văn chương, nào là giải Hồ Chí Minh, giải nhà nước v.v…và việc phát giải này vì quá “lùm xùm” nên gây nhiều dư luận phê phán. Không hiểu “thằng bán tơ” nào đã đứng ra chủ trương những giải văn chương này? Theo thiển ý, “thằng bán tơ” đầu tiên chính là kẻ mang tên giải, và càng về sau lại càng nhiều thằng bán tơ. Nhại cách nói của ông Trương Tấn Sang ta cũng thử phát biểu “Một thằng bán tơ cũng đã nguy hại rồi, huống hồ nay có cả đám thằng bán tơ thì chỉ có chết” chứ không chỉ là “bận đến…” như lời Tam nguyên Yên Đổ.
Nhà bỉnh bút Tân Nam tử cho rằng cười ở đoạn văn trên “thói’, nghĩa là một thói quen chứ không giải thích nụ cười do đâu mà có tuy sau đó lại cho cười là “tính tự nhiên”. Theo chúng tôi nghĩ ở chỗ này Nguyễn Văn Vĩnh đã lẫn lộn thói quen với tính tự nhiên tức là bản chất. Khi đã cho cười là một thói quen tất nhiên đó không phải là một bản chất. Quả thực, theo thiển ý cười là một thói quen, và cái thói quen này do học tập mà có. Học tập nơi gia đình, nơi trường học, ngoài xã hội. Câu hỏi đặt ra: gia đình, trường học, và xã hội Việt Nam ngày nay có tạo hoàn cảnh cho đứa trẻ/học sinh/thành viên xã hội hoc được thói quen tươi cười không? Sự kiện dân ta giờ đây câm nín, vô cảm đủ cho chúng ta câu trả lời. Theo chúng tôi nhận xét, vì gia đình Việt Nam ngày nay phần lớn sống trong tình trạng khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần cho nên khó thấy nụ cười trên môi cha mẹ. Thế nên con cái trong nhà phải sống trong không khí không vui tươi như thế thì làm sao các em được học tập thói quen tươi cười. Nếu đứng quan sát học sinh của những trường từ mầm non đến các trường tiểu và trung học khi vào học hay tan học ta có thấy nụ cười tươi mát trên môi các em học sinh không? Trong lớp học các cô/thầy giáo có khuôn mặt tươi vui, lâu lâu nở nụ cười với học sinh không? Câu trả lời nếu không hoàn toàn là “không” thì cũng là “hiếm khi”.
Nhưng có một điều “lạ” là khi nhìn những tấm ảnh chụp các vị lãnh đạo cao cấp trong các cuộc hội họp, tiếp tân v.v… thì ta lại thấy các vị này luôn luôn nở nụ cười rất rộng trên khuôn mặt khá đầy đặn, đôi khi phì nộn! Như chúng ta biết cười có nhiều loại/dạng thức: cười mỉm chi, cười nhạt, cười ruồi, cười ha hả đắc chí, cười nhoẻn, cười toét miệng, cười cầu tài… Không biết nên xếp nụ cười của cá vị lãnh đạo cộng sảng cao cấp vào loại nào? Theo thiển ý xếp nụ cười của các quí vị ấy vào loại “cười cầu tài/tiền” có lẽ thích hợp hơn cả.
Nhì chung, trong khi trên khuôn mặt đại đa số dân chúng nụ cười đã biến mất thì nụ cười vẫn nở trên môi các quan chức của Đảng cũng như trên môi của giới chân dài khi tạo dáng để chụp hình. Phải chăng họ độc quyền hoàn cảnh, môi trường để thi thố thói quen cười?
Thế nên dân ta nếu muốn có nụ cười trên môi thì cần có môi trường sống lành mạnh để học tập tươi cười. Trong cái không khí câm nín, lạnh lùng, nghi kỵ bao phủ toàn xã hôi hiện nay e rằng hy vọng nụ cười trở lại với dân ta xem ra là bất khả.
Không ít những người từ Việt Nam sang du lịch hoặc định cư ở Mỹ và các nước Âu châu đều đưa ra nhận xét: người dân những xứ này có nét mặt rất tươi vui, ấn tượng. Bình thường nét mặt họ tươi vui và khi giao tiếp thì nụ cười “không mất tiền mua” luôn tươi tắn trên môi họ. Biết bao giờ dân An Nam ta mới được như vậy?
Bài bình luận
toi dong y mot nua
Đoạn trường ... Có thanh
lai noi ve nu cuoi